Yên Bái: Độc đáo " Không gian văn hoá trà suối giàng"

LNV - Kể từ khi khai trương đến nay, Không gian văn hóa trà Suối Giàng đã biến giấc mơ làm du lịch của người dân xã Suối Giàng thành hiện thực. Thông qua hoạt động nghỉ dưỡng, thưởng trà và tìm hiểu văn hoá H’Mông, Cơ sở này đã đón tiếp hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm mỗi năm.

Không gian văn hóa trà Suối Giàng là sản phẩm du lịch đạt chứng nhận OCOP 4 sao do UBND tỉnh Yên Bái cấp cho Hộ Kinh Doanh Bùi Ngọc Linh tại xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn). Với nhiều cụm bungalow (nhà gỗ), phòng lưu trú cộng đồng và gia đình,… nơi đây trở thành địa điểm nghỉ dưỡng, giới thiệu, trưng bày mặt hàng “trà Shan tuyết cổ thụ” đặc sản độc đáo của cộng đồng dân tộc vùng cao. Đây cũng là nơi diễn ra các lớp hướng dẫn pha trà, nghệ thuật “thưởng” trà Shan tuyết.

Yên Bái: Độc đáo

Xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn) nói riêng là nơi có thiên nhiên kỳ vĩ, tập trung nhiều đồng bào dân tộc miền cao.

Không gian văn hóa Suối Giàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2019, sau thời gian đầu tư cải tạo trên cơ sở khu nhà cũ của một gia đình người H’Mông bản địa. Toàn bộ công trình được khéo léo xây dựng từ nhiều vật liệu hiện hữu như tường đá, ván lợp bằng cây pơ-mu, cột chống và bàn ghế từ gỗ tạp, thi công theo phong cách mộc mạc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Không chỉ tiết kiệm chi phí, đơn vị xây dựng còn hướng đến tuyên truyền, khuyến khích người dân làm đẹp nhà từ những vật liệu có sẵn. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát triển và quảng bá văn hoá bản địa, nâng tầm giá trị cây chè Shan tuyết; nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người H’Mông nói riêng; hướng đến cải thiện cơ sở vật chất, môi trường sống trên phạm vi toàn xã.

Yên Bái: Độc đáo

Không gian văn hóa trà Suối Giàng đang là điểm đến góp phần thu hút du khách, bảo tồn văn hóa địa phương và nâng tầm giá trị chè shan tuyết.

Ông Đặng Thái Sơn, Giám đốc Điều hành Không gian văn hóa trà Suối Giàng cho biết, “Suối Giàng là xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) có khí hậu quanh năm mát mẻ, với 9 tháng sương mù bao phủ. Đây là nơi tập trung của khoảng 4000 người H’Mông cùng nhau sinh sống. Do đó, Suối Giàng trở thành nơi lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa vùng dân tộc thiểu số. Trong đó, đáng kể nhất là rừng cây chè Shan tuyết cổ thụ, loại trà quý số một thế giới nhưng chưa được phát huy hết tiềm năng, thế mạnh.”

Yên Bái: Độc đáo

Khách hàng được hướng dẫn pha trà, dạy thưởng trà cùng thành viên cơ sở.

Bên cạnh tính thẩm mỹ, Không gian văn hóa trà Suối Giàng còn tạo thêm việc làm cho bà con thông qua hoạt động tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật pha trà, phục vụ du lịch... cho người lao động. Sau khi học nghề, nhiều người dân địa phương đã quay về cải tạo không gian nhà cửa của chính gia đình mình, hướng đến phục vụ nhu cầu tham quan cho du khách trong và ngoài tỉnh.

Yên Bái: Độc đáo

Ông Đặng Thái Sơn (Trái), Giám đốc Điều hành Không gian văn hóa trà Suối Giàng.

Nhờ chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì, mẫu mã, kiểm soát nguồn nguyên liệu, đảm bảo từ khâu thu hái Trà Shan tuyết, đến chế biến, đóng gói; đến nay giá trị mặt hàng này ngày càng tăng cao. Nếu giai đoạn trước năm 2019, 1kg trà chế biến theo cô truyền chỉ có giá khoảng 3 triệu/kg, thì đến nay sản phẩm đã có giá hơn 20 triệu/kg, nhờ đó thu nhập của bà con dân tộc cũng nâng lên đáng kể (gấp 3 - 4 lần). Các sản phẩm từ cây trà (chè) Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng đã được địa phương chọn làm món quà tặng tiêu biểu cấp tỉnh, cấp trung ương cho khách quý mỗi khi có dịp gặp gỡ làm việc.

