Phát triển du lịch nông nghiệp – Hướng đi đầy triển vọng của Đồng Tháp
09:19 | 04/03/2022
OVN - Ưu tiên phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, Đồng Tháp xác định đây là loại hình mang lại nhiều lợi ích phát triển cho người dân. Cách làm này, không chỉ giúp nông dân bảo vệ môi trường, mà còn phát huy những nét văn hóa độc đáo của tỉnh.
Đồng Tháp giàu tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp
Khi nhắc đến du lịch nông nghiệp ở Đồng Tháp, phải kể đến Làng hoa Sa Đéc vốn nổi tiếng cả nước, là vựa hoa kiểng lớn nhất ĐBSCL. Để tạo sức hút với du khách, TP. Sa Đéc tích cực vận động các hộ dân trên tuyến đường hoa cùng tham gia xây dựng và phát triển mô hình du lịch nông nghiệp (hay còn gọi du lịch cộng đồng).
Nhà vườn Làng hoa Sa Đéc- mô hình du lịch nông nghiệp tiêu biểu của Đồng Tháp (Ảnh: nld.com.vn)
TP. Sa Đéc đã vận động các hộ kinh doanh hoa kiểng đầu tư, nâng cấp cơ sở; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư khai thác dịch vụ kết hợp tham quan du lịch, như: xây dựng Đài quan sát làng hoa, cánh đồng hoa, cầu cảnh với không gian độc đáo, mới lạ thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh.
Đến nay, tại Đồng Tháp đã hình thành nhiều mô hình du lịch nông nghiệp tiêu biểu, thu hút đông đảo du khách tham, quan, trải nghiệm. Có thể kể đến khung cảnh trên tuyến đường hoa Cai Dao - Sa Nhiên, những khu vườn hoa kiểng Happy Land Hùng Thy, Ngọc Lan, cánh đồng hoa hồng rộng 2,5 ha, vườn hồng Tư Tôn… phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, TP. Sa Đéc còn được biết đến với những khu du lịch nông nghiệp kiểu homestay, như: Ngôi nhà Hoa Ếch; Ngôi nhà Tre - Phong levent.
Tỉnh Đồng Tháp cũng duy trì thường xuyên việc chỉnh trang các bồn hoa, trồng bổ sung cây xanh, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, lát gạch vỉa hè, thiết kế và xây dựng các mô hình hàng rào cây xanh, tạo mỹ quan đô thị phục vụ khách du lịch. Hàng năm, TP Sa Đéc (Đồng Tháp) đón khoảng 1 triệu du khách, trong đó khách quốc tế trên 40.000 lượt, đến trải nghiệm các mô hình du lịch nông nghiệp.
Đồng Tháp Mười gần đây đã phát huy giá trị mô hình du lịch nông nghiệp "Đồng sen Tháp Mười".
Tháp Mười là huyện có diện tích trồng cây sen lớn nhất cả nước, gần đây đã phát huy giá trị mô hình du lịch nông nghiệp "Đồng sen Tháp Mười". Để thực hiện mô hình du lịch nông nghiệp, nhiều hộ dân đã đầu tư khai thác các loại hình du lịch trải nghiệm, như: chèo xuồng ngắm cảnh đồng sen; câu cá; thưởng thức ẩm thực đồng quê với nhiều món ăn được chế biến từ sen. Đây là điểm thu hút đông đảo khách du lịch từ TP HCM và các tỉnh ở ĐBSCL vào dịp cuối tuần và các kì nghỉ lễ.
Hay như huyện Lai Vung vốn nổi tiếng cả nước với hệ thống vườn quýt hồng trĩu quả, cho cây trái quanh năm. Giờ đây, nông dân ở huyện Lai Vung không chỉ sản xuất quýt hồng bán ra thị trường, mà mạnh dạn mở cửa các khu, điểm du lịch nông nghiệp thu hút du khách đến tham quan ngày càng tăng.
Khai thác hiệu quả các tiềm năng
Các chuyên gia cho rằng, phát triển du lịch nông nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng đặc trưng riêng của Đồng Tháp, không chỉ giúp người dân tăng thu nhập đáng kể, mà còn giúp ngành du lịch của tỉnh có thêm nhiều gam màu tươi mới, tạo ra nhiều giá trị, góp phần thay đổi diện mạo từ thành thị đến nông thôn.
Nông dân Đồng Tháp phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp trải nghiệm
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhiều nông dân Đồng Tháp đã chuyển hướng phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với khai thác du lịch. Mô hình kinh tế mới không những giúp nông dân cải thiện thu nhập, mà thay đổi tư duy về phát triển kinh tế nông nghiệp của nông dân cũng được nâng lên rất nhiều.
Loại hình du lịch nông nghiệp giúp người dân Đồng Tháp phát triển kinh tế bền vững
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, thời gian qua, với việc phát triển mô hình du lịch nông nghiệp giúp nông dân cải thiện thu nhập gấp nhiều lần so với cách canh tác truyền thống. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch nông nghiệp còn giúp kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nông sản, tạo thêm việc làm ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Ông Ngô Quang Tuyên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, chia sẻ, du lịch nông nghiệp ở Đồng Tháp tuy xuất phát điểm trễ hơn so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, vì thế, tỉnh đã đẩy mạnh loại hình du lịch nông nghiệp và gắn với nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu góp phần đa dạng hóa, làm phong phú sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, con người, văn hóa Đồng Tháp.
“Tôi cho rằng, du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho người dân. Mặt khác, du lịch nông nghiệp không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương", ông Ngô Quang Tuyên nhấn mạnh.
Bài và ảnh: Mộc Miên (TH)
Từ khóa:
OCOP Việt Nam
du lịch nông nghiệp
Phát triển du lịch nông nghiệp – Hướng đi đầy triển vọng củaĐồng Tháp
Tin mới hơn

