Chương trình OCOP đánh thức tiềm năng nông sản vùng cao biên giới Lào Cai
13:05 | 30/12/2021
OVN - Những năm gần đây, nhờ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP (Chương trình OCOP), tiềm năng nông sản của tỉnh biên giới Lào Cai đã được đánh thức, tạo động lực để vươn ra thị trường các tỉnh trong nước và nước ngoài.
Chương trình OCOP Lào Cai hội tụ đặc sản địa phương
Theo số liệu của Chi cục trường Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, tính đến cuối năm 2021, từ Chương trình OCOP, tỉnh Lào Cai có 123 sản phẩm được công nhận 3 đến 4 sao. Các sản phẩm này là những sản vật, đặc sản địa phương.
Chương OCOP đã lan tỏa đến các địa phương của tỉnh Lào Cai (Ảnh: ST)
Các sản phẩm OCOP Lào Cai có thể kể đến như: Gạo Séng Cù, tương ớt Mường Khương, dưa lưới, bưởi Múc, cá, hồi Sa Pa, thịt lợn sấy, lạp sườn đen sấy gác bếp, các loại tinh dầu sả, quế Bảo Yên; miến sâm, dấm táo mèo,… Có thể nói, Chương OCOP đã lan tỏa đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm và dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh. Chương trình đã tạo động lực phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản địa phương.
Qua Chương OCOP, hiện nay, tại Lào Cai đã hình thành các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất. Các sản phẩm được nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, số lượng và sản lượng tăng, có mẫu mã đẹp hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước.
Chương trình OCOP đã nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS Lào Cai (Ảnh ST)
Ông Chu Hoàng Nguyện - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: Để có được những kết quả đó, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo quyết liệt để triển khai Chương trình OCOP.
Quảng bá sản phẩm tỉnh Lào Cai qua Chương trình OCOP
Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, các cơ sở sản xuất, dịch vụ theo Chương trình OCOP đã xây dựng được chuỗi liên kết với các hộ gia đình để thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm.
Chương trình OCOP Lào Cai đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụi sản phẩm
Tiêu biểu đối với chè có 4.914ha, 6.033 hộ tham gia; Actiso có 65 ha với 150 hộ tham gia; su su Sapa có 120 ha với 250 hộ tham gia; Tương ớt Mường Khương có 120 ha với 755 hộ tham gia; Miến đao Bản Xèo có 67ha với 250 hộ tham gia; Bưởi Múc có 40 ha với 130 hộ tham gia và Gạo Séng Cù có 400ha với hơn 1200 hộ tham gia,…
Một trong các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển cho Chương trình OCOP đã tạo được điểm nhấn của tỉnh Lào Cai là các chương trình quảng bá, tham gia hội chợ, triển lãm, các chương trình xúc tiến thương mại. Cụ thể, Lào Cai đã tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại 14 Hội trợ triển lãm trong nước và quốc tế; Phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức thành công Hội chợ Nông nghiệp và các sản phẩm OCOP khu vực phía bắc tại Lào Cai năm 2020, thu hút trên 180 tổ chức, doanh nghiệp tham gia với quy mô 300 gian hàng và các khu trưng bày; phối hợp với Bưu điện tỉnh Lào Cai đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Postmart...Đây là những cánh tay nối dài đưa sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai đến với người tiêu dùng cả nước.
Tỉnh Lào Cai hiện có 266 sản phẩm tham gia Chương Trình OCOP (Ảnh ST)
Ông Nguyễn Hữu Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Lào Cai cho biết, Chương trình OCOP đã giúp cho các chủ thể thay đổi tư duy sản xuất, tư duy kinh doanh; vừa phát huy được lợi thế sản vật ở các địa phương vừa phát huy nội lực của các doanh nghiệp, HTX...
“Các chủ thể đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chú trọng chất lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra. Tỉnh Lào Cai hiện có 71 doanh nghiệp/HTX tham gia Chương Trình OCOP với 266 sản phẩm đã gắn tem truy xuất nguồn gốc QR-Code; 60 doanh nghiệp/HTX tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá trên hệ thống...Về cơ bản, Chương trình OCOP đã và đang góp phần nâng tầm sản phẩm nông nghiệp Lào Cai, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển bền vững”, ông Trường khẳng định.
Kiệt Vũ TH
Tin mới hơn

OVN - Đồng Nai là địa phương thuộc tốp đầu cả nước trong phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm OCOP được địa phương quan tâm, chú trọng.

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.

OVN - Ngày 21/6, Đà Nẵng khai trương Trung tâm OCOP Hòa Xuân thúc đẩy phát triển sản phẩm địa phương và thương mại điện tử.

OVN - Thanh Hóa hiện có 123 nghề, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Việc có nhiều nghề, làng nghề cùng tham gia xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống mà còn tạo thêm giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn.

OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.
Tin khác

OVN - Với sự đầu tư có chiến lược, bài bản, huyện Bảo Lâm đã có nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.

OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.

OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.

OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.

OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.

OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .

OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...