OCOP Việt Nam giai đoạn 2021-2025: Những định hướng

OCOP - Sau 3 năm triển khai, Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm - (OCOP). đã trở thành một chính sách trọng tâm, có sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành. Trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất các các địa phương trên cả nước; với 4.957 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên của hơn 2.711 chủ thể tham gia…
Phát huy những thành tựu đã đạt được, hứa hẹn giai đoạn 2021-2025 với đề án sắp tới sẽ tạo những đột phá mới, góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung và xây dựng Nông thôn mới nói riêng.

Để làm rõ hơn những định hướng và kế hoạch triển khai của chương trình trong giai đoạn tới, phóng viên OCOP Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh văn phòng, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung Ương.


Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ( Ảnh: Nguyễn Nam)


PV: Thưa ông Nguyễn Minh Tiến

Ông có thể khái quát những kết quả đạt được của chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP giai đoạn 2018-2020? Ông đánh giá về tiến trình thực hiện giai đoạn vừa qua như thế nào?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Xây dựng NTM gắn với mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn, do đó phát triển kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2011-2020. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2021 về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP). Đây là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn trọng tâm, mục tiêu hướng đến phát huy nội lực (sản phẩm, trí tuệ sáng tạo, kỹ năng, văn hóa truyền thống…) nhằm gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Sau 3 năm triển khai, Chương trình đã trở thành một chính sách trọng tâm, có sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất các các địa phương trên cả nước.

Đến nay, cả nước đã có 61/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, đã có 4.957 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 62,3% sản phẩm 3 sao, 35,9% sản phẩm 4 sao và 1,3% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm OCOP 5 (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá, phân hạng và công nhận năm 2020). Hơn 2.711 chủ thể tham gia, trong đó có 37,6% là HTX, 27,7% là doanh nghiệp, 32% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác.

Bên cạnh những kết quả về sản phẩm, Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn, cụ thể là:

- Chương trình OCOP có tiếp cận tổng thể nhằm khơi dậy tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP đa giá trị, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường (ngoài vấn đề lương thực, dinh dưỡng… còn khía cạnh về văn hóa, trách nhiệm với cộng đồng, môi trường sống). Chương trình chú trọng đến phát huy đa giá trị tích hợp của ngành nông nghiệp (không chỉ kinh tế, còn xã hội, môi trường) theo chủ trương chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, chuyển từ trọng cung (năng suất, sản lượng) sang trọng cầu (đa giá trị, chất lượng sản phẩm và tính bền vững). Đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và doanh nghiệp, nhiều sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang; chè Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên; cà phê của tỉnh Sơn La, lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh An Giang….

- Chương trình OCOP đã khơi dậy tinh thần của các chủ thể OCOP trên nhiều khía cạnh, cụ thể như: (1) tư duy về phát triển kinh tế để tiếp cận với thị trường, chú trọng yếu tố về chất lượng; tiêu chuẩn/quy chuẩn, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phát triển sản phẩm về mẫu mã, bao bì gắn với sự tiện lợi, theo yêu cầu thị trường;… (2) nâng cao vai trò của chủ thể với cộng đồng như: tạo công ăn việc làm; bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, đặc sản địa phương; bảo vệ môi trường sinh thái và hình thành các vùng nguyên liệu…; (3) từng bước hình thành sản phẩm OCOP gắn với mục tiêu phát triển đa giá trị: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường,…

- Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Một số doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn đã đặt hàng, ưu tiên các sản phẩm OCOP để đưa vào hệ thống phân phối. Đã có 354 chủ thể được kết nối và bán sản phẩm OCOP ổn định trên các hệ thống siêu thị. Kết quả đánh giá của các địa phương cho thấy: 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp quốc gia đều tăng trưởng về doanh thu từ 20-40%...

- Chương trình thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế (người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ), góp phần thực hiện chủ trương “không bỏ lại ai phía sau” (tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam (25%), đặc biệt là ở khu vực miền núi như: Bắc Trung Bộ với 50,6%, Tây Nguyên là 45,2% và MN phía Bắc là 43,4%. Tỷ lệ chủ thể là người dân tộc thiểu số khu vực khó khăn, miền núi chiếm 17,1%, đặc biệt là ở các địa phương khu vực miền núi phía Bắc lên đến 37,3%.

Nhìn chung, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, Lãnh đạo các địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được các địa phương triển khai hiệu quả, tạo được sự quan tâm, hưởng ứng và lan tỏa mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn, góp phần quan trọng trong nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn vừa qua.

