Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm trà Ô long của Công ty TNHH trà Thu Đan, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.
Sản phẩm trà Ô long của Công ty TNHH trà Thu Đan, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Với mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đặc trưng vùng, mang tính sáng tạo của địa phương, huyện đã rà soát các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, tiềm năng của các xã, thị trấn; tư vấn, hướng dẫn các HTX, hộ gia đình thực hiện các thủ tục hồ sơ tham gia chương trình OCOP theo quy định. Năm 2024, huyện đã khảo sát, xác định 8 sản phẩm có thế mạnh và thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các nhóm hộ, tổ sản xuất, HTX xây dựng bao bì sản phẩm, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc... giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tại các điểm bán hàng, hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Năm 2024, qua đánh giá có 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, gồm: Ruốc gà đen và gà đen nguyên con hút chân không của HTX nông nghiệp Cha Mạy; bột mắc khén của HTX nông nghiệp Phổng Lập. Có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, gồm: Sản phẩm du lịch của HTX du lịch Pha Đin, trà viên Gaba, trà viên xanh và trà Ô long của Công ty TNHH trà Thu Đan.

Vui mừng khi sản phẩm đạt OCOP 3 sao, ông Lò Văn Hoan, Giám đốc HTX nông nghiệp Phổng Lập, nói: Mắc khén là gia vị đặc trưng, được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn. Hiện nay, xã Phổng Lập có 30 ha cây mắc khén, tập trung ở các bản: Nà Ban, Ta Tú, Nà Khoang, Mầu Thái, Pá Sàng, bản Lập. Việc xây dựng sản phẩm bột mắc khén thành sản phẩm OCOP tạo ra sản phẩm riêng biệt của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Anh Lầu A Lâu, Giám đốc HTX nông nghiệp Cha Mạy, xã Long Hẹ, thông tin: Hiện nay, HTX đang nuôi gần 1.000 con gà đen. Năm 2024, HTX đăng ký sản phẩm gà thịt nguyên con hút chân không và ruốc gà đen đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Quá trình triển khai, HTX đã được hỗ trợ về tem mác, bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Qua đánh giá của Hội đồng đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện thì cả 2 sản phẩm của HTX đều đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Đây là điều kiện, động lực để HTX tiếp tục đầu tư mở rộng chăn nuôi, chế biến và tiếp tục xây dựng trứng gà đen là sản phẩm OCOP.

Chương trình OCOP đã giúp khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Ông Hà Trung Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện, cho biết: Các sản phẩm sau khi công nhận được sử dụng nhãn hiệu OCOP, thứ hạng dán trên bao bì sản phẩm là “tấm vé thông hành” để vào các siêu thị, hệ thống phân phối. Một số sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao trở lên hiện đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Đây cũng là điều kiện để các HTX, hộ gia đình nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, huyện triển khai Dự án “Sản xuất sản phẩm OCOP từ táo sơn tra, gắn với phát triển vùng nguyên liệu, hình thành chuỗi liên kết giá trị bền vững cho sản phẩm táo sơn tra” tại xã Long Hẹ. Dự án nhằm đưa cây sơn tra trở thành cây trồng chủ lực; thúc đẩy kết nối du lịch thông qua các hoạt động trải nghiệm, lễ hội hái quả sơn tra và chế biến các sản phẩm từ quả táo sơn tra, như: Trà táo, nước ép táo, táo sơn tra khô, bột táo...

Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, huyện tập trung định hướng, hướng dẫn các HTX, hộ gia đình đa dạng sản phẩm, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao; quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Trần Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động