Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga nhận định: “An Giang có thị trường tiêu dùng sôi động bậc nhất ĐBSCL, bởi bên cạnh dân số đông (đứng thứ 6 cả nước, đứng đầu ĐBSCL) còn có khoảng 9 triệu lượt du khách đến với tỉnh hàng năm. Việc hình thành trung tâm đặc sản tại TP. Châu Đốc là một trong nhiều hoạt động thương mại - dịch vụ được tỉnh quan tâm, góp phần kích cầu thị trường, hỗ trợ sản xuất và phát triển thị trường trong nước hiệu quả”.

Trung tâm Đặc sản Việt Nam - Du lịch (DL) - Nông nghiệp (tại Siêu thị Tứ Sơn, số 103 Nguyễn Tri Phương, phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc) có tổng diện tích hơn 30.000m2, do Công ty TNHH Tứ Sơn Châu Đốc đầu tư. Phần nhà trưng bày, mua bán rộng 16.800m2, tổng vốn xây dựng hơn 96 tỷ đồng.

Trung tâm có các khu chức năng, gồm: Khu đặc sản vùng miền Việt Nam, sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của các tỉnh, thành phố; khu phố đi bộ về đêm tổng hợp, phố hàng rong; khu cửa hàng sản phẩm dịch vụ DL, khu ẩm thực Việt Nam, Campuchia, Thái Lan; điểm bán các sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp và tổ chức sự kiện.

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
Bên trong không gian trưng bày các sản phẩm của Trung tâm đặc sản Việt Nam - Du lịch - Nông nghiệp.

Tại trung tâm có các khu trưng bày, giới thiệu, bày bán các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của 36 tỉnh, thành phố trong cả nước, như: Lạng Sơn, Tây Ninh, Bình Thuận, Trà Vinh, Bến Tre, Hà Nội, Cà Mau, Thái Bình, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đắk Nông... Trung tâm hình thành thu hút rất đông lượng người đến tham quan, mua sắm sau khi đến viếng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam hoặc tham quan các điểm DL Bảy Núi.

Chị Nguyễn Thị Kiều (TP. Cần Thơ) bày bỏ: “Đến đây, tôi thật sự choáng ngợp trước hàng trăm sản phẩm đặc sản ở khắp các vùng miền, rất thuận lợi để mua làm quà biếu”. “Mỗi khi đến An Giang, tôi đều tìm mua các đặc sản về làm quà hoặc dùng trong gia đình. Giờ không cần đi xa cũng có thể mua được đặc sản ở tỉnh Gia Lai, Tây Ninh, Đắk Lắk...” - chị Trần Thị Hồng (tỉnh Kiên Giang) chia sẻ. Anh Nguyễn Văn Tuấn (tỉnh Đồng Tháp) cho biết: “Tôi chỉ cần đến trung tâm này đã mua được nhiều sản phẩm đặc sản của các tỉnh mang về, quá tiện lợi”.

Ông Tạ Minh Sơn (chủ Siêu thị Tứ Sơn) cho biết, Trung tâm Đặc sản Việt Nam - DL - Nông nghiệp là trung tâm đầu tiên trên cả nước giới thiệu, bày bán sản phẩm OCOP của 36 tỉnh, thành phố, với 350 sản phẩm OCOP từ 1 - 4 sao. Hiện, trung tâm đã tập hợp hơn 500 sản phẩm đặc sản đặc trưng vùng miền của gần 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, với rất nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú.

“Từ khi trung tâm mở bán đến nay, các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của nhiều tỉnh, thành phố được người tiêu dùng chọn mua, như: Đặc sản, sản phẩm OCOP, bánh cốm, bánh dẻo... của tỉnh Thái Bình; bánh tráng, muối tôm Tây Ninh; các sản phẩm từ sen Đồng Tháp…”- ông Tạ Minh Sơn cho biết.

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam và ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Tứ Sơn, cùng các đại biểu tham quan sản phẩm OCOP các tỉnh, thành cả nước được trưng bày tại Trung tâm đặc sản Việt Nam - Du lịch - Nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam thông tin: “Cả nước có 13.000 sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao. Riêng An Giang đã tập trung phát triển sản phẩm, đến nay, có gần 200 sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao.

