Thái Bình: Phát triển kinh tế nông thôn qua chương trình OCOP

OVN - Nhằm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng "Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình năm 2020 và định hướng đến năm 2030" và xây dựng các Kế hoạch triển khai Chương trình cho từng năm.
Sản phẩm OCOP 4 sao tỏi đen Trường An
Sản phẩm OCOP 4 sao tỏi đen Trường An

Sau hơn 5 năm triển khai, chương trình OCOP tại Thái Bình đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường, từ đó nâng cao giá trị nhiều sản phẩm, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Được biết, đề án OCOP Thái Bình được xây dựng trên quan điểm lấy người dân làm chủ thể của quá trình thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy tính chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng.

Các địa phương xác định được các sản phẩm chủ lực, chuyển dịch từ sản phẩm nhỏ lẻ, manh mún trở thành chuỗi liên kết, tạo ra lợi nhuận bền vững, qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Từ năm 2018-2020, cụ thể hóa các cơ chế chính sách và quy định của Trung ương, tỉnh Thái Bình đã ban hành cơ chế hỗ trợ mỗi huyện, thành phố 1 tỷ đồng để xây dựng từ 2 sản phẩm đặc thù trở lên của mỗi địa phương.

Từ năm 2021 đến hết năm 2022, mặc dù chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhưng bằng nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, Thái Bình đã hỗ trợ trực tiếp cho các sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP hàng năm.

Với phương châm, Chương trình OCOP giúp kinh tế khu vực nông thôn phát triển theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn theo hướng đổi mới, sáng tạo, tập trung liên kết, phát huy nội lực do các tổ chức kinh tế OCOP tại cộng đồng thực hiện. Các sản phẩm tạo ra từ OCOP có sự khác biệt, mang đặc thù gắn với những nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên riêng của tỉnh tạo nên lợi thế cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế khi ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể, các cơ quan chức năng tỉnh, huyện hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học-công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cùng với đó, phát triển sản phẩm OCOP góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn. Qua đó giúp nâng cao thu nhập của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan môi trường, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đến năm 2025, tỉnh Thái Bình phấn đấu đến có ít nhất 150 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 - 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia. Có 50% số xã trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Đồng thời, Thái Bình cũng ưu tiên phát triển các Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 40% chủ thể là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có ít nhất 50% chủ thể tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử,...); có ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá đối với sản phẩm OCOP của tỉnh ít nhất 1 lần/năm.

Nhờ sự cố gắng và nỗ lực, Chương trình OCOP của tỉnh đã có những dấu ấn nhất định, bước đầu đạt được những kết quả khả quan, phát huy được nhiều sản phẩm lợi thế của địa phương, vai trò cộng đồng được nâng cao. Từ năm 2020 đến năm 2022, toàn tỉnh có 112 sản phẩm OCOP, trong đó có 48 sản phẩm đạt 4 sao, 64 sản phẩm xếp hạng 3 sao.

Cụ thể: Năm 2020 có 17 sản phẩm đạt 4 sao; năm 2021 có 15 sản phẩm đạt 4 sao, 32 sản phẩm xếp hạng 3 sao; năm 2022 có 32 sản phẩm 3 sao; 16 sản phẩm 4 sao. Về số lượng chủ thể sản phẩm OCOP có 67 cơ sở sản xuất của 8 huyện, thành phố, trong đó có 25 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã và 13 hộ kinh doanh,…

Hải Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
OVN - KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam trưng bày hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam đến với khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo
LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch
OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn
OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.

Tin khác

Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể gồm 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.
Hà Nội: 104 sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 4 sao năm 2023
Hà Nội: 104 sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 4 sao năm 2023
OVN - 104 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP của thành phố Hà Nội năm 2023 được thực hiện trong 2 ngày 10 và 11/1 vừa qua. Đây là các sản phẩm đã được đánh giá qua vòng cấp huyện, có tiềm năng đạt OCOP 4 sao.
Bắc Ninh: Thuận Thành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Ninh: Thuận Thành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm đối với 22 sản phẩm của 12 chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP từ năm 2021 đến nay.
Thái Nguyên: Thêm 67 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP
Thái Nguyên: Thêm 67 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP
OVN - UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố vừa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP năm 2023. Theo đó có thêm 9 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh và 58 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp huyện.
Khánh Hòa đề nghị Trung ương công nhận 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Khánh Hòa đề nghị Trung ương công nhận 1 sản phẩm OCOP 5 sao
LNV - Sáng 27-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức họp, đánh giá các sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023.
Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh tại Hải Phòng
Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh tại Hải Phòng
LNV - LNV- Từ ngày 21 đến 24/12/2023 tại Trung tâm thương mại AEON mall thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải phòng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) thành phố Hà Nội phối hợp với Liên minh HTX thành phố Hải Phòng và Trung tâm thương mại AEON mall tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp sản phẩm OCOP Hà Nội 2023.
Hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa của 19 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa của 19 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
OVN - Tối 21/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Hà Nội, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart
Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart
OVN - Hiện nay, Bưu điện tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất mở 311 gian hàng, đưa 330 sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc hữu của địa phương lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, trong đó có 65 sản phẩm đạt OCOP 3, 4 sao cấp tỉnh.
Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023
Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023
OVN - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định về việc công nhận kết quả chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 tỉnh Bình Phước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023
Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023
OVN - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023
Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023
OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín phối hợp Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Thường Tín năm 2023.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê "hữu cơ"
Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê "hữu cơ"
OVN - Xuất phát từ trăn trở muốn đưa hạt cà phê Việt Nam vươn xa, đến nay, anh Lê Văn Vương (SN 1984) đã trở thành người thầy, người thợ truyền “lửa” cho hàng trăm thanh niên khởi nghiệp trong nước và quốc tế với cây cà phê canh tác theo quy trình hữu cơ ở tỉnh Đắk Lắk, công ty Vương Thành Công luôn tiên phong.
Bình Dương: Rượu tỏi đen - hướng đi mới
Bình Dương: Rượu tỏi đen - hướng đi mới
OVN - Được sự tin tưởng của khách hàng, sự đồng hành hỗ trợ của địa phương, các sản phẩm chế biến từ tỏi đen của Công ty T.P FOOD ngày càng khẳng định giá trị trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Thành công này, minh chứng cho định hướng phát triển sáng tạo của doanh nghiệp là kiến tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh (gồm nông hộ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp) để hình thành chuỗi sản xuất ra sản phẩm mới, vừa ổn định đầu ra cho sản phẩm của bà con nông dân, vừa đưa thương hiệu sản phẩm OCOP Bình Dương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Phát triển kinh tế với sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng - Hướng đi triển vọng ở Yên Bái
Phát triển kinh tế với sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng - Hướng đi triển vọng ở Yên Bái
OVN - Với mục tiêu phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 đón trên 1.500 nghìn lượt khách, doanh thu đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm thu nhập cho người dân, nhất là nâng cao hiệu quả của các sản phẩm OCOP về du lịch.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động