Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề

OVN - Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Vươn cao nhờ OCOP

Hưng Hà là huyện có nhiều nghề và làng nghề phát triển với 54 làng nghề được UBND tỉnh Thái Bình cấp bằng công nhận. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm qua huyện đã có nhiều cơ chế khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho các làng nghề, đặc biệt là những hộ có tâm huyết với nghề truyền thống được vay vốn để đầu tư máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn.

Bánh đa Quỳnh Côi là một trong bốn sản phẩm được công nhận  OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Quỳnh Phụ
Bánh đa Quỳnh Côi là một trong bốn sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Quỳnh Phụ

Với quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống, ông Nguyễn Văn Xanh - một trong những người “giữ nghề” dệt chiếu cói có thâm niên tại khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân cho biết: Những năm gần đây, do phải cạnh tranh với chiếu nhựa nên nghề dệt chiếu cói gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sản phẩm chiếu cói vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Chiếu cói được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là cây cói và sợi đay. Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường nên an toàn đối với người sử dụng và phù hợp với thời tiết nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nguyên liệu sản xuất chiếu tôi lấy từ các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Thanh Hóa. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ cùng sự hỗ trợ của huyện trong khôi phục, phát triển nghề truyền thống, gia đình tôi đầu tư 10 máy dệt chiếu cói, hiện, mỗi ngày sản xuất khoảng 200 lá chiếu cói. Cơ sở của tôi sản xuất chiếu dệt với nhiều loại: khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa. Giá chiếu dao động từ 300.000 - 350.000 đồng/ một đôi tùy kích cỡ. Năm 2023, sản phẩm chiếu cói của gia đình tôi được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao qua đó giúp thương hiệu được quảng bá rộng rãi, việc tiêu thụ thuận lợi hơn.

Bánh đa Quỳnh Côi đã có từ lâu đời, được lưu truyền trở thành đặc sản mà đi đâu người ta cũng nhắc đến. Đây cũng là một trong những sản phẩm đầu tiên của huyện Quỳnh Phụ được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020.

Anh Hoàng Phó Nam, chủ thể sản phẩm OCOP bánh đa Quỳnh Côi cho biết: Mọi công đoạn sản xuất bánh đa Quỳnh Côi của cơ sở đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt, kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Nhờ áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại, cơ sở của gia đình tôi đã thay đổi cách sản xuất từ phơi bánh ngoài trời, vo gạo làm thủ công sang máy móc, thay sức người bằng sức máy hiện đại hơn. Sau khi bánh thái xong sẽ được đưa vào cuộn, gấp rồi đưa vào sấy trong phòng sấy tách ẩm. Quá trình sấy khô ở nhiệt độ cao giúp cho bánh không bị bám bụi bẩn và giữ nguyên được hương vị đậm đà của gạo. Cách làm này thay thế hoàn toàn công đoạn phơi thủ công bằng ánh nắng mặt trời theo truyền thống. Cuối cùng, sau khi sấy khô, bánh đa sẽ được chuyển ra ngoài và đưa vào đóng gói bằng túi nilon chuyên dụng để sản phẩm luôn được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chiếu cói của gia đình ông Nguyễn Văn Xanh, khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023.
Chiếu cói của gia đình ông Nguyễn Văn Xanh, khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023.

Đặc biệt, bánh đa Quỳnh Côi không chứa các chất phụ gia, chất bảo quản nên rất an toàn cho người sử dụng. Nhờ tự động hóa nhiều khâu trong sản xuất nên năng suất sản phẩm được nâng lên đáng kể, từ quy mô vừa và nhỏ đã phát triển lên quy mô lớn, tiêu thụ hơn 120.000 tấn gạo/năm. Có 3 cái được khi sản phẩm được “gắn sao” OCOP: Thứ nhất là tiêu thụ thuận lợi hơn, thứ hai là giải quyết được việc làm cho người dân, từ đó nâng cao thu nhập và thứ ba là mang tính xã hội lớn - có sự lan tỏa về giá trị sản phẩm sau khi được công nhận OCOP, tạo được niềm tin, thu hút người tiêu dùng hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại không phải là sản phẩm OCOP.

Theo thống kê, toàn tỉnh Thái Bình hiện có 22 sản phẩm OCOP của các làng nghề đạt chứng nhận 3 sao, 4 sao. Hầu hết các sản phẩm làng nghề sau khi gắn sao OCOP đều phát triển tốt, với mức bình quân tăng từ 20 - 25% so với trước khi tham gia chương trình. Trong đó, có một số sản phẩm phát triển thị trường rất khả quan, có mặt tại nhiều chuỗi hệ thống siêu thị trong nước và xuất khẩu thành công tại những thị trường khó tính.

Phát triển sản phẩm - trọng tâm làng nghề

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 141 làng nghề, trong đó: 22 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 4 làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ; 4 làng nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề; 107 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát; 4 làng nghề phục vụ đời sống dân cư nông thôn. Ngoài phát triển ổn định các nghề truyền thống đã du nhập thêm một số nghề mới: dệt chiếu nilon, móc sợi, làm lông mi giả... góp phần giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động, doanh thu bình quân của làng nghề đạt 40.652 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân 13.971 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 106 làng có nghề nhưng chưa được công nhận. 22 sản phẩm OCOP từ các làng nghề đều là những “tinh hoa” mang thương hiệu, đặc trưng của mỗi địa phương. Tuy nhiên, con số này so với 141 làng nghề, gần 200 sản phẩm OCOP hiện có còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng.

Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề

Ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Qua rà soát, trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm làng nghề chưa xây dựng được thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, bị cạnh tranh mạnh bởi các sản phẩm công nghiệp. Quy mô làng nghề nhỏ, sản xuất phân tán trong khu dân cư của các vùng nông thôn; hầu hết các cơ sở ngành nghề nông thôn đều hoạt động dưới mô hình hộ gia đình, một số ít là cơ sở ngành nghề quy mô nhỏ; chỉ có 31/141 làng nghề có cơ sở ngành nghề là doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống trong đó chú trọng tổ chức sản xuất tại các làng nghề theo hướng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao, xây dựng sản phẩm OCOP từ sản phẩm làng nghề góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, phấn đấu mỗi năm có từ 1 - 2 sản phẩm làng nghề được công nhận sản phẩm OCOP.

Không phải tất cả sản phẩm từ những làng nghề đều cần trở thành sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, nếu cùng một sản phẩm được sản xuất ở nhiều nơi, người tiêu dùng sẽ ưu tiên chọn mua ở làng nghề, tương tự, sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng hơn sản phẩm cùng loại sản xuất đại trà. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc “gắn sao” OCOP cho sản phẩm truyền thống được nhìn nhận là hướng đi mới, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững và vươn ra thị trường lớn hơn.

Ngân Huyền

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề
Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề
OVN - Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Tin khác

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
OVN - Từ nguồn nông sản đỗ tương được trồng ở trong nước, đảm bảo an toàn, không biến đổi gen, bà Đỗ Thị Ngọc Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã phát triển thành công sản phẩm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Trồng ổi dưới chân núi Tiên ở Nghĩa Đàn
Trồng ổi dưới chân núi Tiên ở Nghĩa Đàn
OVN - Ổi ở xã Nghĩa Sơn có gần 150 ha, trồng dưới chân núi Tiên. Mùa này, ổi nơi đây được khách hàng nhiều vùng miền trong cả nước đặt mua. Đây là vùng trọng điểm trồng ổi của huyện Nghĩa Đàn.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến tại 45 Lê Duẩn, Thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Với đam mê và sự nỗ lực không ngừng, chị đã biến ý tưởng ban đầu thành một mô hình kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
LNV - Sản phẩm nón lá làng Chuông đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, là một trong những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội.
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
OVN - Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Trà Shan tuyết cổ thụ Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp
Trà Shan tuyết cổ thụ Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp
OVN - Theo thông báo từ Hiệp hội bình chọn sản phẩm nông nghiệp thế giới tại Pháp, tỉnh Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu lá cây trà Shan tuyết cổ thụ Hoàng Liên Sơn ở Sa Pa đã đạt giải thưởng trà thế giới, với 2 giải Đồng và 1 giải Ấn tượng.
OCOP Quang Ninh specialties come to the Capital
OCOP Quang Ninh specialties come to the Capital
OVN - On the morning of October 22, many people in Hanoi were excited to learn and experience at the OCOP Quang Ninh product display and introduction area and the restaurant complex to experience OCOP products Caseyai Coffee & Food, 1st floor-CT1 -CT2, Ha Dong Fire Protection Complex Apartment, Phu Luong Ward, Ha Dong, Hanoi.
Giữ gìn nghề gia truyền và phát triển nhang sạch
Giữ gìn nghề gia truyền và phát triển nhang sạch
OVN - Xưởng nhang sạch Quốc Bảo, đặt tại xóm 8, thôn An Xá, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương là một trong những cơ sở sản xuất nhang có truyền thống lâu đời. Được thành lập từ năm 1996, xưởng Quốc Bảo kế thừa và phát triển nghề làm nhang từ gia đình, với mong muốn giữ gìn nét văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Lan toả sản phẩm OCOP Thạch An
Lan toả sản phẩm OCOP Thạch An
OVN - Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thạch An, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) chuyên sản xuất các sản phẩm từ cây thạch đen như: Thạch đen ăn liền, Thạch đen trân châu, Thạch đen topping, Siro Thạch An, Thạch An thực dưỡng, Thạch tiên thảo… Nhiều sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao. Năm 2024, có 3 sản phẩm: Thạch đen Thạch An, Thạch đen trân châu, Boonghey - Thạch An được đề nghị phân hạng sản phẩm OCOP.
Đặc sản OCOP Quảng Ninh đến Thủ đô
Đặc sản OCOP Quảng Ninh đến Thủ đô
OVN - Sáng 22-10, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội hào hứng tìm hiểu, trải nghiệm tại Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP Quảng Ninh và tổ hợp nhà hàng trải nghiệm sản phẩm OCOP Caseyai Coffee & Food, tầng 1-CT1-CT2, Chung cư PCCC Complex Hà Đông, phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.
OCOP product development: Awaken local potential and advantages
OCOP product development: Awaken local potential and advantages
OVN - Implementing the One Commune One Product Program (OCOP), many localities in the province have effectively exploited the potential and advantages of craft villages and typical agricultural products to promote commodity production, gradually raising their position. , product value.
Advantages of product development OCOP Hanoi from cultural capital and indigenous knowledge
Advantages of product development OCOP Hanoi from cultural capital and indigenous knowledge
OVN - Implementing the One Commune One Product Program (OCOP), recently, many farmers, cooperatives, and small businesses in Hanoi have exploited this advantage to develop OCOP products. Local raw materials combined with indigenous culture and farming knowledge have been enhancing products and giving them high economic value.
Kiên Giang nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Kiên Giang nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Kiên Giang đến nay có 269 sản phẩm OCOP (One Commune One Product - Mỗi xã một sản phẩm). Nhiều sản phẩm đã được xuất ngoại và mang về lợi nhuận hấp dẫn cho người dân. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng (6 sản phẩm 5 sao, 36 sản phẩm 4 sao và 227 sản phẩm 3 sao), gồm: gạo, nước mắm truyền thống Phú Quốc, tiêu, sim, mật ong, dừa, khô cá các loại, lạp xưởng cá thu, yến sào…
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động