Cũng theo ông Sơn, “Kể từ khi thành lập điểm du lịch, tư duy và nhận thức của bà con H’Mông ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Thay vì lối sống khép kín, tập trung phát triển nông nghiệp như trước, nay người dân đã có thể tham gia các lớp học về trà, ngoại ngữ và kỹ năng sống. Qua đó, biết tự chăm sóc cho ngôi nhà đẹp hơn, biết làm ra các sản phẩm trà cao cấp hơn.”

Dự định trong thời gian sắp tới, Không gian văn hóa trà Suối Giàng sẽ mở rộng mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ và cam kết phát triển theo hướng bền vững, tức vừa phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và liên kết với các hộ kinh doanh khác để nâng cao năng lực phục vụ 600 khách/ngày đêm. Hướng tới xây dựng tour du lịch – văn hóa đến Suối Giàng có khả năng đón tiếp 500.000 - 600.000 lượt khách/năm.

Trong năm 2023, doanh nghiệp có kế hoạch mở thêm 6 cở sở tại Hà Nội nhằm mục đích giới thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch tới đông đảo người dân Thủ đô và khách Quốc tế muốn tìm hiểu về văn hoá trà cũng như trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng núi Tây Bắc. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm “Trà Shan tuyết Suối Giàng” sang thị trường Trung Quốc và các nước châu Âu.

Yên Bái: Độc đáo

Đơn vị chủ trương tuyển dụng nhân sự, đào tạo và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật pha trà cho bà con là người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Chí Quyết

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
OVN - Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - là cố vấn chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho biết, Đắk Lắk như một Việt Nam thu nhỏ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chương trình OCOP.
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tập trung phát triển sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cung ứng; kết nối, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.

Tin khác

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
LNV – Từ nguồn nguyên liệu gạo có sẵn của bà con địa phương, được học hỏi nghề làm phở truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Hồng Yến (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đã mày mò và phát triển sản phẩm phở khô thơm ngon, đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
OVN – Cây na là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, trong đó na Chi Lăng nổi bật hơn cả nhờ có sản phẩm ngon ngọt, đạt tiêu chuẩn OCOP.
Đồng Nai:  Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch
Đồng Nai: Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch
OVN - Đến hết Quý II/2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 220 sản phẩm OCOP, với 172 sản phẩm 3 sao, 48 sản phẩm 4 sao. Thời gian tới, địa phương đặt mục tiêu tiếp tục công tác tuyên truyền, quảng bá về điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Khu du lịch Bửu Long (thành phố Biên Hòa) và Khu du lịch thác Đá Hàn (Trảng Bom)
Kết nối thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Quảng Bình
Kết nối thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Quảng Bình
OVN - Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 168 sản phẩm OCOP còn thời hạn, gồm 28 sản phẩm 4 sao, 140 sản phẩm OCOP đạt 3 sao của 107 chủ thể kinh tế. Trong đó, có 58 Hợp tác xã, 21 doanh nghiệp và 28 hộ kinh doanh cá thể.
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
OVN - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%...
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
OVN - Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Quảng Ngãi:  Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
OVN - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
LNV – Với địa hình miền núi có nhiều loại cây có hoa, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Mỹ Thuận đã và đang phát huy lợi thế để tạo ra những sản phẩm mật ong rừng chất lượng, góp phần phát triển kinh tế cho người dân.
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
OVN - Làng nghề chè Phú Thịnh thuộc xã Phú Hộ, TX Phú Thọ là một trong những vùng chè nức tiếng của xứ chè Phú Thọ, nơi đây có thương hiệu chè Phú Hộ với nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.
Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
OVN - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là xu thế mang tính bền vững. Tại Hà Giang, loại hình này đang được tỉnh và các địa phương “khơi dòng” bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể.
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
OVN - Miến đao ở xã Giới Phiên (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) có điểm đặc trưng là sợi nhỏ, màu trong hơi xám, có độ dai, giòn, nấu chín không bị nát, sản phẩm đã được HTX Sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên phát triển thành sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao.
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
OVN - Bình Phước là một trong những tỉnh được cấp nhiều mã vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có cây sầu riêng, đây là cơ hội làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, ít tháng trở lại đây, nhiều diện tích cây trồng chết khô chưa rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
OVN - Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động