PV: Sau hơn 3 năm, những kinh nghiệm và vướng mắc gì được rút ra cho giai đoạn tới, thưa ông?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được như đề cập ở trên, Chương trình OCOP vẫn còn những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện, cụ thể như:

- Chương trình OCOP là một chương trình mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế nông thôn. Do đó giai đoạn đầu triển khai, một số địa phương còn nhiều lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống;

- Hệ thống các chính sách, cơ chế hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ, nguồn lực dẫn đến sự lúng túng và khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai. Nguồn lực triển khai Chương trình còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép, trong khi một số cơ chế hỗ trợ chưa được cụ thể hóa, chưa chú trọng đến phát triển chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu và cơ sở - qui trình chế biến,... dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai ở một số địa phương;

- Sự tham gia của các chủ thể vào Chương trình OCOP chưa được chủ động, một số nội dung triển khai chu trình OCOP của nhiều chủ thể còn mang nặng tính hình thức, thiếu sự gắn kết với hoạt động nâng cao năng lực của chủ thể về sản xuất, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường. Các chủ thể chưa quan tâm đúng mức và thiếu thông tin về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lỹ, nhãn hiệu chứng nhận… Hoạt động đổi mới, sáng tạo trong phát triển sản phẩm tuy có kết quả nhưng vẫn còn hạn chế so với tiềm năng (tỷ lệ sản phẩm mới chỉ chiếm gần 8% tổng số sản phẩm OCOP được công nhận);

- Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương quan tâm triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại, nhất là thương mại điện tử mang tính kết nối, chuyên sâu để tạo hình ảnh, nhận diện sản phẩm OCOP và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng… nhất là trong bối cảnh chịu tác động của đại dịch Covid -19.

Đây là những hạn chế, vướng mắc rất quan trọng, làm cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định định hướng, mục tiêu, giải pháp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Nhằm mục tiêu nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện, đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu chất lượng, hình thành các sản phẩm “đa giá trị”, khai thác hiệu quả thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

PV: Trên cơ sở đó, Chương trình giai đoạn tới đã có kế thừa và phát huy cũng như khắc phục những vướng mắc của giai đoạn trước như thế nào? Mục tiêu giai đoạn của đề án cụ thể ra sao?

Ông Nguyễn Minh Tiến:

- Thứ nhất, Chương trình OCOP tiếp tục được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

- Thứ hai, kế thừa kết quả và khắc phục những vướng mắc của giai đoạn trước, bước sang giai đoạn 2021-2025, Chương trình sẽ tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với các vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng; ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc vùng miền, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn; Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa;Tăng cường chuyển đổi số và xúc tiến thương mại sản phẩm, nhất là thương mại điện tử, để đẩy mạnh thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.

- Thứ ba, từ mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế ở khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân, góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững ở các địa phương.

Chương trình OCOP giai đoạn tới sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể như sau: Phấn đấu có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất có khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; Chương trình sẽ tập trung ưu tiên hỗ trợ các HTX, DN (phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là các doanh nghiệp); Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh (có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng); Phát triển mạnh các sản phẩm đặc trưng, làng nghề, gắn với vai trò phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số (ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP và ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh); Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đa dạng hóa các hình thức bán hàng, hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP đặc trưng gắn với thương hiệu trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu (có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hành hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;…); phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 01 lần/năm).

PV: Trong giai đoạn trước, chúng ta nhắc rất nhiều đến vai trò cấp cơ sở (cấp xã, thôn) chưa được phát huy. Cụ thể, giai đoạn này, dự tính sẽ tổ chức tại cấp cơ sở như thế nào?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Trong giai đoạn vừa qua, một số địa phương còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện, đặc biệt là phát huy vai trò của cấp xã trong việc xác định lợi thế, tiềm năng và khai thác thế mạnh của các vùng nguyên liệu địa phương, các làng nghề và làng nghề truyền thống. Do vậy, giai đoạn 2021-2025, Chương trình sẽ tiếp tục hoàn thiện Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình OCOP ở các cấp từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã) theo hướng: tiếp tục kế thừa, kiện toàn trên cơ sở bộ máy đã được xây dựng giai đoạn 2018-2020, trong đó giao trách nhiệm đối với UBND cấp xã trong việc: (1) phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã; (2) Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh; chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng, lợi thế trên địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình; (3) Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.

