Đà Nẵng: Đặc sắc bánh dừa nướng - sản phẩm OCOP gắn với du lịch
14:50 | 17/05/2022
OVN - Từ những nguyên liệu bình dị, chị Mai Thị Ý Nhi – chủ cơ sở Bánh ngọt Mỹ Phương ấp Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã tạo nên đặc sản bánh dừa nướng, được đông đảo du khách yêu thích. Năm 2021, sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp thành phố.
Thành lập năm 1990, Cơ sở Bánh ngọt Mỹ Phương (Đà Nẵng) chuyên sản xuất các loại bánh mì, bánh ngọt, tiêu biểu là sản phẩm bánh dừa nướng.
Chị Mai Thị Ý Nhi – chủ cơ sở cho biết, Đà Nẵng vốn mệnh danh thành phố du lịch với hàng triệu lượt khách mỗi năm. Ngoài du ngoạn danh lam thắng cảnh, du khách còn ấn tượng với đặc sản Đà Nẵng. Trong đó, bánh dừa nướng là món ăn mà đông đảo khách tham quan yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giòn tan, ngọt thanh.
Có nguồn gốc tại Quảng Nam, bánh dừa nướng được phân phối đến Đà Nẵng phục vụ các điểm du lịch và luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu” do quy trình sản xuất tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực. Đồng thời, dù cùng nguyên liệu như dừa, bột gạo, bột nếp, mè nhưng tuỳ công thức mà mỗi nơi mang đến cảm nhận khác nhau cho người sử dụng.
Nhờ sự động viên, hỗ trợ từ người chồng từng công tác trong ngành thực phẩm, cuối cùng bánh dừa nướng Mỹ Phương mang vị ngọt thanh, béo ngậy, giòn tan chính thức ra mắt trên thị trường. Thành công đầu tiên tiếp thêm động lực để chị sáng tạo nên nhiều công thức mới, đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường. Theo đó, bánh dừa nướng đậu xanh và bánh dừa nướng đậu phộng thương hiệu Mỹ Phương (Đà Nẵng) ra đời gói gọn tinh hoa từ miền Trung với bột gạo, bột nếp Quảng Nam, mè, đậu phộng, đậu xanh Hoà Vang.
Vì thế, bánh dừa nướng Mỹ Phương cần thay đổi công thức, chứng minh nguyên liệu sạch 100%, thậm chí qua bước thử với máy dò kim loại. Sau nhiều nỗ lực, năm 2020 lô hàng đầu tiên gồm bánh dừa nướng, bánh dừa nướng đậu xanh, bánh dừa nướng đậu phộng tiếp cận “xứ sở hoa anh đào” và nhận về lời khen từ người tiêu dùng ở đây. Tiếp nối thành công, các đối tác Nhật Bản liên tục đặt hàng để nhập khẩu bánh dừa nướng sang quốc gia này. Đầu tháng 4/2022 tiếp tục 2 công hàng bánh dừa nướng được vận chuyển sang “đất nước mặt trời mọc”.
Nhờ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng hỗ trợ trang thiết bị hiện đại, 70% máy móc được áp dụng vào quy trình giúp nâng cao tiến độ sản xuất. Ngoài ra, địa phương còn hỗ trợ cơ sở quảng bá sản phẩm đến các tỉnh thành khác cũng như trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,… Năm 2021, UBND TP Đà Nẵng công nhận bánh dừa nướng đậu phộng Mỹ Phương đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Chị Nhi chia sẻ: “Trước khi biết đến OCOP, mình chỉ sản xuất phục vụ người tiêu dung và khách du lịch. Sau khi đạt chứng nhận, mình thấy cần có trách nhiệm phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người dân”. Đợt dịch vừa qua, dù đối mặt với vô vàn khó khăn nhưng Mỹ Phương vẫn cố gắng tìm nhà phân phối một số tỉnh thành, duy trì đơn hàng để người lao động không mất việc.
Trong năm 2022, cơ sở đang phối hợp với Sở Công Thương TP Đà Nẵng hoàn thiện hồ sơ đăng ký Hỗ trợ bảo hộ thương hiệu. Để sản phẩm bánh dừa nướng ngày càng phổ biến đến thế giới, chị Nhi đã ký hợp đồng với Đài Loan và tiến tới đàm phán với thị trường Bắc Âu, thông qua đó tạo cơ hội thu hút khách du lịch nước ngoài, góp phần phát triển du lịch, ổn định đời sống người dân địa phương.
Chị Mai Thị Ý Nhi – chủ cơ sở bánh ngọt Mỹ Phương bánh dừa nướng Đà Nẵng
Chị Mai Thị Ý Nhi – chủ cơ sở cho biết, Đà Nẵng vốn mệnh danh thành phố du lịch với hàng triệu lượt khách mỗi năm. Ngoài du ngoạn danh lam thắng cảnh, du khách còn ấn tượng với đặc sản Đà Nẵng. Trong đó, bánh dừa nướng là món ăn mà đông đảo khách tham quan yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giòn tan, ngọt thanh.
Có nguồn gốc tại Quảng Nam, bánh dừa nướng được phân phối đến Đà Nẵng phục vụ các điểm du lịch và luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu” do quy trình sản xuất tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực. Đồng thời, dù cùng nguyên liệu như dừa, bột gạo, bột nếp, mè nhưng tuỳ công thức mà mỗi nơi mang đến cảm nhận khác nhau cho người sử dụng.
