Hà Nội – Điểm kết nối tiêu thụ nông sản, đặc sản cả nước

OVN - Hà Nội với vai trò “đầu tàu” kết nối tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, những năm gần đây đã trở thành “điểm đến” của các loại hàng hóa, đặc biệt là nông sản, đặc sản cả nước, góp phần giúp các sản phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu.

Hà Nội – Điểm kết nối tiêu thụ sản phẩm

Cách đây chưa lâu, “Tuần kết nối tiêu thụ hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2021” đã diễn ra tại khuôn viên siêu thị Big C Thăng Long (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy).

Hà Nội mở rộng các hoạt động kết nối tiêu thụ, hỗ trợ quảng bá sản phẩm
Hà Nội mở rộng các hoạt động kết nối tiêu thụ, hỗ trợ quảng bá sản phẩm

Với quy mô 45 gian hàng, Tuần hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản vùng miền, nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP… của Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Có thể kể đến: cam, bưởi, quýt của các tỉnh Hà Giang, Bắc Giang, Lào Cai; sản phẩm nông sản, rau, củ từ Hải Dương, Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn… Các sản phẩm tham gia đều phải bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc theo quy định.

Giám đốc CTCP Quốc tế ALPHARCO Hoàng Ngọc Chiến chia sẻ, đây là năm thứ 4 đơn vị mình tham gia kết nối tiêu thụ và các sự kiện do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức với 37 mặt hàng là dược phẩm và thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

“Việc Sở Công Thương Hà Nội tổ chức chuỗi sự kiện kết nối tiêu thụ, kích cầu tiêu dùng tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa sản phẩm chất lượng cao đến với người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp, doanh nghiệp các địa phương trong và ngoài thành phố”, ông Chiến khẳng định .

Hà Nội sẽ tăng cường hoạt động kết nối tiêu thụ

Với sức mua của hơn 10 triệu dân, Hà Nội là thị trường tiêu thụ rất lớn cho các sản phẩm hàng hóa của các tỉnh, thành phố. Theo quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, việc kết nối tiêu thụ, hỗ trợ quảng bá, mở rộng giao thương luôn được ngành Công Thương Hà Nội chú trọng đẩy mạnh.

Các tỉnh, thành phố, cần tích cực đồng hành cùng Hà Nội tổ chức, tham gia hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương trên địa bàn Hà Nội và cả nước.
Các tỉnh, thành phố, cần tích cực đồng hành cùng Hà Nội tổ chức, tham gia hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương trên địa bàn Hà Nội và cả nước.

Hoạt động này vừa bổ sung nguồn cung hàng hóa cho thị trường Thủ đô, vừa giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối tiêu thụ, mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển sản phẩm.

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố như: Tổ chức các tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh tại Hà Nội; tổ chức điểm bán sản phẩm các tỉnh tại các quận nội thành. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, đơn vị các tỉnh, thành phố tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm các sản phẩm nông sản trên địa bàn.

“Từ quý I đến hết quý II-2022, TP. Hà Nội sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia các hoạt động giao thương trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản. Hướng dẫn các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu, thị hiếu, thủ tục của nhà phân phối”, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.

Bài và ảnh; Khang Vũ (TH)

Tin liên quan

Tin mới hơn

OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

Tin khác

Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
OVN - Nằm tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, cơ sở sản xuất bánh kẹo cổ truyền Vân Giang do ông Lê Hồng Giang sáng lập đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng yêu thích hương vị bánh kẹo truyền thống. Trải qua hơn ba thập kỷ hoạt động, từ những ngày đầu đầy khó khăn đến khi khẳng định thương hiệu, Vân Giang là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
LNV - Xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ cà rốt” của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuật – Đảng ủy viên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính – cùng Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, HTX đã có 114 thành viên chính thức và mạng lưới hơn 600 bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm không ngừng đổi mới, HTX Đức Chính đang nỗ lực đưa sản phẩm cà rốt đạt chuẩn VietGAP, OCOP và khẳng định chỉ dẫn địa lý trên bản đồ nông sản Việt Nam.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động