PV: Một vấn đề nữa, nhóm sản phẩm OCOP thứ 6 được xác định phát triển như thế nào trong giai đoạn này? Có gì cần lưu ý với nhóm sản phẩm này để đảm bảo phát triển bền vững?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, cần phải đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, do đó phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đồng thời theo đúng định hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng “tích hợp đa ngành”. Vì vậy, phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, đồng thời nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch. Đặc biệt trong thời gian vài năm tới đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, khả năng khách du lịch có xu hướng chủ đạo là du lịch trong nước, đảm bảo an toàn, hướng tới thận thiện và nghỉ dưỡng thì du lịch nông thôn sẽ có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển, trước mắt đón du khách trong nước và khách quốc tế đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Với tiềm năng đa dạng và phong phú, du lịch nông thôn đã phát triển nhiều ở các địa phương, theo thống kê sơ bộ từ báo cáo của 37 tỉnh/thành phố, có 73 tuyến du lịch có dẫn khách đến các điểm du lịch nông thôn, có 365 điểm du lịch nông thôn. Thực hiện nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đang dự thảo Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đây là một Chương trình chuyên đề trọng tâm của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở đó, Chương trình OCOP sẽ tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, hướng đến xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc và gia tăng giá trị; góp phần đẩy mạnh phát triển, hình thành các các sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương, luôn luôn đổi mới sáng tạo cho điểm đến và kết hợp nông nghiệp trong du lịch nhằm quảng bá, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP của địa phương.

Cám ơn ông!

Thực hiện Nguyễn Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Trong năm 2024, tỉnhBạc Liêu phấn đấu có thêm 20 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất, áp dụng quy trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.

Tin khác

Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 72 sản phẩm mới, đạt 232,2% so với chỉ tiêu được giao; nâng hạng 03 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đạt 100% chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135/CTr-TU của Tỉnh ủy.
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
OVN - Theo kết quả chấm điểm mới nhất, TP Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Thanh Hóa hiện có 464 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Để sản phẩm OCOP đến với đông đảo người tiêu dùng, ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, các chủ thể OCOP còn tích cực giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm trên các ứng dụng nền tảng số.
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
OVN - Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất (CSSX), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị hàng Tết để cung ứng cho thị trường. Tại các cơ sở có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, không khí sản xuất càng thêm nhộn nhịp...
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
OVN - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.
Hà Nội: Thanh Trì nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
Hà Nội: Thanh Trì nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Trung ương và Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020, 2021-2025, UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã xây dựng các Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.
Liên kết nâng giá trị sản phẩm OCOP
Liên kết nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực và sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước.
Tây Ninh: Chủ thể OCOP được vinh danh tại lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023
Tây Ninh: Chủ thể OCOP được vinh danh tại lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023
OVN - Ngày 17/12/2023, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023 lần thứ 21 tại Nhà hát Lớn thủ đô. Trong đó, Công ty TNHH Loan Phát Huy là đơn vị đại diện cho tỉnh Tây Ninh vinh dự nhận giải thưởng này trong 2 năm liên tiếp.
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
OVN - Thành lập từ năm 2019, Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp (HTX GNES) đã liên kết cùng nông dân thành lập chuỗi hợp tác sản gạo đặc sản với thương hiệu gạo Briết. Đồng thời HTX cũng chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, phân bón, dịch vụ thu hái, bảo quản nông sản nhằm góp phần tạo ra những mặt hàng chế biến chất lượng cao.
“Festival Tôm Cà Mau 2023” và  “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long”
“Festival Tôm Cà Mau 2023” và “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long”
OVN - Nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tối ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tổ chức khai mạc sự kiện “Festival Tôm Cà Mau 2023” và “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long” với chủ đề: “Liên kết cùng phát triển - Cà Mau 2023”. Sự kiện diễn ra từ ngày 9 – 13/12.
Tiền Giang: Thêm 5 sản phẩm OCOP 4 sao
Tiền Giang: Thêm 5 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Ngày 7-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh Tiền Giang họp để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. Đồng chí Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì cuộc họp.
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
LNV - Trong văn hóa đãi khách của người Việt, trà và rượu từ lâu đã trở thành những nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Ở miền đất Hậu Giang hiền hòa, trên các bàn trà, mâm quả, khách phương xa cũng thường được tiếp đãi nhiều loại nông sản thơm ngon, mang dấu ấn đặc trưng của địa phương, trong đó có mãng cầu xiêm. Kết hợp những điều này, chị Lê Kim Phụng Em (quê ở huyện Long Mỹ) đã nghiên cứu, chế biến nên sản phẩm trà mãng cầu đạt chứng nhận OCOP.
Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"
Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"
OVN - Sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá phong phú, đa dạng, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường song vẫn chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Do đó, các sở, ngành, địa phương và các chủ thể đã, đang nỗ lực để nhiều sản phẩm OCOP được “xuất ngoại”, từ đó khẳng định được vị thế, chất lượng của sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề
OVN - Hà Nội có lợi thế rất lớn trong phát triển sản phẩm OCOP. Trên nền tảng văn hóa lâu đời với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động