Đặc sản miến dong Việt Cường – Chặng đường khẳng định thương hiệu
16:38 | 03/02/2022
OVN - Vinh dự được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia, miến dong Việt Cường (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) không chỉ là món ăn đặc sản độc đáo tỉnh Thái Nguyên, mà còn trở thành niềm tự hào của những người con núi đồi Việt Bắc.
Chặng đường khôi phục làng nghề miến dong Việt Cường
Vốn là món ăn truyền thống vùng Bắc Bộ, từ những năm 1950, ghề miến dong đã gắn bó với người dân xóm Việt Cường và miến dong Việt Cường dần trở thành đặc sản của Thái Nguyên, chỉ xếp sau chè Tân Cương.
Thương hiệu nổi tiếng miến dong Việt Cường
Nổi tiếng khắp vùng là vậy, nhưng người dân nơi đây lại không chú trọng đầu tư vào hình ảnh sản phẩm, miến dong sản xuất ra chỉ được buộc lại thành bó rồi bán cho mọi người. Điều này khiến sản phẩm khó tiếp cận nhiều khách hàng ở xa, dần dần thương hiệu miến dong Việt Cường cũng không còn đậm đà trong lòng người tiêu dùng.
Với quyết tâm khôi phục làng nghề truyền thống, năm 2007, anh Nguyễn Văn Ba (sinh năm 1983) mạnh dạn thành lập Hợp tác xã miến Việt Cường cùng với 7 thành viên khác nhằm thay đổi “số phận” đặc sản quê hương. Là một người nông dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên, gia đình có 2 đời làm nghề miến, anh Ba thấu hiểu những cơ cực của công việc làm miến. Do đó, anh tập trung đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất, thay các công đoạn làm miến thủ công bằng máy móc, đặc biệt là tiến hành thiết kế bao bì nhằm nhận dạng thương hiệu cho sản phẩm.
Những sợi miến nhỏ có màu sắc tự nhiên làm nên thương hiệu miến dong Việt Cường
Anh Nguyễn Văn Ba chia sẻ, ban đầu khi chọn nguyên liệu dong riềng nguyên chất để nghiên cứu làm miến sạch từ khâu sản xuất đến khâu đóng gói, ai cũng lạ lẫm. Song, tự tin với sự lựa chọn của mình, anh vẫn dùng loại dong riềng tía, ngọt mát thu mua trên Bắc Kạn. Quy trình sản xuất thay đổi nghiêm ngặt, miến dong Việt Cường đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp đó, anh Ba cùng các thành viên HTX miến dong Việt Cường đã nghiên cứu thành công 2 dây chuyền sấy khô cho ra những sợi miến đều đặn, màu sắc bắt mắt. Năm 2014, anh Ba tìm hiểu và chế tạo máy sản xuất miến tự động. Đến năm 2015, HTX tiếp tục phát triển dây chuyền hong phơi tự động đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong năm 2017, HTX miến dong Việt Cường đã hoàn thiện hệ thống phơi miến bán tự động chạy bằng ròng rọc, giảm sức lao động, kịp thích ứng với thời tiết thất thường vùng đồi cao và tăng năng suất lên khoảng 1 tấn miến/ngày.
Giàn phơi miến tại cơ sở miến dong Việt Cường
Bên cạnh đó, việc ép miến bằng tay thay bằng hệ thống máy ép thủy lực với công suất lên tới 2 tấn sản phẩm/ngày. Công đoạn khuấy bột và miến cắt tối ưu bằng máy móc thay cho cách làm thủ công,... Bao bì sản phẩm cũng được chú trọng nghiên cứu, nhằm bảo đảm chất lượng, góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu miến dong Việt Cường khi đến tay người tiêu dùng.
