Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu

OVN - Đó là câu chuyện của nhóm bạn trẻ có công việc ổn định tại TP. HCM, nhưng đã chọn về xã An Toàn (huyện An Lão, tỉnh Bình Định) phát triển du lịch sinh thái và thương mại sản phẩm OCOP từ dược liệu địa phương.

Những năm gần đây, việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả kinh tế, quảng bá sản phẩm kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp đang là xu hướng khởi nghiệp được nhiều bạn trẻ quan tâm, trong đó có anh Thái Minh Tiến (SN 1995) cùng bạn bè. Đang ổn định tại TP. HCM với công việc dược sĩ, nhận thấy tiềm năng về nguồn tài nguyên rừng và dược liệu đa dạng, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã An Toàn, huyện An Lão (Bình Định), anh Tiến cùng 04 bạn trẻ khác đã về địa phương khởi nghiệp từ năm 2020.

Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Cảnh đẹp như tranh vẽ của “cổng trời” An Lão
Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Cảnh đẹp như tranh vẽ của “cổng trời” An Lão

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp, anh Tiến cho biết: “Các chứng minh lâm sàng đã cho thấy giá trị từ những bài thuốc, vị thuốc từ dược liệu cổ truyền cùng nhu cầu sử dụng dược liệu hữu cơ ngày càng tăng. Đây là cơ sở khiến nhóm tin tưởng tiềm năng và cơ hội thương mại sản phẩm từ dược liệu”. Để góp phần tạo mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân tại huyện An Lão, nhóm cũng quyết định thành lập HTX nông nghiệp và dịch vụ An Toàn.

Đặc biệt, những sản phẩm dược liệu tại huyện An Lão có nhiều ưu điểm vượt trội nhờ vào điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, giúp cây thuốc phát triển tốt, đạt chất lượng cao. Những sản phẩm dược liệu sinh trưởng nơi đây cũng vô cùng đa dạng, thường được trồng theo phương pháp hữu cơ, ít hóa chất. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn góp phần bảo tồn, khai tác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý.

Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Anh Thái Minh Tiến cùng bạn trẻ về xã An Toàn khởi nghiệp từ năm 2020.
Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Từ bỏ cuộc sống ổn định, nhóm của anh Tiến đã về quê khởi nghiệp do nhận thấy tiềm năng của địa phương

Không chỉ tận dụng nguyên liệu sẵn có, nhóm anh Tiến còn đẩy mạnh trồng thêm dược liệu mới, ưu tiên những sản phẩm thuốc, phục vụ chế biến thực phẩm. HTX cũng giúp bà con nông dân chuyển đổi, khai thác dược liệu có hiệu quả kinh tế cao như: Nấm lim xanh, trà thảo dược insulac, chè dây dạ cẩm, cao dược liệu,… Qua đó, góp phần tối ưu sản xuất trên từng đơn vị diện tích rừng. Ngoài sở trưởng về dược liệu, anh Tiến và các thành viên cũng cùng người dân bước đầu chuyển đổi dứa, khoai mỳ thô thành nhiều sản phẩm tinh chế như dứa sấy, mật dứa, bột năng để ổn định giá thành, cung cấp cho nhiều thị trường.

“Trước đây, bà con xã An Toàn, huyện An Lão chủ yếu trồng dứa và khoai mì, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, do giá thành thu mua sản phẩm thô thường bấp bênh, không đảm bảo” - một thành viên HTX trăn trở. Hành trình “bỏ phố về quê” chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với những thanh niên thành thị. Ban đầu, nhóm gặp nhiều khó khăn để thích ứng với cuộc sống nơi núi rừng đại ngàn.

Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định có tiềm năng về nguồn tài nguyên rừng và dược liệu đa dạng
Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định có tiềm năng về nguồn tài nguyên rừng và dược liệu đa dạng

Khi về đây, cuộc sống của anh Tiến và các bạn thay đổi “180 độ” từ sinh hoạt đến những công việc lao động hằng ngày, thay vì bút viết, sách vở, anh phải chuyển sang cầm cuốc, liềm. Nhờ có chung niềm say mê với thiên nhiên và cây thuốc, khao khát tạo giá trị cho dược liệu Việt, công việc chế biến dược liệu đã vào guồng “nóng máy”.

Hiện nay, nhiều sản phẩm của HTX như: Nấm lim xanh, chè dây dạ cẩm, trà thảo dược, cao dược liệu,… do nhóm nghiên cứu, sản xuất, đưa ra thị trường đều đã gặt hái được thành công nhất định. Trong đó, có cả những sản phẩm được đánh giá đạt chứng nhận OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.

Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Không chỉ thế mạnh về nguồn dược liệu, địa phương còn giàu tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái
Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Không chỉ thế mạnh về nguồn dược liệu, địa phương còn giàu tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái

Huyện An Lão được thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan kỳ vĩ, khí hậu quanh năm mát mẻ với những con thác, khu rừng nguyên sinh tuyệt đẹp, được mệnh danh là “cổng trời” ở Bình Định. Đồng thời, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời của người dân tộc Bana. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa bản địa. Do đó, ngoài các vườn trồng dược liệu và nhà xưởng chế biến sản phẩm, anh Tiến cùng nhóm cũng triển khai mô hình du lịch sinh thái Farmstay cung cấp trang trại, khu nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe cho khách lữ hành đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng núi.

Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Địa phương còn là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Bana cùng nhau sinh sống
Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Địa phương còn là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Bana cùng nhau sinh sống

Bên cạnh việc đem lại các dịch vụ hấp dẫn, mô hình còn giúp cải thiện kinh tế và đời sống văn hóa cho người đồng bào dân tộc Bana, giúp họ có công việc ổn định, giảm tình trạng khai thác rừng và săn bắt động vật. Đồng thời, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tại địa bàn tỉnh, hỗ trợ điều trị căng thẳng, giúp du khách chịu tổn thương về tâm lý được sử dụng dịch vụ y học cổ truyền và dược liệu phục hồi sức khỏe. Trong năm nay, anh Tiến cho biết, HTX sẽ nhân rộng sản phẩm, mô hình trên sang nhiều tỉnh thành khác, đặc biệt những khu vực chưa phát triển, giúp nông dân thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, lựa chọn giống cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Tin khác

Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.
TP. Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử hỗ trợ sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử hỗ trợ sản phẩm OCOP
OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Quảng Nam bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
Quảng Nam bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
OVN - Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là hoạt động thường niên nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Hành trình nông sản OCOP xứ Thanh
Hành trình nông sản OCOP xứ Thanh
OVN - Mỗi sản phẩm nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng trên con đường “xuất ngoại”....
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động