Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương

OVN - Khánh Hòa nổi tiếng là miền biển quanh năm nắng gió nhưng cũng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã trui rèn nên những con người nhiệt huyết, luôn đau đáu ưu tư về quê hương mình. Đó là trăn trở của ông Trần Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ POM Group - đơn vị luôn đặt mục tiêu bảo tồn và phát triển cây xáo tam phân bản địa.

Xáo tam phân (tên khoa học: Paramignya trimera) từ lâu vốn là dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y. Đây là loại cây thân bụi, dây leo, rễ màu nâu đậm và bao phủ bởi một lớp vỏ mềm. Hầu như mọi bộ phận của xáo tam phân bao gồm lá, thân, rễ, đều chứa nhiều tinh dầu và có tính ứng dụng rất cao. Trong đó, bộ rễ là nơi tập trung hàm lượng tinh dầu cũng như phần lớn dưỡng chất quý, thích hợp để điều chế thuốc.

Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
Các sản phẩm chế biến từ xáo tam phân đều chứa nhiều dưỡng chất quý, thích hợp để bồi bổ sức khỏe
Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
Các sản phẩm chế biến từ xáo tam phân đều chứa nhiều dưỡng chất quý, thích hợp để bồi bổ sức khỏe
Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
Các sản phẩm chế biến từ xáo tam phân đều chứa nhiều dưỡng chất quý, thích hợp để bồi bổ sức khỏe
Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
Các sản phẩm chế biến từ xáo tam phân đều chứa nhiều dưỡng chất quý, thích hợp để bồi bổ sức khỏe

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, tinh dầu từ xáo tam phân có chứa chất flavonoid, saponin, alcaoid, triterpenoid, courmarin. Trong đó, courmarin và triterpenoid chiếm hàm lượng chủ yếu. Đây là những hợp chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh tật. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, xáo tam phân có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh về gan và kháng một số dòng tế bào ung thư.

Một điểm đặc biệt là rễ xáo tam phân có khả năng tự tái sinh tự nhiên bằng chồi. Điều này mang đến tiềm năng phát triển ổn định cho nghề trồng, khai thác loại dược liệu quý nếu người dân biết thu hoạch và chăm sóc đúng cách. Hiện nay, cây xáo tam phân tập trung chủ yếu tại vùng Nam Trung Bộ. Trong đó, Khánh Hòa chính là địa phương hội tụ những điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tương đối thuận lợi, thích hợp trở thành môi trường phát mạnh của giống thực vật này.

Ông Trần Thanh Tâm (SN 1984, trú tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) kể lại, vào những năm 2000, nhờ tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh và bồi dưỡng sức khỏe, xáo tam phân được nhiều người tìm mua trên thị trường, bất chấp giá thành tương đối cao. Từ đó, phong trào khai thác xáo tam phân rộ lên tại đất Hòn Hèo (xã Ninh Vân, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) - nơi nổi tiếng là vùng sinh trưởng phổ biến của loại dược liệu quý này. Tuy nhiên, tình trạng “săn lùng” quá mức khiến nguồn sản vật địa phương dần cạn kiệt, nguy cơ bị tuyệt chủng.

Ông Trần Thanh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ POM Group
Ông Nguyễn Lê Văn - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ POM Group

Thế rồi, như bao thanh niên sinh ra và lớn lên tại miền “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, ông Tâm luôn trăn trở phải làm gì đó để bảo tồn và phát huy tiềm năng, thế mạnh của giống dược liệu quý bản địa. Nghĩ là làm, người con của miền biển xanh, cát trắng khi ấy bắt đầu hành trình tìm kiếm, lựa chọn cây giống phù hợp trên vùng đất Hòn Hèo rộng lớn. Xác định khu vực đồi ở xã Diên Điền (huyện Diên Khánh) là nơi thích hợp trồng thử nghiệm, ông Tâm tiến hành thu mua cây giống về ươm trồng và miệt mài nghiên cứu, tự tìm tòi học hỏi suốt 7 năm.

