Đơn vị giữ sao dẫn đầu cả nước cho các sản phẩm OCOP

OVN - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), lũy kế đến nay, TP. Hà Nội đã có 2.167 sản phẩm được đánh giá, công nhận. Góp phần mở rộng thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đơn vị giữ sao dẫn đầu cả nước cho các sản phẩm OCOP

Hà Nội dẫn đầu cả nước sản phẩm OCOP.

Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực, bao gồm 6 sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao. Với số lượng này, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (đạt từ 3 sao trở lên) mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao cũng nhiều nhất.

Thời gian qua, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã phối hợp với các huyện, thị xã của thành phố hỗ trợ chủ thể lựa chọn sản phẩm tham gia, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, chuẩn hóa sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có việc viết câu chuyện cho sản phẩm.

Theo kế hoạch của giai đoạn 2021-2025, mỗi năm, thành phố sẽ đánh giá, phân hạng được 400 sản phẩm OCOP trở lên. Với nhiều dư địa để phát triển, việc thực hiện mục tiêu này của thành phố sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và góp phần thiết thực vào Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND TP. Hà Nội công nhận. Hà Nội cũng có hơn 11.000 sản phẩm nông sản, thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code; có 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 149 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp… Đó là tiềm năng lớn để phát triển sản phẩm OCOP.

Đơn vị giữ sao dẫn đầu cả nước cho các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của quận Tây Hồ

Để phát triển sản phẩm mới OCOP, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho hay, các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn (36 tháng); tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hàng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP. Đồng thời, các địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online... để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, nông nghiệp Thủ đô có sự khác biệt đối với các địa phương khác. Đó là giá trị văn hóa, lịch sử, những dấu ấn của địa danh Hà Nội trong sản phẩm... tưởng như vô hình, nhưng lại rất có giá trị làm nên thương hiệu sản phẩm.

Vì vậy, để giúp chủ thể tham gia chương trình OCOP sáng tạo ra những câu chuyện sản phẩm có ý nghĩa, các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi gợi được niềm tự hào của chủ thể, cộng đồng cùng chung tay bảo tồn, phát triển sản phẩm đặc trưng; mở các lớp tập huấn, xây dựng bộ bài giảng cho từng nhóm đối tượng, từng nhóm sản phẩm; mở rộng mạng lưới tư vấn, nhất là các chuyên gia về văn hóa, mỹ thuật công nghiệp, công nghiệp chế biến khi tư vấn cho các chủ thể OCOP. Đặc biệt, chính quyền và cơ quan chức năng địa phương cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, ưu tiên tôn vinh các sản phẩm có câu chuyện hay, độc đáo, thể hiện bản sắc địa phương./.

Diệu Hoa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao
Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Với nguồn nguyên liệu tươi ngon ở địa phương, kết hợp với phương pháp chế biến truyền thống và công thức riêng biệt của mình, anh Nguyễn Hữu Duẫn (30 tuổi) đã khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất giò chả tại xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô
Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô
OVN - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, thành phố đã công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm, chiếm 22% của cả nước. Trong đó có 06 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao.
Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
LNV - Với sự chủ động, tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo địa phương và chủ thể sản phẩm OCOP, nên dù tỉnh triển khai chương trình OCOP muộn hơn so với nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc nhưng lại nhanh chóng xếp trong tốp đầu toàn quốc cả về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP.
Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
OVN - Không chỉ tiến hành nghiên cứu ứng dụng, nhóm dược sĩ thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Trung Thịnh Phát còn là những rất người tâm huyết với việc bảo tồn và phát triển các loài thảo dược bản địa. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức y học hiện đại và các bài thuốc Nam cổ truyền, đơn vị đã thành công trong việc mang đến những sản phẩm được chứng nhận OCOP có giá trị cao, dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dùng.
Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
OVN - Khánh Hòa nổi tiếng là miền biển quanh năm nắng gió nhưng cũng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã trui rèn nên những con người nhiệt huyết, luôn đau đáu ưu tư về quê hương mình. Đó là trăn trở của ông Trần Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ POM Group - đơn vị luôn đặt mục tiêu bảo tồn và phát triển cây xáo tam phân bản địa.
Long Biên: Phát huy nội lực trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP
Long Biên: Phát huy nội lực trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội về triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, UBND quận Long Biên đã phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng sản phẩm OCOP. Trong đó chú trọng phát huy nội lực của chủ thể, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo trong nhân dân.

