Lâm Đồng: Định vị thương hiệu 'Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành' trên bản đồ quốc tế
11:00 | 02/12/2021
OVN - Chiến lược trọng tâm của Lâm Đồng là tiếp tục nỗ lực xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trong giai đoạn 2021-2025 trở thành thương hiệu mang tầm vóc quốc tế. Đồng thời gia tăng giá trị thương mại vượt trội cho các sản phẩm và định vị chất lượng quốc tế.
Mô hình trải nghiệm du lịch canh nông Tâm Châu
Nhằm phát huy các lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2021-2025 đối với 4 nhóm sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông trở thành thương hiệu mạnh tại Việt Nam; bảo hộ và tập trung quảng bá, phát triển thương hiệu ra nước ngoài; du lịch canh nông trở thành thương hiệu số 1 tại Việt Nam.
Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi phát triển sản phẩm nông sản
Tổng kinh phí thực hiện là hơn 8,1 tỷ đồng, trong đó 6,7 tỷ đồng tổ chức truyền thông quảng bá thương hiệu và hơn 1,4 tỷ đồng kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu; đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài. Đối tượng thực hiện là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà. Riêng du lịch canh nông phạm vi thực hiện trên toàn tỉnh. Ba nhóm nhiệm vụ trọng tâm thực hiện cũng được xác định rõ, cụ thể là: Tổ chức truyền thông, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; Chú trọng công tác quản lý thương hiệu; Nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm.
Ảnh minh họa
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, mới triển khai chỉ trong thời gian ngắn, nhưng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã làm nên một dấu ấn trong chuỗi giá trị nông sản và du lịch canh nông mà trước đó chưa có tiền lệ. Hiện có gần 400 doanh nghiệp, hộ cá thể đăng ký sử dụng nhãn hiệu, sản phẩm rau, hoa, cà phê của doanh nghiệp Lâm Đồng đã kết nối, phân phối tiêu thụ tại nhiều hệ thống siêu thị lớn; chợ đầu mối phân phối khu vực tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội; các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng chuyên doanh rau, hoa, cà phê... khắp cả nước. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều có sự tăng trưởng qua các năm; thị trường xuất khẩu chủ yếu đối với mặt hàng rau, củ, quả xuất sang 11 nước tại khu vực Đông Á, EU, Mỹ, ASEAN; hoa xuất khẩu sang 12 nước tại khu vực Đông Á, châu Úc, châu Âu và ASEAN; và cà phê đã xuất khẩu sang tất cả các châu lục.
Xứ sở ngàn hoa (Ảnh minh họa)
Từ đó các sản phẩm nông sản đăng ký sử dụng nhãn hiệu cũng đã tăng 20% giá trị kinh tế với các nông sản: rau, hoa, cà phê Arabica; quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước đã tăng phạm vi ảnh hưởng thương hiệu lên hơn 30%... Đó là những con số biết nói, những giá trị cộng thêm mà thương hiệu đã, đang và sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả thực tế cho tỉnh nhà.
Xây dựng thương hiệu quốc tế
Theo lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, đơn vị trực tiếp thực hiện kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”: Giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025, Lâm Đồng sẽ tiếp tục nỗ lực đưa thương hiệu này, tập trung đẩy mạnh truyền thông quảng bá trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và các sự kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, lan tỏa các giá trị mà thương hiệu mang lại.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lâm Đồng sẽ chú trọng kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ thường xuyên đối với sản phẩm mang thương hiệu, nhấn mạnh sự an toàn và uy tín khi sử dụng sản phẩm. Từ đó, tạo sự vượt trội về chất lượng, lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, giá trị thương mại cho sản phẩm cũng như thu nhập của người sản xuất.
Mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, thành phố Đà Lạt sẽ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho 880 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh 4 nhóm sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông, tăng gấp 2 đến 3 lần so với giai đoạn 2017 - 2020. Tỉnh Lâm Đồng sẽ nỗ lực thực hiện với các chiến lược trọng tâm nhằm đưa thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trở thành thương hiệu mang tầm vóc quốc tế, Lâm Đồng trở thành vựa rau của châu Á.
An Khê
Tin mới hơn

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.

OVN - Ngày 21/6, Đà Nẵng khai trương Trung tâm OCOP Hòa Xuân thúc đẩy phát triển sản phẩm địa phương và thương mại điện tử.

OVN - Thanh Hóa hiện có 123 nghề, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Việc có nhiều nghề, làng nghề cùng tham gia xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống mà còn tạo thêm giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn.

OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.

OVN - Cùng với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Gia Lai đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi số (CĐS) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và vị thế nông sản của địa phương trên thị trường.
Tin khác

OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.

OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.

OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.

OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.

OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.

OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .

OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...

OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử | Tạp chí điện tử Hải quan Online
09:42