Đến năm 2018, ông Tâm và những thanh niên cùng chí hướng quyết định chọn thôn Suối Sâu (xã Ninh Tân, Thị xã Ninh Hòa), vùng đất có thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện sinh trưởng phù hợp, làm nơi mở rộng vùng nguyên liệu, giúp cây xáo tam phân cho ra thành phẩm có dược tính tốt nhất. Ban đầu, ông trồng xáo tam phân trên phần diện tích khoảng 1 hecta. Khi cây bén rễ và phát triển tốt, diện tích gieo trồng cũng được dần tăng, đến nay đã đạt khoảng 15 hecta.

Đơn vị giới thiệu sản phẩm đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Đơn vị giới thiệu sản phẩm đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Với mong muốn chuyên môn hóa quy trình sản xuất và mang đến các sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng, ông Tâm thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ POM Group (Công ty POM Group) từ năm 2019. Sau hơn 3 năm hoạt động, đơn vị đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như chứng nhận OCOP 4 sao năm 2022 với 3 sản phẩm từ cây dược liệu xáo tam phân Ninh Hoà. Cũng trong năm 2022, doanh nghiệp cũng đạt công nhận OCOP 4 sao với 6 sản phẩm từ yến sào Khánh Hòa.

“Mặc dù không ngừng phát triển và mở rộng quy mô vùng nguyên liệu, Công ty POM Group vẫn không quên định hướng ban đầu là bảo tồn, phát huy nguồn sản vật thiên nhiên kết hợp cùng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, là vào năm 2019, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã công bố các nghiên cứu và chứng minh một số tác dụng hữu hiệu của loại dược liệu này càng khẳng định tính đúng đắn cho chọn lựa của chúng tôi. Riêng đối với yến sào Khánh Hòa từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị tuyệt vời về bồi bổ sức khoẻ,” - Ông Tâm chia sẻ.

Hiện nay, công ty đã thực hiện chuẩn hóa quy trình tuần hoàn khép kín từ khâu trồng nguyên liệu tại trang trại (theo chuẩn Vietgap) đến sản xuất tự động, hiện đại ở nhà máy nhằm cho ra sản phẩm đạt chuẩn. Thông qua việc nhân rộng, phát triển quy mô trồng và sản xuất xáo tam phân, doanh nghiệp cũng tạo thêm việc làm cho gần 100 công nhân tại địa phương với nguồn thu nhập trung bình khoảng 7 triệu đồng/người mỗi tháng.

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Tổng Giám đốc Công ty POM Group tâm niệm, “Trước đây, việc người dân khai thác quá mức cũng một phần cũng vì nhu cầu mưu sinh, đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Do đó, khi tổ chức kinh doanh, đơn vị luôn ưu tiên lựa chọn lao động là người dân địa phương, với hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho bà con.”

Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục duy trì và nghiên cứu thêm các dòng sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe đa dạng của người tiêu dùng Việt, đồng thời hướng đến xuất khẩu thị trường quốc tế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cũng hy vọng được các sở ban ngành quan tâm, hỗ trợ giúp quảng bá sản phẩm đến gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng.

Thái Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
OVN - Chiều 25/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với các đối tác Ấn Độ tại tỉnh Bình Định.
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, năm 2021, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đề án "Phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025" với các cơ chế hỗ trợ riêng của địa phương.
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vô Tranh là một trong những điểm sáng về xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Phú Lương với 4 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Kết quả này có được từ cả quá trình cố gắng của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn, cùng sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương.

Tin khác

Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
LNV – Với số vốn ban đầu 2,5 triệu đồng, chị Võ Thị Hoài (38 tuổi, Hà Tĩnh) đã mua máy xay thịt để mày mò chế biến thực phẩm, thành công làm ra sản phẩm giò me, nem chua đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Trong năm 2024, tỉnhBạc Liêu phấn đấu có thêm 20 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất, áp dụng quy trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 72 sản phẩm mới, đạt 232,2% so với chỉ tiêu được giao; nâng hạng 03 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đạt 100% chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135/CTr-TU của Tỉnh ủy.
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
OVN - Theo kết quả chấm điểm mới nhất, TP Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Thanh Hóa hiện có 464 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Để sản phẩm OCOP đến với đông đảo người tiêu dùng, ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, các chủ thể OCOP còn tích cực giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm trên các ứng dụng nền tảng số.
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
OVN - Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất (CSSX), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị hàng Tết để cung ứng cho thị trường. Tại các cơ sở có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, không khí sản xuất càng thêm nhộn nhịp...
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
OVN - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động