Thêm 20 sản phẩm được phân hạng sản phẩm OCOPTiền Giang
13:05 | 17/11/2021
OVN - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang tổ chức buổi họp đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2021. Hội đồng đã đánh giá và phân hạng 21 sản phẩm của 05 chủ thể sản xuất và đã có 10 sản phẩm được phân hạng OCOP 04 sao, 10 sản phẩm được phân hạng OCOP 03 sao...
Ảnh minh họa
Qua quá trình thẩm định, đánh giá, đã có 10 sản phẩm được phân hạng OCOP 04 sao, gồm: Yến chưng thượng hạng, Yến chưng đường phèn (nhãn vàng), Yến chưng đường phèn (nhãn đỏ), Yến chưng đường ăn kiêng (nhãn vàng), Yến chưng đường ăn kiêng (nhãn đỏ), Yến chưng đường phèn 18%, Yến chưng đường ăn kiêng 18%, Yến chưng dành cho trẻ em Kids 18%, Yến chưng dành cho trẻ em đặc biệt và cao cấp của chủ thể sản xuất Công ty TNHH TMDV Trí Sơn, TP. Mỹ Tho.
Sản phẩm rượu yến đạt OCOP của công ty TNHH TMDV Trí Sơn (Ảnh: minh họa)
10 sản phẩm được phân hạng OCOP 03 sao, gồm: Rượu đông trùng hạ thảo 29 độ, Rượu yến sâm 29 độ (chủ thể sản xuất Công ty TNHH TMDV Trí Sơn, TP. Mỹ Tho); mít Thái sấy thăng hoa, bánh flan sữa dê tươi, yaourt sữa dê tươi, yaourt sữa dê sấy, yaourt sữa dê trái cây sấy khô (sấy thăng hoa), bánh flan sữa dê sấy khô (chủ thể sản xuất Hợp tác xã Nông nghiệp Đông Nghi, huyện Châu Thành); cải ngồng (chủ thể sản xuất Hợp tác xã Rau an toàn Bình Nghị, huyện Gò Công Đông); cải chua (chủ thể sản xuất Cơ sở sản xuất Cải chua Thanh Quí, huyện Gò Công Đông).
Còn lại là sản phẩm nước tương Tamari Nguyên Dương (chủ thể sản xuất Cơ sở sản xuất nước tương Thuần Chay, huyện Gò Công Đông) chưa được phân hạng và sẽ được Hội đồng tiếp tục đánh giá trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá cao các chủ thể sản xuất đã tâm huyết thực hiện những ý tưởng để tạo ra sản phẩm đặc trưng. Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các chủ thể sản xuất, cơ quan liên quan và Hội đồng tiếp tục nghiên cứu giải pháp để ngày càng có thêm nhiều sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP phục vụ được nhiều thị trường, đối tượng; đồng thời, góp ý để các chủ thể có thể tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm, mở rộng hơn nữa vai trò vị trí giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp.
Ông Phạm Văn Trọng nhấn mạnh, các sản phẩm OCOP phải gắn liền với việc tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại địa phương và đa dạng sản phẩm. Các sở, ngành liên quan phải tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn cố định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt chú ý đến yếu tố môi trường; đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền quảng cáo sản phẩm, lựa chọn biểu tượng, biểu trưng phù hợp…
Minh Khang
Tin mới hơn

OVN - Giá cà phê những tháng gần đây liên tục biến động, có thời điểm tăng mạnh, lúc lại giảm sâu 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Giữa cơn bão giá, Công ty TNHH Thuần Trịnh Coffee (Lâm Đồng) - đơn vị sở hữu sản phẩm cà phê hữu cơ đạt chuẩn OCOP 4 sao, mong người làm nghề giữ vững “cái tâm”, kiên định hướng đi bền vững.