Tin khác

THÀNH CÔNG KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
THÀNH CÔNG KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
LNV - Ngày nay, phụ nữ không chỉ công dung ngôn hạnh, nhân hậu, đảm đang mà còn bản lĩnh và tài giỏi trong việc tham gia phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Một tấm gương sáng cho hành trình khởi nghiệp của phái đẹp tại tỉnh Tây Ninh có thể kể đến chị Lý Đàm Mai Loan, Giám đốc nhãn hàng Yến sào Yến Loan - Công ty TNHH Loan Phát Huy.
RƯỢU ÚT TÂY: TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
RƯỢU ÚT TÂY: TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
OVN - Hằng năm, tại mảnh đất Hậu Giang - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, chị Võ Thị Phương Trang vẫn không quên ôn lại truyền thống vẻ vang của gia đình. Đồng thời, nhắc nhở bản thân phải tích cực tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương.
Cao Bằng: Đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị
Cao Bằng: Đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị
OVN - Thời gian qua, nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách hỗ trợ được triển khai. Trong đó, tỉnh chú trọng đưa sản phẩm OCOP vào các siêu thị - nơi phân phối, trưng bày và tiêu thụ hàng hóa ổn định, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Dấu ấn các nữ doanh nhân trong chương trình OCOP
Dấu ấn các nữ doanh nhân trong chương trình OCOP
OVN - Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công nhận thêm 22 sản phẩm OCOP 5 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia lên là 42 sản phẩm trong tổng số 9.852 sản phẩm đạt 3 sao trở lên của cả nước. Trong số đó, nhiều sản phẩm cho thấy dấu ấn đậm nét của các nữ doanh nhân.
Hòa Bình: Xây dựng sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi trở thành sản phẩm OCOP
Hòa Bình: Xây dựng sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi trở thành sản phẩm OCOP
OVN - Thời gian qua, xã Hưng Thi (Lạc Thủy, Hòa Bình) tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện, xã đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi trở thành sản phẩm OCOP 3 sao đầu tiên của xã.
Lợi thế mới của các sản phẩm thân thiện môi trường
Lợi thế mới của các sản phẩm thân thiện môi trường
LNV - Nhận ra tiềm năng của cây chuối, loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam, anh Bùi Khánh Dũng - Giám đốc Công ty Musa Pacta đã sáng chế thành công chiếc máy tuốt sợi chuối. Từ đó sản xuất các sản phẩm từ sợi chuối phục vụ trong nước và xuất khẩu.
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình "1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP"
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình "1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP"
OVN - Chiều 14/8, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiki (Sàn Thương mại Điện tử Tiki) đã ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác Xây dựng Chương trình: "1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP," "Thương hiệu Nông sản Cần Giờ," "Sàn Giao dịch thịt lợn Thành phố Hồ Chí Minh."
Hà Tĩnh: Huyện Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP
Hà Tĩnh: Huyện Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP
OVN - Sáng 11/8, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân kiểm tra, soát xét các cơ sở sản xuất - kinh doanh và tiến hành đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023.
Huyện Mê Linh (Hà Nội): Xây dựng Nông thôn mới và phát triển sản phẩm OCOP
Huyện Mê Linh (Hà Nội): Xây dựng Nông thôn mới và phát triển sản phẩm OCOP
LNV - Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025, huyện Mê Linh đã có nhiều nỗ lực và đạt những thành quả tích cực trong công tác Xây dựng Nông thôn mới và phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương.
Hà Nội: Có thêm hai sản phẩm OCOP 5 sao
Hà Nội: Có thêm hai sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Bộ sản phẩm gốm men Suối Ngọc, của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (huyện Gia Lâm) và sản phẩm Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) là hai sản phẩm OCOP của Hà Nội vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và trao quyết định OCOP 5 sao ngày 17/7 vừa qua.
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
OVN - Thành lập từ năm 2019, Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp (HTX GNES) đã liên kết cùng nông dân thành lập chuỗi hợp tác sản gạo đặc sản với thương hiệu gạo Briết. Đồng thời HTX cũng chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, phân bón, dịch vụ thu hái, bảo quản nông sản nhằm góp phần tạo ra những mặt hàng chế biến chất lượng cao.
Phú Thọ: Huyện Thanh Ba tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Thọ: Huyện Thanh Ba tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nông nghiệp, phấn đấu đưa huyện Thanh Ba sớm trở thành huyện nông thôn mới, trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Yên Định phát triển sản phẩm OCOP đẩy mạnh kinh tế nông thôn
Thanh Hoá: Yên Định phát triển sản phẩm OCOP đẩy mạnh kinh tế nông thôn
OVN - Sau một thời gian triển khai chương trình OCOP với mục tiêu đẩy mạnh kinh tế khu vực nông thôn, chương trình đã có sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Yên Định. Qua đó, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có, góp phần phát huy, nâng cao giá trị nhiều sản phẩm thế mạnh.
Phúc Thọ: Khởi nghiệp, làm giàu từ OCOP
Phúc Thọ: Khởi nghiệp, làm giàu từ OCOP
OVN - Triển khai chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm từ năm 2019, đến năm 2022, toàn huyện có 59 sản phẩm được UBND Thành phố cấp chứng nhận trong đó có 29 sản phẩm 4 sao, 30 sản phẩm 3 sao. Số lao động việc làm liên quan đến OCOP 90% chủ yếu đều là các HTX, hộ nông dân.
Năm 2023: Ống hút ECOS lần đầu tiên được xuất khẩu ra thế giới
Năm 2023: Ống hút ECOS lần đầu tiên được xuất khẩu ra thế giới
LNV - Ống hút rau củ ECOS - sản phẩm OCOP 5 sao của HTX Nông nghiệp Sông Hồng, Đông Anh (Hà Nội) được làm hoàn toàn từ tinh bột của các loại rau, củ, quả thu hút người sử dụng. Bởi sự tiện lợi, đảm bảo sức khỏe và hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động