Sản phẩm bánh dừa nướng Mỹ Phương tại Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP TP Đà Nẵng 2021
Nắm bắt thị trường rộng lớn cũng như mong muốn tạo ra bánh dừa nướng mang thương hiệu Đà Nẵng, chị Nhi nhanh chóng tìm tòi công thức, đầu tư máy móc nhằm sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu du khách. Ngày đầu thực hiện ý tưởng, chị mua sản phẩm của các cơ sở ở Quảng Nam dùng thử cũng như khảo sát nhu cầu thị trường để tìm ra công thức sản xuất chiếc bánh dừa nướng ngon nhất. Dù những mẻ bánh ban đầu có phần thô cứng, không đồng đều về hình dáng lẫn mùi vị nhưng chị Nhi vẫn không nản chí.Nhờ sự động viên, hỗ trợ từ người chồng từng công tác trong ngành thực phẩm, cuối cùng bánh dừa nướng Mỹ Phương mang vị ngọt thanh, béo ngậy, giòn tan chính thức ra mắt trên thị trường. Thành công đầu tiên tiếp thêm động lực để chị sáng tạo nên nhiều công thức mới, đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường. Theo đó, bánh dừa nướng đậu xanh và bánh dừa nướng đậu phộng thương hiệu Mỹ Phương (Đà Nẵng) ra đời gói gọn tinh hoa từ miền Trung với bột gạo, bột nếp Quảng Nam, mè, đậu phộng, đậu xanh Hoà Vang.
Cơ sở sản xuất bánh dừa nướng Mỹ Phương Đà Nẵng
Với mục đích nâng cao sản lượng lẫn chất lượng phục vụ du lịch, chị Nhi quyết định đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại đồng thời thiết kế bao bì đẹp mắt. Bên cạnh đó, vốn là người gốc Bình Định, chị tận dụng dừa xứ Tam Quan làm nguyên liệu chính. Những điều này đã góp phần tạo nên tên tuổi bánh dừa nướng Mỹ Phương. Mỗi ngày khoảng 20.000 thành phẩm bánh dừa nướng được sản xuất, vừa kinh doanh vừa phân phối rộng khắp các điểm du lịch, trạm dừng chân, bến xe tại Đà Nẵng.
Không chỉ thế, chị Nhi còn mong muốn lan toả đặc sản Đà Nẵng đến người tiêu dùng trên thế giới và Nhật Bản là thị trường nước ngoài đầu tiên mà cơ sở hướng đến. “Nhật Bản là thị trường cực kỳ khó tính với những tiêu chuẩn khắt khe. Trong đó, chính sách bảo hộ nền nông nghiệp, gồm lúa gạo - là thành phần chính trong bánh, cùng một vài trường hợp bị dị ứng thành phần đậu phộng gây khó khăn trong việc xuất khẩu” – chị Nhi kể lại.Vì thế, bánh dừa nướng Mỹ Phương cần thay đổi công thức, chứng minh nguyên liệu sạch 100%, thậm chí qua bước thử với máy dò kim loại. Sau nhiều nỗ lực, năm 2020 lô hàng đầu tiên gồm bánh dừa nướng, bánh dừa nướng đậu xanh, bánh dừa nướng đậu phộng tiếp cận “xứ sở hoa anh đào” và nhận về lời khen từ người tiêu dùng ở đây. Tiếp nối thành công, các đối tác Nhật Bản liên tục đặt hàng để nhập khẩu bánh dừa nướng sang quốc gia này. Đầu tháng 4/2022 tiếp tục 2 công hàng bánh dừa nướng được vận chuyển sang “đất nước mặt trời mọc”.
Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với bánh dừa nướng Mỹ Phương Đà Nẵng và chứng nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao thành phố Đà Nẵng
Nhờ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng hỗ trợ trang thiết bị hiện đại, 70% máy móc được áp dụng vào quy trình giúp nâng cao tiến độ sản xuất. Ngoài ra, địa phương còn hỗ trợ cơ sở quảng bá sản phẩm đến các tỉnh thành khác cũng như trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,… Năm 2021, UBND TP Đà Nẵng công nhận bánh dừa nướng đậu phộng Mỹ Phương đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Một số sản phẩm bánh dừa nướng đậu phộng Mỹ Phương
Chị Nhi chia sẻ: “Trước khi biết đến OCOP, mình chỉ sản xuất phục vụ người tiêu dung và khách du lịch. Sau khi đạt chứng nhận, mình thấy cần có trách nhiệm phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người dân”. Đợt dịch vừa qua, dù đối mặt với vô vàn khó khăn nhưng Mỹ Phương vẫn cố gắng tìm nhà phân phối một số tỉnh thành, duy trì đơn hàng để người lao động không mất việc.
Trong năm 2022, cơ sở đang phối hợp với Sở Công Thương TP Đà Nẵng hoàn thiện hồ sơ đăng ký Hỗ trợ bảo hộ thương hiệu. Để sản phẩm bánh dừa nướng ngày càng phổ biến đến thế giới, chị Nhi đã ký hợp đồng với Đài Loan và tiến tới đàm phán với thị trường Bắc Âu, thông qua đó tạo cơ hội thu hút khách du lịch nước ngoài, góp phần phát triển du lịch, ổn định đời sống người dân địa phương.
Trúc Quân
Tin mới hơn