Chương trình OCOP được triển khai, nhằm khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề ở nông thôn, nâng cao thu nhập người dân, thúc đẩy chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân để tạo ra chuỗi sản xuất an toàn. Chương trình cũng nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần quảng bá sản phẩm OCOP của các địa phương ra thị trường trong và ngoài nước”.

Trung tâm Đặc sản Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đánh giá cao. Khi đi vào hoạt động sẽ trở thành trung tâm phân phối, giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố và đặc sản vùng miền đến tận tay khách DL trong và ngoài nước.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Lê Việt Nga đánh giá cao sự phối hợp của Siêu thị Tứ Sơn và Sở Công Thương trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP thời gian qua. Theo bà Lê Việt Nga, An Giang là một trong những địa phương rất tích cực trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP từ năm 2018 - khi chương trình này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trung tâm đặc sản góp phần kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, giúp các nhà phân phối tìm được các nguồn hàng hóa ổn định, chất lượng.

Đồng thời, thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa; ứng dụng khoa học - công nghệ; tìm kiếm đầu ra và kết nối cung cầu, phát triển hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, tiến tới vươn xa, chinh phục thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, mong muốn An Giang, Siêu thị Tứ Sơn tiếp tục đồng hành với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho biết: “Với lợi thế là trung tâm DL của tỉnh An Giang, nên lượng khách DL đến thành phố tăng mạnh qua từng năm. Năm 2023, lượt khách tham quan đến TP. Châu Đốc đạt 5,26 triệu lượt. Tuy nhiên, tỷ lệ khách đến Châu Đốc lưu trú rất ít, chỉ chiếm 1,2% trong tổng lượng khách đến DL và chỉ có 17% du khách chi tiêu mua sắm hàng hóa tiêu dùng mang về. Mỗi du khách đến Châu Đốc chi tiêu chỉ có 800.000 đồng/người. Vì vậy, Trung tâm Đặc sản Việt Nam đưa vào hoạt động góp phần thúc đẩy ngành DL Châu Đốc phát triển và góp thêm sản phẩm DL hấp dẫn để giữ chân du khách khi đến Châu Đốc”.

Hạnh Châu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua. Huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
OVN - Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
Thị xã Tịnh Biên (An Giang):  Đa dạng sản phẩm OCOP từ sản vật thiên nhiên
Thị xã Tịnh Biên (An Giang): Đa dạng sản phẩm OCOP từ sản vật thiên nhiên
OVN - Tính đến tháng 9-2024, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã phát triển thêm 13 sản phẩm OCOP đặc thù, nâng tổng số lượng sản phẩm lên 83. Ước tính đến cuối năm 2024 đạt 50 sản phẩm OCOP, gồm 12 sản phẩm 4 sao, 38 sản phẩm 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn
Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn
OVN - Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Tin khác

Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
OVN - Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả và nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại như: tạo điều kiện để các chủ thể OCOP tham gia hội chợ cấp tỉnh; hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia cũng như quốc tế.
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
OVN - Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - là cố vấn chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho biết, Đắk Lắk như một Việt Nam thu nhỏ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chương trình OCOP.
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tập trung phát triển sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cung ứng; kết nối, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
LNV – Từ nguồn nguyên liệu gạo có sẵn của bà con địa phương, được học hỏi nghề làm phở truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Hồng Yến (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đã mày mò và phát triển sản phẩm phở khô thơm ngon, đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
OVN – Cây na là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, trong đó na Chi Lăng nổi bật hơn cả nhờ có sản phẩm ngon ngọt, đạt tiêu chuẩn OCOP.
Đồng Nai:  Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch
Đồng Nai: Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch
OVN - Đến hết Quý II/2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 220 sản phẩm OCOP, với 172 sản phẩm 3 sao, 48 sản phẩm 4 sao. Thời gian tới, địa phương đặt mục tiêu tiếp tục công tác tuyên truyền, quảng bá về điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Khu du lịch Bửu Long (thành phố Biên Hòa) và Khu du lịch thác Đá Hàn (Trảng Bom)
Kết nối thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Quảng Bình
Kết nối thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Quảng Bình
OVN - Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 168 sản phẩm OCOP còn thời hạn, gồm 28 sản phẩm 4 sao, 140 sản phẩm OCOP đạt 3 sao của 107 chủ thể kinh tế. Trong đó, có 58 Hợp tác xã, 21 doanh nghiệp và 28 hộ kinh doanh cá thể.
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
OVN - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%...
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
OVN - Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động