Điển hình giáo viên làm kinh tế giỏi

OVN - Mặc dù công việc “gieo chữ” chiếm phần lớn thời gian trong ngày nhưng cô Bùi Thị Đoan Phượng, giáo viên Trường mầm non Sao Mai (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) vẫn tìm cách trang trải kinh tế gia đình nhờ nghề sản xuất Lạp xưởng thịt tươi.

Bình Dương - lạp xưởng tươi trở thành sản phẩm nông thôn tiêu biểu

Lạp xưởng tươi cô giáo Phượng có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và được nhiều khách hàng ưa thích, chọn lựa

Qua sự giới thiệu của người dân địa phương vốn là “khách hàng” quen của món lạp xưởng thịt tươi trứ danh, chúng tôi tìm đến Hộ kinh doanh Bùi Phong Sơn (Phượng) thuộc địa bàn xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Mặc dù đã từng gặp gỡ, phỏng vấn nhiều chủ cơ sở có xuất phát điểm đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phóng viên được làm việc cùng một chủ thể OCOP đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Tiếp chuyện với chúng tôi, cô Bùi Thị Đoan Phượng (SN 1984), chủ Hộ kinh doanh Bùi Phong Sơn (Phượng) đồng thời làm giáo viên tại Trường mầm non Sao Mai (xã Long Nguyên) cho biết, cái duyên đến với nghề làm lạp xưởng bắt nguồn từ việc con trai cô Phương rất thích món ăn này. Lo ngại các sản phẩm trên thị trường không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên cô đã nghiên cứu, tự tay chế biến để thỏa mãn sở thích ăn uống của con.

Bình Dương - lạp xưởng tươi trở thành sản phẩm nông thôn tiêu biểu

Không chỉ đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm Lạp xưởng tươi cũng vinh dự trở thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022

“Không chỉ con trai tôi mà hầu như nhiều trẻ em khác đều yêu thích món lạp xưởng. Nhận thấy điều đó, trong đầu tôi bắt đầu nhen nhóm suy nghĩ, phải làm lạp xưởng để chia sẻ món ngon và an toàn đến cho các bạn nhỏ. Bởi trên thị trường lạp xưởng sạch không phải dễ tìm”, cô chia sẻ.

Cũng theo cô Phượng, tình hình kinh tế khó khăn là một trong những nguyên nhân đưa cô đến với nghề làm lạp xưởng và gắn bó như công việc “tay trái” sau giờ dạy học. Năm 2015, khi mới bước chân vào nghề làm lạp xưởng, cô phải làm thủ công tất cả các công đoạn. Nhận thấy địa phương có rất nhiều trang trại chăn nuôi đạt chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, cô giáo trẻ 8x đã đầu tư máy móc, mở rộng sản xuất, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giờ đây, không chỉ chất lượng mà sản lượng ngày một nâng cao. Lúc mới khởi nghiệp một năm hộ kinh doanh chỉ đạt vỏn vẹn 100kg nhưng đến nay con số trên đã lên đến hàng chục tấn/năm.

Bình Dương - lạp xưởng tươi trở thành sản phẩm nông thôn tiêu biểu
Chân dung cô Bùi Thị Đoan Phượng, giáo viên Trường mầm non Sao Mai


Trước đây, xã Long Nguyên chưa từng có cơ sở sản xuất lạp xưởng tươi. Người dân chủ yếu mua mặt hàng này từ miền tây để dùng trong các dịp đặc biệt. Từ khi có cơ sở sản xuất của cô Phượng, việc chọn mua lạp xưởng làm quà tặng cho gia đình, bạn bè trong các ngày tết trở nên thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, không ít hộ dân địa phương còn dùng lạp xưởng cô giáo Phượng làm món chính trong bữa cơm hàng ngày.

Ngày càng nhiều thực khách phương xa biết đến, chọn mua lạp xưởng cô Phượng làm quà tặng cho người thân, đối tác. Khách hàng đánh giá, lạp xưởng không những thơm ngon mà còn có vẻ ngoài sang trọng, tinh tế, màu sắc bắt mắt. Càng làm cô Phượng càng có thêm động lực khi nhận được nhiều lời khen từ các bạn nhỏ cũng như sự yêu thích, lựa chọn của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2022, lạp xưởng cô giáo Phượng là sản phẩm duy nhất của xã Long Nguyên đạt chứng nhận OCOP.

Bình Dương - lạp xưởng tươi trở thành sản phẩm nông thôn tiêu biểu

Cô Phượng (áo đỏ, bên phải) giới thiệu sản phẩm Lạp xưởng tươi đến đối tác

Lạp xưởng cô giáo Phượng có hương vị rất riêng biệt. Dù chế biến theo hình thức nào (luộc, nướng, chiên, hấp,…) đều dậy lên một mùi hương vô cùng hấp dẫn, thơm ngon, đậm đà. Bên cạnh đó, cô không sử dụng rượu mai quế lộ (rượu gia vị dùng để nấu ăn) mua ngoài thị trường mà dùng chính rượu gia truyền của gia đình. Nhằm tạo nên món lạp xưởng thơm ngon đúng vị, cô còn đem rượu gia truyền ngâm với 5 vị thuốc bắc. Thành phẩm thu được sau quá trình chưng cất chính là loại rượu gia vị “đặc trưng” không thể tìm thấy tại bất cứ nơi nào, mùi hương khó lẫn vào đâu được. Ngoài ra, do lạp xưởng được làm từ thịt heo tươi sạch của địa phương, hoàn toàn không sử dụng thịt đông lạnh nên những miếng lạp xưởng lại càng thêm săn chắc, ngọt tự nhiên. Mỡ đã qua tách lọc bã béo giúp khi ăn tạo cảm giác ít ngán, phù hợp dùng kèm với rau hoặc cơm, xôi,…

Dự định trong thời gian sắp tới, Hộ kinh doanh Bùi Phong Sơn (Phượng) nói chung và cô giáo trẻ nói riêng sẽ tiếp tục nghiên cứu, chế biến thêm nhiều hương vị nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng. Cơ sở cũng hướng đến đầu tư trang bị máy móc hiện đại, nâng cao năng suất, phục vụ bà con trong dịp tết 2024. Đồng thời, mở rộng kết nối giao thương sang thị trường ngoài nước.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.

Tin khác

Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động