Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua. Huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Năm 2023, sau khi đăng ký làm sản phẩm OCOP, cơ sở miến Quê Hương của gia đình bà Lê Thị Cơi ở thôn 6 (xã Thọ Cường) được cán bộ xã hướng dẫn hoàn thiện các tiêu chí theo quy định và chính quyền địa phương hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn kinh phí chương trình XDNTM. Ông Lê Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Thọ Cường, cho biết: “Cùng với việc hỗ trợ tiền, nhân công để hộ gia đình làm sân phơi, kho đóng gói, bảo quản sản phẩm, địa phương còn dồn đổi vùng nguyên liệu diện tích 5ha chuyên trồng lúa Q5 để sản xuất miến gạo và chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tích cực phối hợp cùng chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục”. Với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, tháng 6/2024, miến Quê Hương đã được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Sơn Mộc trà - Lá ổi non và Sơn Mộc trà - Gừng, tía tô của Công ty CP Kinh doanh thương mại và Sản xuất Anh Khôi được phân phối tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Sơn Mộc trà - Lá ổi non và Sơn Mộc trà - Gừng, tía tô của Công ty CP Kinh doanh thương mại và Sản xuất Anh Khôi được phân phối tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Sơn Mộc trà - Lá ổi non và Sơn Mộc trà - Gừng, tía tô của Công ty CP Kinh doanh Thương mại và Sản xuất Anh Khôi, ở thôn Diễn Thành (xã Hợp Thành) là 2 sản phẩm được đánh giá đảm bảo chất lượng, điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Triệu Sơn tổ chức tháng 8/2024. Tuy nhiên, do còn vướng mắc về thủ tục hành chính nên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đề nghị UBND xã Hợp Thành hướng dẫn chủ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, chuyển địa điểm công ty về địa phương để kịp thời trình Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 3 saotrong năm 2024.

Anh Lê Tam Sơn, giám đốc công ty, cho biết: “Sản phẩm của công ty hiện đang trưng bày tại các điểm bưu điện cấp huyện, xã trong tỉnh, đồng thời được phân phối tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước qua kênh bán hàng truyền thống và các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao sẽ là động lực để doanh nghiệp không ngừng nâng cấp, hoàn thiện, hướng đến cung ứng những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng. Công ty sẽ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, phát triển vùng trồng GACP-WHO cà gai leo ở Thanh Hóa và kết hợp cùng cây dược liệu khác được trồng theo mô hình hữu cơ với mục đích nâng tầm dược liệu Việt Nam, tạo hướng đi mới trong kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn”.

Thực hiện Chương trình OCOP, huyện Triệu Sơn đã xây dựng kế hoạch cụ thể, quán triệt quan điểm chỉ đạo của tỉnh và thực tế ở địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Huyện cũng chú trọng đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp, cá nhân tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn. Duy trì, phát huy hiệu quả và mở rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm, nhất là các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương. Cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, năm 2021, huyện Triệu Sơn đã ban hành Đề án “Phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025”. Để đề án phát huy hiệu quả, huyện đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các đơn vị về Chương trình OCOP. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và đặt chỉ tiêu cho từng xã thực hiện với các cơ chế hỗ trợ riêng của địa phương. Đồng thời, giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các xã lựa chọn sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Huyện cũng luôn quan tâm đẩy mạnh kết nối, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh các sản phẩm sau khi đạt chuẩn OCOP... Đến nay, Triệu Sơn đã thực hiện hỗ trợ 3,5 tỷ đồng cho 35 sản phẩm OCOP của huyện.

Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn Lê Phú Quốc, Chương trình OCOP của huyện đã và đang góp phần bảo tồn và phát triển các sản phẩm truyền thống của địa phương. Việc thực hiện chương trình đã làm thay đổi nhận thức của các chủ thể trong việc phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa, qua đó góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Triệu Sơn sẽ tiếp tục hỗ trợ để xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP từ nguồn nguyên liệu của địa phương.

Chương trình OCOP của huyện Triệu Sơn đã và đang góp phần thúc đẩy, làm thay đổi nhận thức của các chủ thể trong việc phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự kiến, giai đoạn 2021- 2025, Triệu Sơn sẽ thực hiện hỗ trợ hơn 21 tỷ đồng cho chương trình OCOP.

Phan Nga

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua. Huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Tin khác

Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
OVN - Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn
Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn
OVN - Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
OVN - Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả và nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại như: tạo điều kiện để các chủ thể OCOP tham gia hội chợ cấp tỉnh; hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia cũng như quốc tế.
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
OVN - Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - là cố vấn chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho biết, Đắk Lắk như một Việt Nam thu nhỏ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chương trình OCOP.
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tập trung phát triển sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cung ứng; kết nối, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
LNV – Từ nguồn nguyên liệu gạo có sẵn của bà con địa phương, được học hỏi nghề làm phở truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Hồng Yến (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đã mày mò và phát triển sản phẩm phở khô thơm ngon, đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
OVN – Cây na là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, trong đó na Chi Lăng nổi bật hơn cả nhờ có sản phẩm ngon ngọt, đạt tiêu chuẩn OCOP.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động