Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát

LNV - Trong văn hóa đãi khách của người Việt, trà và rượu từ lâu đã trở thành những nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Ở miền đất Hậu Giang hiền hòa, trên các bàn trà, mâm quả, khách phương xa cũng thường được tiếp đãi nhiều loại nông sản thơm ngon, mang dấu ấn đặc trưng của địa phương, trong đó có mãng cầu xiêm. Kết hợp những điều này, chị Lê Kim Phụng Em (quê ở huyện Long Mỹ) đã nghiên cứu, chế biến nên sản phẩm trà mãng cầu đạt chứng nhận OCOP.

Đối với người dân Nam bộ, hẳn rất quen với câu nói “tửu quán, trà đình”. Bên tách trà thơm, người ta có thể sống chậm lại, cùng tâm sự với nhau những trăn trở về cuộc đời. Tìm đến trà là tìm đến những phút giây thư giãn, an yên cho riêng mình.

Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát

Những sản phẩm trà mãng đầu đạt chứng nhận OCOP của đơn vị

Không những thế, khi đặt chân đến vùng đất Hậu Giang, người ta còn nhớ đến nhiều loại nông sản chủ lực, trong đó có mãng cầu xiêm. Kết hợp những điều này, chị Lê Kim Phụng Em đã thành lập Cơ sở trà mãng cầu Phụng Phát (xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ) và nghiên cứu, đưa ra thị trường sản phẩm trà chế biến từ mặt hàng nông sản cùng tên.

Chia sẻ về cơ duyên lựa chọn và phát triển sản phẩm, chị Phụng Em cho biết, với diện tích trồng rộng lớn, những năm qua, nghề trồng mãng cầu xiêm có tiềm năng kinh tế lớn nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Đây là loại trái cây khó bảo quản khi chín nên người nông dân thường dễ bị “được mùa, mất giá” khiến thu nhập thiếu ổn định.

Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát

Chị Lê Kim Phụng Em, đại diện Cơ sở trà mãng cầu Phụng Phát

“Sinh trưởng tại vùng đất trồng nhiều cây mãng cầu (xã Thuận Hòa), ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã chứng kiến bà con nông dân lao đao với tình trạng bị thương lái ép giá khi vào mùa quả chín rộ. Chính vì thế, tôi luôn trăn trở với suy nghĩ cần làm gì đó giúp nông dân mình đảm bảo đầu ra cho trái mãng cầu xiêm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế,” chị Phụng Em nhớ lại những ngày bắt đầu khởi nghiệp.

Trong hồi ức tuổi thơ của người con gái sông Hậu, miền đất Thuận Hòa thân thương không chỉ có những vườn mãng cầu xanh bạt ngàn mà còn phảng phất hương thơm dịu dàng từ chén trà của Nội. Ngày trước, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản tính người dân Nam bộ lại thật tình và hiếu khách, thiết nghĩ “khách đến nhà không trà thì rượu, bà Nội chị đã tận dụng bông (hoa) mãng cầu xiêm chế biến trà dùng trong gia đình và thiết đãi khách khứa đến thăm. Mãng cầu Xiêm không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà cả lá, rễ, vỏ cây, hạt và hoa cũng đều tác dụng trị bệnh.

Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát

Trà lá mãng cầu và mứt mãng cầu là hai sản phẩm của đơn vị đang chờ phân hạng OCOP trong tháng 11/2023

Sau này, khi loay hoay trước bái toán “đầu ra” cho sản phẩm, chị Phụng Em chợt nhớ lại điều này và nảy ra sáng kiến làm trà từ trái mãng cầu xiêm. Với ý nghĩ “bông mãng cầu cũng có thể làm trà, tại sao trái mãng cầu lại không thể?”, chị đã mạnh dạn nghiên cứu công thức chế biến, đẩy mạnh đầu tư, tạo dựng nên Cơ sở sản xuất trà Phụng Phát từ năm 2018. Mãng cầu Xiêm rất giàu vitamin B và C, có lợi cho cơ thể, đồng thời được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu, gan và lợi tiểu.

Với nguồn nguyên liệu hàng trăm hecta trồng mãng cầu đạt chứng nhận ATTP, VietGap, GlobalGap, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn,… Cơ sở đã đưa ra thị trường 02 phiên bản trà mãng cầu khác nhau là Trà mãng cầu (dạng thông thường) và Trà mãng cầu dạng túi lọc. Với hương vị thơm ngon, bao bì và mẫu mã bắt mắt cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả hai sản phẩm đều đạt công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh (2020 - 2021) và sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia (2021 - 2022). Hiện nay, cơ sở cũng đang có hai sản phẩm khác, là Trà lá mãng cầu và mứt mãng cầu chờ phân hạng OCOP từ Hội đồng thẩm định UBND tỉnh Hậu Giang.

Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
Khách hàng có thể tìm mua sản phẩm của đơn vị tại các chợ truyền thống, hội chợ triển lãm, điểm bán, trưng bày xúc tiến thương mại, những sàn thương mại điện tử lớn.

Thời gian đầu xây dựng cơ sở, chị Phụng Em cũng gặp không ít khó khăn như thiếu vốn đầu tư, sản phẩm mới chưa đạt được kỳ vọng tiêu thụ trên thị trường,… Tuy nhiên, nhờ sự đồng hành, ủng hộ của gia đình và giúp đỡ của chính quyền địa phương, chị Phụng Em đã có động lực cố gắng, tìm tòi học hỏi và nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở vật chất, chuẩn hóa thiết bị máy móc trong khâu chế biến. Từ đó, việc sản xuất kinh doanh của cơ sở ngày càng ổn định và phát triển, năng cao giá trị sản phẩm, cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, đã giúp bà con nông dân ổn định được đầu ra của trái mãng cầu xiêm, góp phần giải quyết được việc làm cho nông dân địa phương lúc nông nhàn và nâng cao giá trị, vị thế của mặt hàng nông sản quê hương. Cơ sở sản xuất trà Phụng Phát có khoảng 15 công nhân làm việc thường xuyên, với năng suất cung ứng ra thị trường từ 15 - 20 tấn sản phẩm/năm.

Sản phẩm Trà mãng cầu Phụng Phát ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, đặc biệt là những khách hàng yêu thích thưởng trà cũng như hương vị dịu thanh của mãng cầu xiêm. Không chỉ có mặt tại các chợ truyền thống, hội chợ triển lãm, điểm bán, trưng bày xúc tiến thương mại của Hậu Giang, sản phẩm còn có mặt tại các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Sendo,…

Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát

Đại diện Cơ sở trà mãng cầu Phụng Phát giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

Dự định sắp tới, chị Phụng Em cho biết sẽ hướng đến cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng hữu cơ, nâng cấp mẫu mã bao bì, kiểu dáng bắt mắt; mở rộng quy mô sản xuất; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; tìm kiếm khách hàng, nhà phân phối, đại lý sản phẩm. Đó là mong mỏi lớn và được người con mảnh đất Hậu Giang ưu tiên nhằm hướng đến ổn định đầu ra, cải thiện năng suất và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân địa phương.

Vũ Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.

Tin khác

Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động