Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk

OVN - Thành lập từ năm 2019, Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp (HTX GNES) đã liên kết cùng nông dân thành lập chuỗi hợp tác sản gạo đặc sản với thương hiệu gạo Briết. Đồng thời HTX cũng chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, phân bón, dịch vụ thu hái, bảo quản nông sản nhằm góp phần tạo ra những mặt hàng chế biến chất lượng cao.
Vùng canh tác lúa tại huyện Ea Súp hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi giúp lúa trúng mùa, nông dân kinh doanh được giá
Vùng canh tác lúa tại huyện Ea Súp hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi giúp lúa trúng mùa, nông dân kinh doanh được giá

Thành lập HTX giúp nông dân giải quyết khó khăn

Vùng canh tác lúa tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có đặc điểm địa thế, thổ nhưỡng, khí hậu riêng nên thời gian canh tác ngắn, có giống lúa bản địa (gạo đen) đặc sắc, thời kỳ thu hoạch trùng với thời kỳ thu hoạch với thời điểm nhu cầu thị trường ở mức cao, lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong ngưỡng cho phép. Đây là điều kiện thuận lợi giúp ngành nông nghiệp địa phương phát triển. Tuy nhiên, dù điều kiện tự nhiên mang đến nhiều lợi thế lớn, vào thời gian trước có một số hộ dân do chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của quy trình sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ, lạm dụng phân bón hóa học,…nên đã làm giảm chất lượng và giá trị giống lúa, đánh mất lợi thế về vùng nguyên liệu và đặc sản vùng miền.

Gạo đen Briết của HTX GNES đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2021
Gạo đen Briết của HTX GNES đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2021

Nhận ra việc thành lập các tổ hợp tác, HTX chính là phương hướng hiệu quả giúp xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ nông dân giải quyết vấn đề, những người con của núi rừng Tây Nguyên đã cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thành lập Hợp tác xã lấy tên là “HTX GNES”.

Sau khi thành lập năm 2019, các thành viên của HTX GNES đã tiến hành học hỏi quy trình sản xuất lúa tại các vùng Lúa - Tôm ở tỉnh An Giang và Cà Mau. Sau chuyến đi, đơn vị đã triển khai sản xuất gạo Briết theo quy trình hữu cơ tại khu vực Thôn 14a (xã Ya Tờ Mốt) và tiểu khu 249 (xã Ya Tờ Mốt). Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống tại khu vực nông thôn.

Nâng tầm hạt gạo đặc sản

Gạo Briết (cách gọi theo người Ê Đê bản địa) được trồng ở huyện Ea Súp khá hiếm, những nơi khác không dễ tìm mua. Hạt gạo có màu đen dù đã nấu chín. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất sắt, chất xơ, vitamin, các chất chống oxy hóa (antioxidants) hơn hẳn gạo lứt (Brown Rice). Những năm qua, loại gạo này đã được người dân châu Á đặc biệt quan tâm và có nhiều tiềm năng tiêu thụ ở các thị trường khó tính như: Châu Âu, Bắc Mỹ. Giống lúa này là sản phẩm chính của HTX GNES, được công nhận là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh của Đắk Lắk và chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021.

Đặc sản gạo đen Briet
Đặc sản gạo đen Briết

Khi đã ổn định vùng nguyên liệu, HTX cũng mạnh dạn mở rộng diện tích vụ lúa Đông xuân 2022 - 2023 nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản (JAS Organic) và tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho 16 xã viên và hộ dân liên kết. HTX đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn bà con lựa chọn phân bón, chế phẩm sinh học, mẫu đất, nước; đồng thời cùng trao đổi, lắng nghe, chia sẻ và động viên lẫn nhau kiên trì khắc phục trước những khó khăn xảy ra trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Điển hình như vụ Đông - Xuân năm 2022 - 2023, hiện tượng El Nino khiến nắng nóng kéo dài, suối khô cạn nhanh hơn dự kiến. Lúa Briết vốn là cây có thời gian sinh trưởng từ 135 - 150 ngày, vì vậy khi thiếu nước, cây khô, dễ đổ ngã.

HTX đã cùng nông dân trao đổi, chia sẻ và động viên nhau vượt qua những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh
HTX đã cùng nông dân trao đổi, chia sẻ và động viên nhau vượt qua những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Anh Nguyễn Việt Đức, Giám đốc HTX GNES kể lại, thời tiết năm 2023 diễn biến khác thường so với mọi năm. Tình trạng khô héo cùng với sự xuất hiện bọ trĩ và sâu đục thân khiến 45 ngày đầu, lúa phát triển chậm. Tất cả những hiện tượng trên gây lo lắng cho HTX và các hộ nông dân.

“HTX đã cùng người dân kiên trì theo dõi tình trạng cây lúa, ngưng sử dụng bón đạm sinh học qua lá, bón bổ sung gốc phân bột Humic để cải thiện bộ rễ và giải độc trong đất. May mắn tình trạng bạc lá được khắc phục, bọ trĩ và sâu đục thân xuất hiện thời gian đầu nhưng không phát tán, cây lúa dần hồi phục và tiếp tục sinh trưởng” - Chị Thy chia sẻ.

HTX GNES chế biến những sản phẩm từ gạo chất lượng như bún, hủ tiếu,… từ chính nguồn nguyên liệu dồi dào địa phương
HTX GNES chế biến những sản phẩm từ gạo chất lượng như bún, hủ tiếu,… từ chính nguồn nguyên liệu dồi dào địa phương

Kết quả tích cực từ vụ Đông - Xuân 2022 - 2023 chính là nền tảng cho việc hình thành Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ Lúa gạo Ea Súp giữa HTX GNES với HTX Dịch vụ Nông nghiệp hữu cơ Naomi và HTX Thành Công Ea Lê. Trong đó, mỗi HTX đảm nhận những vai trò khác nhau trong chuỗi giá trị gạo và các sản phẩm chế biến như: bún, phở, hủ tiếu,… Cụ thể, HTX DVNN hữu cơ Naomi sẽ cung cấp dịch vụ, vật tư, phân bón; HTX Thành Công Ea Lê cung cấp dịch vụ, vật tư thu hoạch và sau thu hoạch, sơ chế xay xát gạo; HTX GNES chế biến những sản phẩm từ gạo, thương mại và xây dựng thương hiệu.

Kể từ khi thành lập, HTX GNES đã hỗ trợ nông dân trồng lúa duy trì hoạt động sinh kế có hiệu quả; hướng dẫn kỹ thuật canh tác, đầu tư giống, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; quản lý, giám sát quá trình sản xuất, thu hoạch đạt chất lượng. Qua đó, góp phần quảng bá đặc sản gạo Briết bản địa, giảm thiểu hao phí và tạo thành chuỗi liên kết khép kín, bền vững.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Nước mắm Ba Làng TH là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Ba Làng (Thanh Hoá). Với danh hiệu OCOP 4 sao – đánh giá cao về chất lượng, sản phẩm này không chỉ là nguồn cung ổn định cho thực phẩm Việt mà còn là đại diện cho sự đổi mới và phát triển trong ngành nông nghiệp, nông thôn.
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
OVN - Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025”, xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) đã quy hoạch và xây dựng vùng trồng ổi lê Đài Loan có diện tích 5 ha thuộc thôn Đanh Nội. Tại đây đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Đanh Nội và tổ chức sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm ổi lê trong mô hình được HTX nông sản sạch Đanh Nội xây dựng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Đặc biệt, năm 2023 sản phẩm ổi lê Đài Loan của địa phương được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), xếp hạng 3 sao.

Tin khác

Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động