Vân Đồn - Quảng Ninh: Gỡ khó cho người dân trong tiêu thụ cam Vạn Yên
09:19 | 16/12/2021
OVN - Là sản phẩm OCOP thế mạnh của huyện Vân Đồn với chất lượng ngon, ngọt, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng,nhưng thời điểm này, khi Cam Vạn Yên đã vào vụ thì việc tiêu thụ cam của người dân nơi đây đang gặp khó do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Vụ cam năm 2021, cả xã Vạn Yên có 200ha trồng cam
Xã Vạn Yên (Vân Đồn) là vùng trồng chủ yếu các loại cam của Vân Đồn: Cam giấy, cam V2, cam đường Canh, cam CS1. Hiện trên địa bàn đang có 2 HTX trồng cam với khoảng gần 40 xã viên tham gia phát triển cây cam là HTX 10/10 và HTX Nông trang Vạn Yên. Đây là 2 HTX được định hướng là đầu mối áp dụng, lan toả kỹ thuật trồng cam trên địa bàn. Không chỉ cùng kiểm soát chất lượng, các HTX còn làm chủ các kỹ thuật chiết, ghép cây, đảm bảo quy trình kỹ thuật trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mùa vụ, tiêu thụ sản phẩm...
Ông Lưu Thành Viên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Vạn Yên cho biết: Vụ cam năm 2021, cả xã Vạn Yên có 200ha trồng cam, trong đó diện trồng trong quy hoạch 183ha. Xác định đây là ngành nghề mũi nhọn, hàng năm chúng tôi đã vận động bà con canh tác, đảm bảo chất lượng. Đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá và phát huy mạnh mẽ việc liên kết tiêu thụ, nhất là việc thành lập các nhóm bán hàng và bán hàng online trong HTX. Theo ước tính sơ bộ, sản lượng thu hoạch cam năm nay của xã dự kiến đạt khoảng 300 tấn cam các loại. Hiện tại, cũng đang vào vụ thu hoạch cam. Tuy nhiên, so với thời điểm này mọi năm, việc tiêu thụ cam của xã đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo chia sẻ của các hộ trồng cam trên địa bàn xã Vạn Yên, thông thường hàng năm cam bán tại vườn sẽ có giá khoảng 30.000-32.000 đồng/kg cam đường Canh và cam giấy; 20.000 đồng/kg cam CS1 và 21.000-23.000 đồng/kg cam V2. Năm nay do tiêu thụ khó nên giá bán tại vườn cũng bị hụt giảm đi 2 đến 3 giá.
Cam tại vườn đã bắt đầu chín và cho chất lượng quả ngon, ngọt
Bà Hoàng Thị Phượng, thôn 10/10, xã Vạn Yên cho biết. gia đình bà trồng cam từ năm 2013 đến nay. Việc chăm sóc, áp dụng các kỹ thuật trồng, canh tác theo tiêu chuẩn đều được gia đình áp dụng để cho quả cam có chất lượng tốt nhất. Thời điểm này, cam tại vườn đã bắt đầu chín và cho chất lượng quả ngon, ngọt. Nhưng hiện tại, thì việc tiêu thụ cam đang gặp khó. Nếu thời điểm này, những năm trước, các thương lái đã đặt hàng và vào tận vườn hái cam tấp nập, nhưng năm nay, việc tiêu thụ đang phải trông chờ vào chính quyền địa phương và việc cho du khách trải nghiệm, hái cam tại vườn.
Cùng chung nỗi lo, chị Nguyễn Thị Lý, thôn 10/10, xã Vạn Yên, chia sẻ: Vụ cam năm nay, gia đình tôi trồng khoảng 3ha cam các loại. Thời điểm này, cam đã bắt đầu được thu hoạch. Dự kiến sản lượng năm nay cũng được khoảng 10 tấn. Xác định việc tiêu thụ sẽ khó khăn hơn so với mọi năm do dịch bệnh, nên ngay từ đầu mùa cam, gia đình tôi đã tìm hướng bán hàng online, bán buôn, bán lẻ, cho khách tham quan chụp ảnh, hái và mua cam tại vườn vào dịp cuối tuần,... để tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại gia đình tiêu thụ được được khoảng gần 3 tấn cam. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, người dân cùng chung tay tiêu thụ cam Vạn Yên (Vân Đồn) đang vào vụ.
Mùa vụ thu hoạch cam Vạn Yên bắt đầu từ trung tuần tháng 11 và kéo dài trong vòng 2,5 tháng. Hiện nay, nhiều vườn cam Vạn Yên đã bắt đầu chín rộ và đang cho thu hoạch. Ước tính, với 1ha cam vào vụ, trung bình cũng có thể cho người dân thu hoạch khoảng hơn 200 triệu đồng/năm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất. Chính vì vậy, ngoài việc giữ vững thương hiệu cam Vạn Yên thì việc tìm đầu ra cho người dân trước ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang được các cấp chính quyền huyện Vân Đồn triển khai thực hiện quyết liệt, với những giải pháp căn cơ, kịp thời.
Ông Từ Tú Dương, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Thời gian qua, huyện tập trung các nguồn lực, giải pháp phát triển các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm cam Vạn Yên nói riêng. Huyện cũng luôn đồng hành cùng người nông dân trồng cam tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Điển hình như, đã kết nối tiêu thụ qua Sở Công Thương, đẩy mạnh tuyên truyền mở rộng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng trực tuyến, trực tiếp...
Thời gian tới, song song với nhiệm vụ phát triển, giữ vững thương hiệu cam Vạn Yên, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn trong và ngoài huyện cùng chung tay tiêu thụ sản phẩm. Duy trì việc tạo điều kiện vay vốn cho các hộ để đảm bảo nguồn lực sản xuất. Đồng thời, từng bước phát huy thế mạnh du lịch trải nghiệm, hái và mua cam tại vườn để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Bài, ảnh: Minh Đức
Tin mới hơn

OVN - Đồng Nai là địa phương thuộc tốp đầu cả nước trong phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm OCOP được địa phương quan tâm, chú trọng.

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.

OVN - Ngày 21/6, Đà Nẵng khai trương Trung tâm OCOP Hòa Xuân thúc đẩy phát triển sản phẩm địa phương và thương mại điện tử.

OVN - Thanh Hóa hiện có 123 nghề, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Việc có nhiều nghề, làng nghề cùng tham gia xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống mà còn tạo thêm giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn.

OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.
Tin khác

OVN - Với sự đầu tư có chiến lược, bài bản, huyện Bảo Lâm đã có nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.

OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.

OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.

OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.

OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.

OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .

OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...