Hà Nội: Có thêm hai sản phẩm OCOP 5 sao

OVN - Bộ sản phẩm gốm men Suối Ngọc, của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (huyện Gia Lâm) và sản phẩm Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) là hai sản phẩm OCOP của Hà Nội vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và trao quyết định OCOP 5 sao ngày 17/7 vừa qua.

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Thủ tướng phát động từ năm 2018, Hà Nội đã vào cuộc tích cực, với sự chỉ đạo triển khai tổ chức đồng bộ hiệu quả từ thành phố đến cơ sở. đặc biệt là sự vào cuộc của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang sản xuất sản phẩm cung ứng ra thị trường và sự đón nhận hưởng ứng, nhận diện của các tầng lớp Nhân dân.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Giám đốc Công ty TNHH dầu tằm tơ Mỹ Đức một đời tâm huyết với những dòng sản phẩm về tơ lụa.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Giám đốc Công ty TNHH dầu tằm tơ Mỹ Đức một đời tâm huyết với những dòng sản phẩm về tơ lụa.

Đến nay, thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước về triển khai chương trình OCOP. Thành phố đã công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm, chiếm 22% của cả nước. Trong đó có 8 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Riêng năm 2022, thành phố công nhận 518 sản phẩm (1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 271 sản phẩm 4 sao, 246 sản phẩm 3 sao), vượt chỉ tiêu Kế hoạch 118 sản phẩm (mỗi năm có 400 sản phẩm).

Tại hội nghị trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia (tiêu chuẩn 5 sao) vừa được tổ chức mới đây, “Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc” của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh đã được vinh danh sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Bộ sản phẩm gốm men Suối Ngọc, của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (huyện Gia Lâm) và sản phẩm Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và trao quyết định OCOP 5.
Bộ sản phẩm gốm men Suối Ngọc, của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (huyện Gia Lâm) và sản phẩm Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và trao quyết định OCOP 5.

Theo ông Trần Đức Tân, chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Thịnh cho biết: Mỗi sản phẩm gốm Bát Tràng Tân Thịnh luôn luôn sáng tạo và cập nhật cho mình một phong cách gốm riêng, khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm thì biết ngay đó là cơ sở của Tân Thịnh. Bên cạnh sự đổi mới, sáng tạo, cơ sở đều khéo léo truyền tải nét văn hóa của người Việt, như hình tượng hoa sen, rồng phượng, chim én... trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm một năm, cơ sở đều cho ra những bộ sản phẩm khác nhau.

Để tạo ra tác phẩm có sự khác biệt HTX Tân Thịnh đã chế tác thành công từ những nguyên liệu trong nước, các loại quặng kim loại trong lòng đất hàng triệu năm, kỹ thuật pha chế trang trí công phu khi được nung ở nhiệt độ 12500C, tạo ra các màu men có hiệu ứng hỏa biến sống động như ngọc trên tác phẩm. Tác phẩm trang trí có mỹ ý từ trong tâm biểu tượng cho bầu trời, biển khơi, mang lại ý nghĩa của âm dương ngũ hành.

Ông Trần Đức Tân, chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Thịnh (áo trắng) đang giới thiệu với khách hàng sản phẩm OCOP vừa được cấp chứng nhận 5 sao cấp Quốc gia.
Ông Trần Đức Tân, chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Thịnh (áo trắng) đang giới thiệu với khách hàng sản phẩm OCOP vừa được cấp chứng nhận 5 sao cấp Quốc gia.

Trước đó, Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã có 4 sản phẩm được chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Đó là “Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ”, “Bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen”, “Bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng” và “Bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen”.

“Chăn bông tơ tằm tự dệt” của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội cũng là một sản phẩm độc đáo, được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao, đồng thời đề nghị chủ nhân của ý tưởng là bà Phan Thị Thuận chia sẻ bí quyết để nhân rộng kỹ thuật sản xuất cho người dân các địa phương khác của cả nước.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Giám đốc Công ty TNHH dầu tằm tơ Mỹ Đức cho biết, hơn 60 năm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ, dệt lụa, với tình yêu với nghề, tôi luôn muốn góp phần nhỏ công sức của mình không chỉ giúp nghề dệt tơ của Phùng Xá khôi phục mà còn vươn xa ra thị trường thế giới, khẳng định được sức sống bền bỉ như chính sợi tơ xuyên suốt hàng nghìn năm.

Ý tưởng cho tằm tự dệt chăn tơ nảy sinh sau nhiều lần quan sát, nghiên cứu cách con tằm làm tơ, đan kén, ngoáy đầu ra sao, rút ruột như thế nào. Từ đó, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận có sự so sánh rõ ràng rằng, con tằm có thể dệt ra một chiếc vỏ bền chặt mà không kĩ thuật dệt tay nào của con người có thể đạt được. Bà tính toán, mày mò công thức để hàng ngàn, hàng vạn con tằm cùng nằm trên một mặt phẳng rút ruột nhả tơ một cách chăm chỉ. Tơ con này cuốn vào con kia sẽ đan thành các lớp lang dày như những chiếc kén được cán phẳng dệt thành những tấm chăn bông tơ tằm bền đẹp.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Các sản phẩm đạt OCOP 5 sao được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia, được sử dụng biểu trưng và tem OCOP quốc gia trên bao bì, nhãn mác và các tài liệu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm theo quy định. Kết quả phân hạng có giá trị 36 tháng kể từ ngày công nhận.

Sau khi chứng nhận sản phẩm OCOP, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề giúp các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, qua đó sản phẩm OCOP đã được người tiêu dùng nhận diện và tiêu thụ nhiều hơn.

Bài viết có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Quỳnh Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP:  Góp phần lan tỏa tinh hoa văn hóa  ẩm thực Nam Định
Sản phẩm OCOP: Góp phần lan tỏa tinh hoa văn hóa ẩm thực Nam Định
OVN - Từ những nỗ lực, sự tâm huyết, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những mặt hàng mang tính bản địa đặc trưng ấy đã được nâng tầm giá trị, dần khẳng định vị thế thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước...
Nông sản xứ Thanh và hành trình truyền cảm hứng
Nông sản xứ Thanh và hành trình truyền cảm hứng
OVN - Nông sản nói chung, nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đang từng ngày định vị thương hiệu, chất lượng, xây dựng nền tảng vững chắc, thận trọng trong từng bước đi, tự tin 'xuất ngoại'. Mỗi sản phẩm đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng...
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.

Tin khác

Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động