Hà Nội: 25 hợp tác xã được lựa chọn để hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới
10:30 | 19/11/2021
OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố. Sẽ có 25 hợp tác xã (HTX) đáp ứng các điều kiện tham gia đề án trên và được hỗ trợ từ nguồn kinh phí ngân sách thành phố.
Hà Nội sẽ lựa chọn 25 hợp tác xã đáp ứng các điều kiện tham gia đề án (Ảnh: Minh họa)
Theo đó, UBND thành phố sẽ lựa chọn 25 hợp tác xã đáp ứng các điều kiện tham gia đề án trên và được hỗ trợ từ nguồn kinh phí ngân sách thành phố. Các quận, huyện, thị xã căn cứ vào nguồn lực địa phương triển khai hỗ trợ thêm các mô hình theo mục tiêu, nội dung của đề án.
Quyết định nêu rõ, thời gian thực hiện đề án gồm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1: Lựa chọn mô hình hợp tác xã thí điểm (trong năm 2021); giai đoạn 2: Hoàn thiện mô hình thí điểm, nhân rộng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hoàn thiện (tháng 6-2025); giai đoạn 3: Tổng kết, đề xuất phương án nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả (6 tháng cuối năm 2025).
HTX hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) phát triển sản phẩm trà chùm ngây tham gia Chương trình OCOP của thành phố (Ảnh: Minh họa)
Hợp tác xã tham gia đề án phải thực hiện 6 điều kiện bắt buộc: Hoạt động theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2012; đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển theo các mô hình được đề án lựa chọn; bảo đảm tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên theo quy định của pháp luật; kinh doanh hiệu quả, có lãi liên tục trong 3 năm tài chính gần nhất.
Bên cạnh đó, hợp tác xã nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký tham gia đề án, trong đó có bản đánh giá hợp tác xã năm 2020 đạt loại khá (65 điểm) trở lên. Trường hợp có từ 2 hợp tác xã trở lên cùng đáp ứng tất cả điều kiện trên thì lựa chọn hợp tác xã có quy mô lớn hơn và có tổng nguồn vốn của hợp tác xã cao hơn.
UBND thành phố cũng ưu tiên lựa chọn hợp tác xã có nhiều thành viên, tích cực tham gia các hoạt động. Hợp tác xã có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương theo hướng xuất khẩu, liên kết với doanh nghiệp, tham gia chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, gắn với tăng trưởng xanh. Hợp tác xã có đông thành viên là nữ hoặc phụ nữ tham gia quản lý; vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; hợp tác xã do thanh niên khởi nghiệp.
Minh Khuê
Tin mới hơn

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.

OVN - Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

OVN - Ngày 18/9, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Bình, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã khai trương gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối-tiêu thụ nông sản.

LNV - Với chủ đề 'Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững', Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17/9.

OVN - Ngày 16 - 20/8, chương trình “Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2023” diễn ra tại Central World (Bangkok) đã thu hút gần 100 chủ thể OCOP tham dự. Đây là cơ hội giúp các chủ thể OCOP trong nước quảng bá văn hóa, giới thiệu du lịch và đặc sản vùng miền đến khách hàng quốc tế.
Tin khác

OVN- Với lợi thế đất đai rộng lớn ở các huyện miền núi, sau 5 năm triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tiềm năng phát triển các ngành kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, mở rộng các chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân phát triển kinh tế nông nghiệp tốt hơn.

OVN - Nhằm quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh đến người tiêu dùng, thời gian qua, Sở Công thương đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương, các chủ thể triển khai đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường, chú trọng đưa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để phân phối, trưng bày, tiêu thụ hàng hóa lâu dài, ổn định.

OVN - Hơn 4 năm qua, Chương trình OCOP đã từng bước tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đòi hỏi các chủ thể phải chú trọng nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng và khẳng định vị thế ở thị trường trong, ngoài nước.

OVN - Sáng 3/8, tại Hà Nội, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023.

OVN - Tối ngày 21/7/2023, tại sân vận động huyện Ứng Hòa (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện tổ chức khai mạc “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023”.

OVN - Vừa qua, trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Ninh Thuận 2023, tỉnh Ninh Thuận đã trao chứng nhận cho 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

OVN - Thực hiện “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Đồng thời, tỉnh xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng thu nhập bình quân của người lao động tại các vùng nông thôn…

OVN - Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh có 560 sản phẩm OCOP, trong đó 334 sản phẩm đã được cấp sao, do 219 đơn vị kinh tế sản xuất (4 doanh nghiệp, 80 HTX, 135 hộ kinh doanh cá thể). Số lao động làm việc liên quan đến sản phẩm OCOP trên 3.600 người, phần lớn là nông dân.

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 30/6/2023, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Theo thống kê, hiện TP Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, đây là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa làng nghề và khai thác tối đa tiềm năng các thế mạnh của các vùng miền trong việc xây dựng kinh doanh gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các địa phương tiếp tục đẩy mạnh nguồn nhân lực hỗ trợ các làng nghề mở rộng sản xuất, kinh doanh.

OVN - Chiều 4/7, tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” (176 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội đã khai mạc triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP và công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023.

OVN - Nhằm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng "Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình năm 2020 và định hướng đến năm 2030" và xây dựng các Kế hoạch triển khai Chương trình cho từng năm.

LNV - Việc công nhận sản phẩm OCOP là cơ hội để các chủ thể trong các làng nghề phát huy những giá trị truyền thống của địa phương, tiếp cận với các hỗ trợ của tỉnh trong việc quảng bá, giới thiệu; thúc đẩy đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

LNV - Vừa qua, tại Trung tâm Thương mại AEON MALL Hà Đông phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2023”.