OVN - Sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá phong phú, đa dạng, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường song vẫn chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Do đó, các sở, ngành, địa phương và các chủ thể đã, đang nỗ lực để nhiều sản phẩm OCOP được “xuất ngoại”, từ đó khẳng định được vị thế, chất lượng của sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

OVN - Hà Nội có lợi thế rất lớn trong phát triển sản phẩm OCOP. Trên nền tảng văn hóa lâu đời với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong đánh giá, phân hạng sản phẩm.

OVN - Tỉnh Quảng Ninh xác định phát triển các sản phẩm OCOP là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào thành công của chương trình xây dựng NTM.

OVN - Hiện nay, Chương trình OCOP đã và đang trở thành một phần quan trọng của quá trình phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Các chủ thể, thợ lành nghề không chỉ thúc đẩy hoạt động kinh doanh mà còn vận dụng tài năng của bản thân để tạo nên những sản phẩm độc đáo có nguồn gốc từ nông sản, làm tăng giá trị cho nông sản và góp phần quảng bá hình ảnh của sản vật quê hương. Điển hình cho sự sáng tạo này chính là sản phẩm tranh gạo của anh Khưu Tấn Bửu.

LNV - Với mong muốn phát triển nghề truyền thống của quê hương, ông Nguyễn Khắc Đồng - Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu mỹ nghệ Đại Việt (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã quyết tâm giữ nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao, hướng đến xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề mây, tre, giang, đan Bình Phú.
Tin khác

LNV - Ngày 03/11/2023 Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Ba Vì năm 2023.