OVN – Nổi bật giữa vùng đất giàu tiềm năng thủy sản, Hộ kinh doanh Ngọc Giàu đã thành công xây dựng thương hiệu nhờ những sản phẩm chế biến chất lượng từ tôm đất đặc sản, đạt chuẩn OCOP tại Cà Mau. Đặc biệt, vào tháng 3/2025, chủ cơ sở – bà Trương Ngọc Giàu vinh dự được UBND tỉnh đề cử danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ 4 trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, với những đóng góp bền bỉ cho nghề làm tôm khô truyền thống.

OVN - Trong đợt 2 năm 2024, 4 sản phẩm yến chưng Hoàng Kim đã được công nhận OCOP 4 sao, minh chứng cho cam kết chất lượng và sự hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh Khánh Hòa.

OVN – Mặc dù bệnh nặng, nhưng sức khoẻ sớm cải thiện sau khi sử dụng nấm đông trùng hạ thảo, vợ chồng ông Đặng Hồng Khoa và bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã nhận thấy tiềm năng từ loại dược liệu này. Thế rồi, suốt hơn 10 năm qua, đôi vợ chồng trẻ ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) lao vào nghiên cứu, góp phần đưa sản phẩm chế biến từ đông trùng hạ thảo đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, đồng thời “nung nấu” khát vọng mang thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế.

OVN - Thái Nguyên đã chứng nhận hơn 300 sản phẩm OCOP, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm địa phương.

OVN -Vừa qua, Hội đồng OCOP tỉnh Sơn La đã tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao trong đợt đánh giá năm 2025. Các sản phẩm được công nhận đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã, bao bì và quy trình sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông sản an toàn, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tin khác

OVN - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.

OVN - Sáng 10/6, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá các sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2025 do cấp huyện đề xuất. Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.

OVN - Triển khai chương trình OCOP, đến nay, tỉnh Sơn La có 204 sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên. Những sản phẩm mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân. Đồng thời, góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

OVN - Dù gắn bó với nghề sản xuất nước mắm từ những ngày còn đôi mươi nhưng với bà Đặng Thị Luận – người khai sinh ra nước mắm Luận Nghiệp chỉ đến khi tham gia OCOP, sản phẩm của HTX mới thực sự được “sang trang”.

OVN - Một trong những sản phẩm tiêu biểu của sản phẩm tiêu biểu của Bắc Giang là Mỳ gạo Lục Ngạn - kết tinh của tâm huyết, trí tuệ và bàn tay tài hoa của những người thợ làng nghề Thủ Dương (xã Nam Dương).

OVN - From a rustic gift in the highlands, Cao Ky apricot (Cho Moi district, Bac Kan province) is growing to become a key crop, achieving 3-star OCOP standards (2021). With outstanding health value, this fruit has entered demanding markets like Japan, opening up many development prospects for the locality.

OVN - Sau 5 năm thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Cà Mau đã chứng nhận cho 191 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 3 sao. Năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP đạt 240 sản phẩm.

OVN - Triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, Ninh Thuận đã có 182 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, các sản phẩm từ nho chiếm vị trí quan trọng, bao gồm nho tươi, rượu vang, siro,
nho sấy...

OVN - Bắc Giang không ngừng nâng tầm sản phẩm OCOP với sự đầu tư vào chất lượng, mẫu mã và truy xuất nguồn gốc. Nhưng để chương trình này thực sự bền vững, yếu tố môi trường cần được đặt ngang hàng với các tiêu chí hiện hữu. Từ việc sử dụng bao bì thân thiện đến sản xuất sạch, OCOP xanh đang là xu hướng mới – một cuộc chuyển mình đầy trách nhiệm với cộng đồng và thiên nhiên.

OVN - Tiền Giang thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ nông nghiệp kết hợp du lịch xanh, nâng cao thương hiệu và thu nhập cộng đồng địa phương.

OVN - Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản xuất mà còn ở khả năng tổ chức, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia chương trình OCOP góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng và coi đây là hướng đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.

OVN - Những năm gần đây, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Để hướng tới sản xuất bền vững, các sản phẩm OCOP không chỉ được chú trọng về chất lượng và mẫu mã mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.

OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.

OVN - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.