Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tăng cường kết nối cho các sản phẩm OCOP

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Tại Diễn đàn sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Cà Mau năm 2023, 2 sản phẩm OCOP 4 sao của An Giang là đường thốt nốt bột Palmania và trà kim ngân hoa được chọn là 2 trong số 43 sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khi được triển khai, Chương trình OCOP ở tỉnh An Giang đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mạnh mẽ và tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn, tạo động lực lớn cho các chủ thể kinh tế đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, OCOP cũng góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh.

Tính đến nay, toàn tỉnh An Giang đã thực hiện đánh giá, phân hạng và công nhận được 125 sản phẩm OCOP thuộc 86 chủ thể kinh tế. Đến năm 2025, An Giang đặt có 170 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên; trong đó 11 sản phẩm 5 sao - cấp quốc gia; củng cố và nâng cấp ít nhất 20 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng. Định hướng đến năm 2025, tỉnh ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; phấn đấu ít nhất 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có ít nhất 30% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, ưu tiên sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng…

Câu chuyện xây dựng và phát triển của nhiều sản phẩm OCOP từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường.
Câu chuyện xây dựng và phát triển của nhiều sản phẩm OCOP từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường.

Theo ông Phạm Thái Bình - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang cho biết, đối với các sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 sao trở lên, được lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị, hội thảo quan trọng và các chuyến công tác trong, ngoài tỉnh. Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành chú trọng quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương đối với các sản phẩm OCOP, thông qua các hoạt động, như: Ngày hội sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng các tỉnh, thành năm 2023; Ngày hội mắm Châu Đốc An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2023 tại TP. Châu Đốc, hoạt động kết nối giữa 4 tỉnh ABCD Mekong (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp)...

Các sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP của An Giang có thể kể đến như: Đường thốt nốt, sản phẩm từ cây thốt nốt, khô cá lóc, khô bò, mắm cá mè vinh, trà thảo dược, rượu trái cây... được hỗ trợ trưng bày, quảng bá tại các kỳ hội chợ triển lãm, sự kiện quan trọng ở nhiều tỉnh thành. Đối với các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, được hỗ trợ tham gia xúc tiến tại các tỉnh: Bến Tre, Quảng Ninh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng, Festival hoa Đà Lạt, Tuần Văn hóa trà và tơ lụa Lâm Đồng tại TP. Bảo Lộc...

Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP, An Giang đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế, như: Hỗ trợ 5 nhãn hiệu cho 5 chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, tổng kinh phí 60 triệu đồng; trao quyền sử dụng và gia hạn quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho 11 tổ chức, cơ sở. Tỉnh còn hỗ trợ 80.000 tem nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho: Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Việt Hà (15.000 tem), Hộ kinh doanh Phương Giàu (5.000 tem), Hộ kinh doanh lạp xưởng bò Anas (20.000 tem), Hộ kinh doanh hiệu mắm Út Nhanh (30.000 tem), Hộ kinh doanh Hòa Kiều (10.000 tem). Thông qua dán tem lên sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp chủ lực của An Giang.

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Trà Kim Ngân Hoa là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh An Giang.

Năm 2023, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện đề án khuyến công địa phương, hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế 15 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, với số tiền hỗ trợ trên 3,56 tỷ đồng (năm 2022 hỗ trợ 13 đề án, số tiền 3,2 tỷ đồng); hỗ trợ 1 doanh nghiệp tham gia đề án khuyến công quốc gia; hỗ trợ cho 7 sản phẩm OCOP, gồm: Chả cá thát lát rút xương tẩm gia vị; chả cá thát lát tẩm gia vị; bộ sản phẩm mật thốt nốt (sệt Palmania, bột Palmania); trà kim ngân hoa; xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo; đũa ăn gỗ thốt nốt.

Thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực, các địa phương thấy được tiềm năng, thế mạnh để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương. Chương trình OCOP được tổ chức, triển khai tương đối đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu và góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng NTM. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP bước đầu đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm, vùng nguyên liệu và lao động địa phương; tạo được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nông thôn, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân./.

Tường Vân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

Tin khác

Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
OVN - Chiều 25/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với các đối tác Ấn Độ tại tỉnh Bình Định.
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, năm 2021, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đề án "Phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025" với các cơ chế hỗ trợ riêng của địa phương.
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vô Tranh là một trong những điểm sáng về xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Phú Lương với 4 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Kết quả này có được từ cả quá trình cố gắng của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn, cùng sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương.
Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
LNV – Với số vốn ban đầu 2,5 triệu đồng, chị Võ Thị Hoài (38 tuổi, Hà Tĩnh) đã mua máy xay thịt để mày mò chế biến thực phẩm, thành công làm ra sản phẩm giò me, nem chua đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Trong năm 2024, tỉnhBạc Liêu phấn đấu có thêm 20 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất, áp dụng quy trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động