OVN - Xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng, Hải Dương) là địa phương của Cẩm Giàng có lợi thế phát triển nông nghiệp, nhất là chăn nuôi và thủy sản. Từ lâu, nghề chăn nuôi đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã, nhất là chăn nuôi gà. Hiện nay, xã Cẩm Hoàng đang phấn đấu xây dựng thương hiệu gà thảo dược trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương.

OVN - Điểm khác biệt để tạo ra những sản phẩm OCOP 4 sao của VAFOOD là sự kế thừa bí quyết sản xuất của làng nghề truyền thống kết hợp với công nghệ sấy lạnh theo chuẩn Nhật Bản để cho ra từng sợi bún phở, mỏng, trắng dai, dẻo và giữ hương vị tự nhiên mà không cần sử dụng chất bảo quản.

OVN - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Sơn Động (Bắc Giang) tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023.

OVN - Thời gian qua, việc ứng dụng chuyển đổi số (CÐS) để quảng bá sản phẩm và thanh toán không dùng tiền mặt, là phương thức đổi mới sáng tạo, có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm OCOP, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

OVN - Đông Triều tỉnh Quảng Ninh có Tổng 41 sản phẩm OCOP. Trong đó: Có 25 sản phẩm đạt 3 sao; có 16 sản phẩm đạt 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP đã và đang tạo chỗ đứng trên thị trường và được khách hàng đánh giá cao. Có được kết quả trên do các cấp Đảng, chính quyền thị ủy Đông Triều luôn quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, “chắp cánh” các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân vươn xa ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Để có cái nhìn tổng quan về hướng phát triển sản phẩm OCOP địa phương này trong thời gian tới, phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Công, tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy thị xã Đông Triều.

OVN - Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” theo Quyết định số 939/QĐ-TTCP của Thủ tướng Chính phủ, hội viên, phụ nữ tỉnh Nam Định đã phát huy khả năng sáng tạo, có nhiều ý tưởng khởi nghiệp về phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương (sản phẩm OCOP).

OVN - Mắm, tương, dầu hào,… là những gia vị nêm nếm, ăn kèm không thể thiếu trong gian bếp của mọi gia đình, quán ăn, nhà hàng từ bình dân đến sang trọng của người Việt. Tuy nhiên, để tạo nên các nguyên liệu tưởng chừng bình dị, dân dã ấy là cả một quá trình kỳ công, đòi hỏi tinh thần tận tụy, nâng niu của người làm nghề. Đó là câu chuyện của anh Lê Anh, người đã từ bỏ công việc kỹ sư đáng mơ ước để ở lại phát triển nghề làm mắm tại quê hương.

LNV - Vừa qua, tại Hà Tĩnh, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với nội dung: "Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP" để trang bị kỹ năng số cần thiết cho thanh niên vững bước khởi nghiệp.

OVN - Với nguồn nguyên liệu tươi ngon ở địa phương, kết hợp với phương pháp chế biến truyền thống và công thức riêng biệt của mình, anh Nguyễn Hữu Duẫn (30 tuổi) đã khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất giò chả tại xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

OVN - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, thành phố đã công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm, chiếm 22% của cả nước. Trong đó có 06 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao.

LNV - Với sự chủ động, tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo địa phương và chủ thể sản phẩm OCOP, nên dù tỉnh triển khai chương trình OCOP muộn hơn so với nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc nhưng lại nhanh chóng xếp trong tốp đầu toàn quốc cả về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP.

OVN - Không chỉ tiến hành nghiên cứu ứng dụng, nhóm dược sĩ thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Trung Thịnh Phát còn là những rất người tâm huyết với việc bảo tồn và phát triển các loài thảo dược bản địa. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức y học hiện đại và các bài thuốc Nam cổ truyền, đơn vị đã thành công trong việc mang đến những sản phẩm được chứng nhận OCOP có giá trị cao, dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dùng.

OVN - Khánh Hòa nổi tiếng là miền biển quanh năm nắng gió nhưng cũng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã trui rèn nên những con người nhiệt huyết, luôn đau đáu ưu tư về quê hương mình. Đó là trăn trở của ông Trần Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ POM Group - đơn vị luôn đặt mục tiêu bảo tồn và phát triển cây xáo tam phân bản địa.