Hiện tại, HTX miến dong Việt Cường có 30 thành viên với hệ thống nhà xưởng và giàn phơi lên tới 26 tỷ đồng, quy mô 02ha. Cơ sở tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, mức thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Bao bì các sản phẩm miến dong Việt Cường được đóng gói bắt mắt
Miến tỏi là sản phẩm mới của cơ sở miến dong Việt Cường được nhiều người ưa chuộng
Hành trình OCOP của miến dong Việt Cường
Quá trình đầu tư lâu dài và sự cố gắng, đồng lòng của người nông dân Nguyễn Văn Ba cùng các thành viên HTX miến dong Việt Cường đã góp phần rất lớn trong việc khôi phục làng nghề miến Việt Cường truyền thống. Đến nay, những sản phẩm gồm: miến dong, miến khoai lang, miến sắn dây và miến tỏi đen được nhiều khách hàng ưa chuộng. Các sản phẩm có mặt ở hầu khắp các siêu thị lớn nhỏ (Big C, VinMart, CoopMart,…) và xuất khẩu sang nhiều quốc gia như: Châu Âu, Thái Lan, Lào,...Đặc biệt, năm 2020, cả 4 sản phẩm miến của HTX miến dong Việt Cường đều vinh dự nhận chứng nhận OCOP từ 3 – 5 sao. Trong đó, miến dong đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia; miến sắn dây và miến tỏi đen đạt chuẩn OCOP 4 sao; miến khoai lang nhận chứng nhận OCOP 3 sao. Không chỉ vậy, năm 2021, với những đóng góp trong sự phát triển kinh tế của địa phương, anh Ba vinh hạnh được Hội đồng chung khảo Trung ương bình chọn là 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021”, trở thành niềm tự hào của người nông dân ở Thái Nguyên.
Chứng nhận OCOP 5 của sản phẩm miến dong Việt Cường
Có thể thấy, việc các sản phẩm miến dong Việt Cường lần lượt đạt chứng nhận OCOP đã công nhận chất lượng, khẳng định thương hiệu và nâng tầm món ăn đặc sản Thái Nguyên, tạo điều kiện để sản phẩm phổ biến rộng rãi hơn trên nhiều thị trường khác. Qua đó, còn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống cho người nông dân miền núi, góp phần thực hiện thắng lợi chung trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững kinh tế địa phương.
Bài và ảnh: Bảo Anh
Tin mới hơn
OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
OVN - Chị Hoàng Thị Nguyệt – Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Bắc Liên, xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) được mọi người biết đến không chỉ là người cán bộ hội nhanh nhẹn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong trong công tác phong trào và được chị em tin yêu mà còn là người phụ nữ làm kinh tế giỏi.
OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
OVN - Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và khí hậu mát mẻ, trong lành, Núi Cấm không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, mà còn là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản độc đáo. Trong đó, măng tre Mạnh Tông là một trong những nguyên liệu không thể thiếu cho bữa ăn mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng An Giang.
Tin khác
OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
OVN - Nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn, nhưng hiện nay phần lớn nông sản được xuất thô chứ chưa đi sâu vào chế biến nên giá trị kinh tế còn thấp.
OVN – Với kinh nghiệm sản xuất tinh bột sắn dây gần 35 năm, cơ sở Minh Khuê Food (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã thay đổi phương thức sản xuất thủ công sang áp dụng máy móc, chú trọng xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm được công nhận chất lượng OCOP 4 sao.
OVN – Từ vùng đất có nguồn lạc tươi dồi dào và chất lượng, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đông Thành đã phát triển dầu lạc thành sản phẩm OCOP 3 sao, mang hương vị đặc trưng của một miền quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
OVN - Không những làm “sống lại” nghề gia truyền, chị Mai Thị Phương (SN 1980, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn biến mặt hàng “ruột” của gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao.
OVN - Hải Dương hiện có 351 sản phẩm OCOP, trong đó nhiều sản vật thơm ngon nức tiếng, sản phẩm thủ công và du lịch độc đáo.
OVN - Sơn La là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn thứ 2 của cả nước, với trên 82.800 ha cây ăn quả và cây sơn tra; trong đó, trên 19.900 ha xoài, sản lượng ước đạt trên 70.000 tấn, với các giống xoài tròn, xoài hôi, xoài bản địa, xoài GL4, GL6, xoài Thái Lan… tập trung chủ yếu tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mường La, Sông Mã, Thuận Châu. Thời vụ thu hoạch xoài bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.
OVN - Trong năm 2023, hạt sen sấy của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp (xã Hòa Tân, huyện Châu Thành) được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia, góp phần tạo nền tảng cho các sản phẩm bản địa tiếp cận được nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các thị trường khó tính khác. Đây là sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp.
OVN - Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp, những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như chùa Vĩnh Nghiêm, rừng Khe Rỗ…, mảnh đất Bắc Giang còn có rất nhiều món ăn được nhiều người biết đến đã làm nên thương hiệu đặc sản nổi tiếng.
OVN - Vùng đất An Giang không chỉ gây ấn tượng về địa hình “núi giữa đồng”, văn hóa đa dạng sắc màu mà còn nổi tiếng với sản phẩm tương hột thốt nốt (tương ủ bằng đường thốt nốt) trở thành một gia vị độc đáo, đạt chứng nhận 4 sao OCOP của tỉnh.