OCOP Ninh Thuận: Ưu tiên phát triển tiềm năng sản phẩm đặc thù
09:58 | 16/11/2021
OVN- Để tiếp tục phát huy giá trị các sản phẩm đặc thù, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiến hành xây dựng Dự án và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP tỉnh, hỗ trợ thực hiện các đề tài, dự án khoa học - công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm OCOP và cơ cấu lại các tổ chức kinh tế tham gia OCOP...
Sản phẩm nho của HTX Nông nghiệp Thái An (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) đạt chứng nhận sản phẩm OCOP Ninh Thuận 4 sao (Ảnh minh họa)
Thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030”, đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 69 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó, có 61 sản phẩm đạt từ 3 đến 4 sao và 8 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao. Các sản phẩm OCOP đã góp phần tạo động lực thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế theo chuối giá trị.
Với mục tiêu “Xây dựng đầu tư mô hình trang trại tổng hợp theo chuỗi hữu cơ organic gồm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất và tái chế phân vi sinh khép kín từ phế phẩm nông nghiệp”, các sản phẩm của Công ty cổ phần Nắng và Gió Ninh Thuận (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn) đều ứng dụng công nghệ cao từ công nghệ nhà màng, công nghệ tưới tiết kiệm Israel. Bên cạnh đó, công ty còn chọn sản phẩm dưa lưới chất lượng cao để nhân rộng và tiếp tục mở rộng diện tích.
Dưa lưới là một trong những cây trồng tiềm năng của OCCOP Ninh Thuận (Ảnh: minh họa)
Các sản phẩm của Công ty cổ phần Nắng và Gió còn được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm điểm cao bởi tính kết nối cộng đồng. Trong đó, 3 sản phẩm của công ty được tỉnh đánh giá là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao gồm: Dưa lưới, Táo mật và Nho xanh, các sản phẩm này được đánh giá cao ở chất lượng khi sản xuất đạt tiêu chuẩn Global Gap.
Đến nay, công ty đã giải quyết việc làm cho gần 200 lao động địa phương, trong đó, chủ yếu là lao động người Raglai với mức lương ổn định từ 4-5 triệu đồng/người/năm và hướng tới liên kết với nông dân địa phương để mở rộng diện tích sản xuất dưa lưới, đáp ứng đủ sản lượng xuất khẩu.
Trong bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP, các tiêu chí đánh giá về sức mạnh cộng đồng và chất lượng sản phẩm là những tiêu chí quan trọng, trong đó, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu và nhân lực tại địa phương, đạt tiêu chuẩn về độ an toàn, chất lượng, dinh dưỡng được đánh giá cao. Trong 69 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 04 sản phẩm nước mắm của Nhà máy sản xuất nước mắm CaNa, huyện Thuận Nam được chấm điểm cao ở những tiêu chí này.
Tiềm năng phát triển sản xuất từ các sản phẩm đặc thù của các địa phương trên địa bàn tỉnh còn rất lớn. Để tiếp tục phát huy giá trị các sản phẩm đặc thù, Ban Phát triển sản phẩm OCOP và đặc thù tỉnh sẽ tiến hành xây dựng Dự án và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP tỉnh; hỗ trợ thực hiện các đề tài, dự án khoa học - công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm OCOP; xây dựng website OCOP Ninh Thuận. Đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp; nâng cấp, cơ cấu lại các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức và sản xuất, kinh doanh...
Sản xuất nước mắm đặc sản Ninh Thuận (Ảnh minh họa)
Ninh Thuận có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch đặc trưng. Với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, địa phương cùng nỗ lực vượt khó, sáng tạo của các doanh nghiệp, hợp tác xã và từ chính người nông dân trên địa bàn tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm đặc thù trở thành các sản phẩm OCOP sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo động lực quan trọng để sản phẩm OCOP Ninh Thuận thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2021 Ninh Thuận đầu tư hơn 6,1 tỷ đồng triển khai hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ vào sản xuất để phát triển, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP. Tỉnh phấn đấu có thêm từ 20 đến 30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP; trong đó có thêm 2 đến 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1 đến 2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia; 1 đến 2 sản phẩm tiềm năng chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao.
Đồng thời, Ninh Thuận tăng cường hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đưa các sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối hiện đại tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các sàn giao dịch thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm OCOP của địa phương.
Trung Hiếu
Tin mới hơn
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua. Huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
OVN - Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
OVN - Tính đến tháng 9-2024, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã phát triển thêm 13 sản phẩm OCOP đặc thù, nâng tổng số lượng sản phẩm lên 83. Ước tính đến cuối năm 2024 đạt 50 sản phẩm OCOP, gồm 12 sản phẩm 4 sao, 38 sản phẩm 3 sao.
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Tin khác
OVN - Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả và nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
OVN - Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại như: tạo điều kiện để các chủ thể OCOP tham gia hội chợ cấp tỉnh; hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia cũng như quốc tế.
OVN - Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - là cố vấn chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho biết, Đắk Lắk như một Việt Nam thu nhỏ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chương trình OCOP.
OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tập trung phát triển sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cung ứng; kết nối, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
LNV – Từ nguồn nguyên liệu gạo có sẵn của bà con địa phương, được học hỏi nghề làm phở truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Hồng Yến (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đã mày mò và phát triển sản phẩm phở khô thơm ngon, đạt chất lượng OCOP 3 sao.
OVN – Cây na là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, trong đó na Chi Lăng nổi bật hơn cả nhờ có sản phẩm ngon ngọt, đạt tiêu chuẩn OCOP.
OVN - Đến hết Quý II/2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 220 sản phẩm OCOP, với 172 sản phẩm 3 sao, 48 sản phẩm 4 sao. Thời gian tới, địa phương đặt mục tiêu tiếp tục công tác tuyên truyền, quảng bá về điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Khu du lịch Bửu Long (thành phố Biên Hòa) và Khu du lịch thác Đá Hàn (Trảng Bom)
OVN - Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 168 sản phẩm OCOP còn thời hạn, gồm 28 sản phẩm 4 sao, 140 sản phẩm OCOP đạt 3 sao của 107 chủ thể kinh tế. Trong đó, có 58 Hợp tác xã, 21 doanh nghiệp và 28 hộ kinh doanh cá thể.
OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.