Cát Tiên – Lâm Đồng: Xây dựng sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ
12:24 | 07/03/2022
OVN - Huyện Cát Tiêncó hệ thống thủy lợi, đường giao thông nội đồng khá hoàn chỉnh, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa theo phương pháp hữu cơ. Đây là sản phẩm được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
2 sản phẩm hữu cơ được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Năm 2021, huyện Cát Tiên có thêm 2 sản phẩm sản xuất từ lúa hữu cơ được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, đó là sản phẩm “Gạo lứt - Chùm ngây” và “Cám gạo - Chè xanh” của Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp xã Tư Nghĩa (HTX).
Cánh đồng lúa gạo hữu cơ - sản phẩm OCOP Cát Tiên
Đại diện HTX sản xuất Nông nghiệp và Dịch vụ tổng Hợp xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên cho biết: Hiện nay, HTX có 40 ha diện tích sản xuất lúa, trong đó có 20 ha sản xuất theo phương pháp canh tác hữu cơ. Ông Cảnh bắt đầu làm lúa hữu cơ từ năm 2021 và hướng dẫn bà con trong HTX làm theo, bước đầu việc sản xuất lúa hữu cơ sẽ cho năng suất thấp hơn so với canh tác thông thường, nhưng được nhiều bà con nông dân quan tâm ủng hộ, vì chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ sẽ tạo ra môi trường trong sạch, an toàn cho người lao động, sản phẩm sạch cho người tiêu dùng.
Với mong muốn xây dựng được một sản phẩm có thương hiệu từ chính nguyên liệu hữu cơ mà mình làm ra, các thành viên trong HTX đã cho ra đời 02 sản phẩm OCOP là sự kết hợp tinh túy từ những sản vật của núi rừng Cát Tiên, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Đó là Tinh bột gạo lứt rang và cám gạo từ loại gạo ST25, được sản xuất theo quy trình hữu cơ khép kín, không có hóa chất, 100% hữu cơ. Vào vụ Đông Xuân năm 2021, 02 sản phẩm này chính thức được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và đến ngày 6/8/2021 được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của huyện Cát Tiên.
HTX sản xuất Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp xã Tư Nghĩa liên kết với 12 hộ dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ, tổng số vốn điều lệ là 320 triệu đồng. Trung bình mỗi vụ sản xuất HTX thu mua lại khoảng 30 tấn lúa hữu cơ để sản xuất ra sản phẩm OCOP. Đại diện HTX cho biết, để tạo ra được sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đòi hỏi nguồn nguyên liệu phải được lấy từ những hạt gạo ngon nhất và sạch nhất, được sản xuất theo quy trình hữu cơ, không phẩm màu, không chất bảo quản, còn giữ nguyên hương vị đặc trưng của sản phẩm.
Sản phẩm OCOP hữu cơ – Hướng đi triển vọng của Lâm Đồng
Với những tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ khắt khe cùng dây chuyền máy móc khép kín, HTX Tư Nghĩa đã từng bước khẳng định được vị thế 2 sản phẩm OCOP là “Gạo lứt - Chùm ngây” và “Cám gạo - Chè xanh” của địa phương mình. Được biết, hiện sản phẩm đã được xuất hiện trưng bày tại nhiều hội chợ lớn và các tỉnh thành trong nước. Ước tính mỗi tháng xuất ra thị trường từ 500 đến 1.000 gói sản phẩm, doanh thu đạt 300 triệu đồng/tháng.Hiện nay, sản phẩm gạo ST25 mà HTX đang sản xuất hữu cơ nằm trong đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 - 2025. Kể từ đầu tháng 11/2021, sản phẩm gạo hữu cơ của HTX vừa được Công ty TNHH giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh xuống lấy mẫu sản phẩm để tiến hành phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Sản phẩm OCOP hữu cơ - Gạo Hạt ngọc Cát Tiên
Bài, ảnh: Anh Kiệt (TH)
Từ khóa:
OCOP Việt Nam
OCOP Lâm Đồng
Cát Tiên – Lâm Đồng: Xây dựng sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ
Tin mới hơn

OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.

OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Tin khác

OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).

OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.

OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.

OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.

OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.

OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.

OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.

OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.

OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.

OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.

OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.