LNV - Thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá, tuần hàng xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP có ý nghĩa lớn, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP không chỉ của Hà Nội mà còn đến từ nhiều tỉnh, TP trong cả nước gặp gỡ, kết nối giao thương. Trên cơ sở đó, quảng bá được thương hiệu sản phẩm để tiếp cận gần hơn đến thị trường với hơn 10 triệu dân ở Thủ đô và vùng lân cận.

OVN - Vừa qua, huyện Cẩm Khê đã tổ chức hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP năm 2023.

OVN - Với niềm trăn trở làm sao để xua tan nỗi lo được mùa mất giá của nhà vườn và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận đã nghiên cứu chế biến, đưa sản phẩm từ trái xoài cát Hòa Lộc cũng như một số loại trái cây khác của miệt vườn Tây Nam Bộ vươn tầm trở thành đặc sản OCOP tại tỉnh Tiền Giang.

OVN – Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi ong mật, tỉnh Phú Thọ có nhiều mô hình nuôi ong lấy mật hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

OVN - Là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm", đến nay nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đã vươn xa ra thị trường trong và ngoài nước. Với việc nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm tham gia chương trình OCOP mà tỉnh, các ngành, địa phương đang thực hiện đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn
Tin khác

OVN- Ngày 22/08/2023, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh chính thức khai mạc chương trình tập huấn nâng cao năng lực đối với cán bộ và chủ thể OCOP giai đoạn 2023 - 2025. Dự chỉ đạo đồng chí Nguyễn Văn Vọng - Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh. Cùng sự tham gia của hơn 60 cán bộ quản lý chương trình OCOP của các huyện, thị xã, thành phố và các phường trên địa bàn tỉnh.

OVN - Nhằm xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, Sơn La tổ chức Chợ phiên OCOP - Sơn La: Về miền nông sản.

OVN - Sáng 17/8, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023.

OVN - Thời gian qua, việc lựa chọn các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo dựng thương hiệu được các HTX trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng. Qua đó từng bước xây dựng thương hiệu từ các sản phẩm đặc trưng.

OVN – Với tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn mạnh, các làng nghề ở Thủ đô Hà Nội đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng để tham gia chương trình OCOP.

OVN - Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Với thế mạnh và tiềm năng của mình, sản phẩm OCOP Nghệ An thực sự rất có thị trường để tham gia vào phát triển du lịch.

OVN - Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Hậu Giang năm 2023 với mục tiêu kích cầu tiêu dùng sản phẩm đặc sản địa phương, mang đến cho khách tham quan có thêm cơ hội mua sắm.

LNV - Kể từ khi khai trương đến nay, Không gian văn hóa trà Suối Giàng đã biến giấc mơ làm du lịch của người dân xã Suối Giàng thành hiện thực. Thông qua hoạt động nghỉ dưỡng, thưởng trà và tìm hiểu văn hoá H’Mông, Cơ sở này đã đón tiếp hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm mỗi năm.

OVN - Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Sản phẩm OCOP Sơn La khẳng định thương hiệu, chất lượng chinh phục được thị trường

OVN - Ngày 6/7, Cần Thơ ra mắt điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP đặt tại cơ sở hủ tiếu Nhà Bè, trên chợ nổi Cái Răng, khởi đầu có 10 chủ thể được kết nối.

OVN - Những năm qua, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tăng cường sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập của người dân và phát triển kinh tế của huyện.

OVN - Trăn trở trước tình trạng ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Xuân Hùng, ở xã Ninh Hiệp đã 'biến' khu đất hoang tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm thành điểm xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa, kết hợp mô hình vườn ao và dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

LNV - Trong tháng 6/2023, tại điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô, số 176 Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội) Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành khảm trai, sừng mỹ nghệ, thêu ren năm 2023.

OVN - Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bình Định, Hội chợ triển lãm thương mại sản phẩm OCOP và làng nghề Bình Ðịnh năm 2023 sẽ diễn ra tại tại mặt bằng K200, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn từ ngày 21 - 27/6 với nhiều điểm mới trong xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống của tỉnh.