OCOP Lâm Đồng: Lan tỏa thương hiệu nông sản Việt Nam
15:51 | 05/11/2021
OVN- Với mục tiêu phát triển những mô hình điển hình, có tác dụng lan tỏa và nhân rộng trên toàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.
Lâm Đồng có nhiêu lợi hế để phát triển các loại nông sản (Ảnh minh họa)
Khi bắt đầu triển khai chương trình, tỉnh Lâm Đồng đề ra mục tiêu xây dựng 20 sản phẩm, giờ đây đã xây dựng được 123 sản phẩm, vượt xa so với mục tiêu ban đầu đề ra. Trong số đó, có 51 sản phẩm được công nhận 3 sao, 65 sản phẩm được công nhận 4 sao, 7 sản phẩm đã trình Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP Trung ương công nhận 5 sao.
Thông qua chương trình này, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng như: Mắc-ca Lâm Hà, trà Ôlong, rau hoa Đà Lạt, hồng sấy gió theo công nghệ Nhật bản, atiso, cà phê Catimo và Arabica Cầu Đất, lúa nếp Quýt Đạ Tẻh, lúa Hạt Ngọc Cát Tiên; chuối LaBa Phú Sơn, rượu cần Châu Mạ bản Buôn Go... đã “có sao, có vạch”, không ngừng vươn xa trên thị trường.
Cùng với những kết quả ấn tượng, chương trình OCOP tại Lâm Đồng còn để lại nhiều kinh nghiệm quý về công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như sự sáng tạo của các chủ thể trong quá trình thực hiện. Điển hình như Trang trại Rau thủy canh Trường Phúc tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Đây là một trong những chủ thể có sản phẩm được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP của tỉnh Lâm Đồng. Để đạt được chứng nhận này, thời gian qua, chủ trang trại đã chi 2,2 tỷ đồng xây dựng nhà kính và 5,5 tỷ đồng lắp đặt hệ thống thủy canh hồi lưu và các thiết bị phụ trợ. Bên cạnh đó, trang trại còn áp dụng quy trình chăm sóc, đóng gói rau theo tiêu chuẩn châu Âu. Tham quan quy mô và quy trình vận hành của trang trại, khách có thể cảm nhận được tâm huyết, sự kỳ công mà chủ trang trại đã dành cho sản phẩm.
Hồng treo gió, sản phẩm nổi tiếng Lâm Đồng (Ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, quá trình thực hiện, địa phương ưu tiên phát triển sản phẩm đặc thù, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và chế biến theo hướng chuyên sâu nhằm gia tăng giá trị; đẩy mạnh các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất mà trọng tâm là thực hiện phát triển những chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân; thực hiện tốt việc đánh giá xếp hạng sản thẩm theo tiêu chuẩn OCOP; ưu tiên đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm của chương trình OCOP.
Phát huy kết quả đã đạt được, tỉnh Lâm Đồng đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ phát triển thêm 168 sản phẩm OCOP, trong đó có 70 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao; 80 sản phẩm đạt 4 sao; 18 sản phẩm đạt 5 sao. Hiện đã có 130 chủ thể đăng ký tham gia chương trình, trong đó, có 26 HTX, 95 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 9 cơ sở và hộ cá thể. Hiệu quả của chương trình OCOP đã và đang tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với nhiều hợp tác xã, hộ nông dân, doanh nghiệp; góp phần chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cho người dân khu vực nông thôn tỉnh Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch là phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP cấp tỉnh bao gồm: thành phố Đà Lạt có 04 sản phẩm; thành phố Bảo Lộc 04 sản phẩm; huyện Lạc Dương 02 sản phẩm ; huyện Đơn Dương 02 sản phẩm; huyện Đức Trọng 02 sản phẩm; huyện Lâm Hà 02 sản phẩm; huyện Di Linh 02 sản phẩm; huyện Bảo Lâm 02 sản phẩm; huyện Đạ Huoai 02 sản phẩm; huyện Cát Tiên 01 sản phẩm (gạo hữu cơ. Phát triển ít nhất 02 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP cấp quốc gia từ cà phê Arabica, atisô, hạt mắc-ca, quả phúc bồn tử.
Hà Trang
Tin mới hơn

OVN - Đồng Nai là địa phương thuộc tốp đầu cả nước trong phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm OCOP được địa phương quan tâm, chú trọng.

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.

OVN - Ngày 21/6, Đà Nẵng khai trương Trung tâm OCOP Hòa Xuân thúc đẩy phát triển sản phẩm địa phương và thương mại điện tử.

OVN - Thanh Hóa hiện có 123 nghề, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Việc có nhiều nghề, làng nghề cùng tham gia xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống mà còn tạo thêm giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn.

OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.
Tin khác

OVN - Với sự đầu tư có chiến lược, bài bản, huyện Bảo Lâm đã có nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.

OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.

OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.

OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.

OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.

OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .

OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...