Bún Cù kỳ - Hương vị ẩm thực trứ danh của Quảng Ninh
13:37 | 17/10/2022
OVN - Nhắc đến ẩm thực Quảng Ninh, người ta thường nghĩ đến những món ăn hấp dẫn như chả mực Hạ Long, khâu nhục, gà đồi Tiên Yên, chả rươi Đông Triều,... Ngoài ra, vùng biển này còn sở hữu loạt đặc sản mà du khách ví dụ như con cù kỳ với món bún cù kỳ .
Con cù kỳ ở Quảng Ninh được chế biến thành nhiều món ngon (Ảnh: In).
Con cù kỳ (còn có tên cua sấm, cua đá, cùm vùm) là một loài cua sống trong các khe đá, rừng ngập mặn khắp vùng biển Quảng Ninh. Chúng có thể phát triển đến kích thước lớn (chiều rộng lên đến 12cm) và ăn các loài phù du, giáp xác nhỏ.Theo người dân Quảng Ninh, cù kỳ cùng họ với cua nhưng sở hữu phần càng to hơn rõ rệt so với kích thước cơ thể và có mai màu nâu, mắt xanh lá. Đây là con vật hiếu chiến, lỳ lợm với đôi càng chắc khỏe nên kẹp rất đau. Người ta tin rằng, cù kỳ chỉ chịu buông đối phương khi có tiếng sấm nên nó còn được gọi với cái tên thunder crab (cua sấm).
Cù kỳ ở Quảng Ninh có hai loại là cù kỳ đen và cù kỳ đỏ. Cù kỳ đỏ có vẻ ngoài bắt mắt và thịt ngon hơn nên thường được đánh bắt, chế biến món ăn. Mùa cù kỳ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Vào mùa, chúng được bán với giá dao động từ 190.000 - 250.000 đồng/kg, còn cuối mùa giá cao hơn, có thể lên tới 300.000 đồng/kg do số lượng khan hiếm. Một cân cù kỳ được khoảng 7-9 con.
Bún cù kỳ là món ăn nức tiếng của người Hạ Long, hấp dẫn du khách thập phương tới thưởng thức (Ảnh: Int)
Sở dĩ cù kỳ có giá đắt đỏ là bởi hương vị của chúng khá lạ và thơm, khác biệt so với các loài cua khác và thường được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Trong đó, nổi tiếng nhất là món bún cù kỳ của người Quảng Ninh. Không ai rõ bún cù kỳ xuất hiện từ khi nào nhưng theo nhiều người Quảng Ninh, món ăn này do những ngư dân làng chài sáng tạo ra. Vào mùa cù kỳ, sau khi đánh bắt về, thay vì chỉ nướng và hấp như bình thường, họ nghĩ ra cách nấu cù kỳ thành món bún, vừa no bụng, vừa tận dụng được phần gạch béo ngậy của loài cua này.Con cù kỳ chỉ có phần càng nhiều thịt, còn thân khá xốp. Sau khi sơ chế sạch, tách riêng phần thịt, gạch và vỏ. Phần thân không có thịt sẽ được đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt để nấu nước dùng, còn gạch được chế biến như riêu cua, tạo cho món ăn có hình thức bắt mắt và hương vị hấp dẫn.
Món bún cù kỳ chế biến giống bún riêu nhưng hương vị hoàn toàn khác biệt (Ảnh: Int).
Càng cù kỳ to, chắc thịt được làm chín, sau đó đập bỏ phần vỏ cứng, khéo léo tách sao cho miếng thịt còn nguyên hình dạng ban đầu. Phần thịt này được dùng để trang trí cuối cùng, bày biện trên bát bún. Bún cù kỳ Quảng Ninh được nấu giống như bún riêu cua nên có vị thơm, chua dịu rất dễ ăn, đủ khiến thực khách cảm nhận phần thịt mềm ngọt, phần gạch béo ngậy và nước dùng đậm đà.
Bún cù kỳ ở Quảng Ninh có vị chua dịu khá giống bún hải sản, bún riêu cua ở Hà Nội. Người ăn có thể cảm nhận được phần nước dùng có vị ngọt thanh xen chút đậm đà từ thịt và gạch cù kỳ nên dễ ăn. Phần thịt cũng khá mềm, dậy mùi thơm đặc trưng và không còn tanh như nhiều món bún hải sản khác.
Thực khách có thể thưởng thức thịt càng cù kỳ hoặc gọi thêm topping như chả cá, chả mực, đậu phụ rán giòn,... và ăn kèm rau sống (Ảnh: Int)
Bún cù kỳ được thưởng thức kèm với măng ngâm chua ngọt và rau sống thái nhỏ. Du khách có thể nhúng rau sống vào nước dùng cho chín tái hoặc chấm với mắm, gắp thêm miếng bún và thịt cù kỳ rồi từ từ húp xì xụp phần nước dùng chua chua, ngọt ngọt.
Bún cù kỳ Quảng Ninh, một đặc sản dân dã nhưng chứa đựng nhiều hương vị đặc sắc được lòng du khách mỗi khi có dịp đến đây du lịch. Từ những công đoạn chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ tạo thành món ngon nổi tiếng mà khó lòng có thể chối từ mỗi khi có dịp đến với vùng đất này.
Bài và ảnh TH: Hoa Trúc Vy
Từ khóa:
OCOP Việt Nam
Tin mới hơn

OVN - By 2025, Moc Chau town (Son La province) strives for each commune to have at least 1 OCOP product; Organize production associated with the development of typical raw material areas; develop OCOP products according to the value chain...

OVN - Năm 2025, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 sản phẩm OCOP; Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị…

OVN - Năm 2021, sản phẩm “gạo nếp Bắc Nghĩa Bình” được công nhận đạt sản phẩm OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh. Đối với mỗi người dân đất thành Nam, các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức thân thương của mỗi người .

OVN - Những ngày này, nông dân Nghệ An lại hối hả ra đồng thu hoạch củ hành tăm - sản phẩm OCOP 3 sao để bán cho thương lái…

OVN - Phát triển sản phẩm OCOP ( mỗi xã một sản phẩm) là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Do vậy, thời gian tới, huyện Thanh Oai, Hà Nội tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong thực hiện Chương trình OCOP.
Tin khác

OVN - Lạp xưởng Bảo Châu là loại lạp xưởng có chất lượng cao và hương vị thơm ngon đặc trưng từ vùng đất Quy Nhơn, Bình Định đầy nắng gió. Điều đặc biệt, đây là sản phẩm của một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề sản xuất lạp xưởng từ những năm 1980 với những kinh nghiệm quý báu được kế thừa và phát huy qua nhiều năm tháng.

OVN - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các cơ sở OCOP tại Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường với khí thế lao động khẩn trương và quyết tâm thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025.

OVN - Người đàn ông dân tộc bản địa Liêng Jrang Ha Hoang, sinh năm 1981 đã xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm cà phê nhãn hiệu Chư Mui sơ chế, chế biến bởi nguồn nguyên liệu kết tinh dưỡng chất từ đất lành của thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương. Mục tiêu trong năm 2025, cà phê Chư Mui tiếp tục bổ sung nhiều tiêu chí nâng cấp xếp hạng OCOP 3 sao lên 4 sao.

OVN - Phát huy lợi thế của địa phương có nghề đánh bắt hải sản, chị Lê Thị Liễu, ở phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập công ty, mở rộng phát triển nghề chế biến hải sản. Hiện nay, doanh nghiệp do chị làm chủ đang có 4 sản phẩm OCOP và tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động trên địa bàn.

OVN - In 2024, the “One Commune One Product” (OCOP) Program was implemented synchronously and widely in all localities across the province; at the same time, integrated into the implementation of the National Target Program on New Rural Construction (NTM) for the period 2021 - 2025 with many outstanding activities and results.

OVN - Năm 2024, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên toàn tỉnh; đồng thời, lồng ghép trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều hoạt động và kết quả nổi bật.

OVN - Sản phẩm muối rằng rây là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu đạt 3 sao của huyện miền núi Bắc Trà My, vừa được công nhận.

OVN - Nhằm gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng, khẳng định chỗ đứng, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi số. Trong đó đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; từ đó, gặt hái được nhiều thành công, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước hướng tới xuất khẩu.

OVN - Chẳng còn xa lạ khi những cái tên đặc sản của các địa phương như: chè Suối Giàng, gạo Séng cù Mường Lò, bưởi Đại Minh, quế Văn Yên, gạo nếp Tan Tú Lệ, miến đao Giới Phiên, khoai sọ Trạm Tấu, mật ong rừng Mù Cang Chải, măng tre Bát Độ Trấn Yên, cá sấy hồ Thác Bà... đã làm nên thương hiệu của nông sản Yên Bái trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước bằng chất lượng và uy tín của sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao.

OVN - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hà Chi có trụ sở tại 77, đường trương đăng quế, Phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, với đất đai màu mỡ và điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loại cây trồng đặc sản.

OVN - Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

OVN - Không dừng lại ở đó, tỉnh cũng vừa công nhận thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao, càng cho thấy sự rõ nét về việc đầu tư nghiêm túc và chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm của tỉnh. Những đặc sản địa phương không chỉ mang đậm dấu ấn vùng đất Tây Ninh mà còn sẵn sàng chinh phục thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội xuất khẩu và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.

OVN - Dam Doi district is one of the localities with potential for aquaculture, especially shrimp, crab, crab, etc. With abundant raw material resources, many production facilities have promoted their existing local strengths to process products that meet OCOP standards, contributing to improving the product value chain.

OVN - Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ sở OCOP tại Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất với khí thế lao động khẩn trương và quyết tâm chinh phục những thành công mới.

OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Trong năm 2025, tỉnh Bình Thuận định hướng phát triển sản phẩm OCOP theo hướng chuyên sâu, tập trung mở rộng các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ thanh long và hải sản.