Kon Tum: Khai mạc phiên chợ sâm Ngọc Linh và các sản phẩm gắn với du lịch
15:42 | 26/04/2022
OVN - Vừa qua, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức khai mạc
Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch vừa diễn ra tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, có 46 gian hàng với 158 mặt hàng, 9 mặt hàng sâm củ và chiết xuất sâm củ của 38 đơn vị đến từ các doanh nghiệp, Hợp tác xã thuộc các xã tại tỉnh Kon Tum và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương.
Cùng với các hoạt động bên lề như “Chiến dịch và rừng sẽ lên xanh” với mục tiêu trồng, quản lý và bảo vệ rừng để đảm bảo mục tiêu phát triển dược liệu, Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch còn có các hoạt đông văn hóa thể thao gồm giải bóng đá tranh cúp K5, Liên hoan cồng chiêng và liên hoan ẩm thực, Hoạt động tư vấn nghề nghiệp và việc làm, chiến dịch đưa lan về rừng của tỉnh Kon Tum.
Tại phiên chợ, du khách có thể an tâm mua sắm vì những mặt hàng được đảm bảo chất lượng, đặc biệt là sâm Ngọc Linh được cơ quan chức năng thẩm định và kiểm soát chặt chẽ. Tại đây cũng có một gian hàng của ngành chức năng để hướng dẫn người dân nhận biết sâm thật và giả.
Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch huyện Tu Mơ Rông - Kon Tum diễn ra từ ngày 24 đến hết 26/4.
Lễ Khai mạc phiên chợ sâm Ngọc Linh và các sản phẩm gắn với du lịch Kon Tum
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, ông Võ Trung Mạnh cho biết, phiên chợ sâm Ngọc Linh được diễn ra theo hình thức trực tiếp và chợ trực tuyến trên trang thương mại điện tử. Chương trình nhằm quảng bá du lịch của huyện gắn với các sự kiện lớn của tỉnh Kon Tum, đón 700 khách du lịch là các hiệp hội du lịch, lữ hành của các tỉnh, các tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan truyền thông cả nước về tham quan phiên chợ và tìm hiểu cơ hội đầu tư.Cùng với các hoạt động bên lề như “Chiến dịch và rừng sẽ lên xanh” với mục tiêu trồng, quản lý và bảo vệ rừng để đảm bảo mục tiêu phát triển dược liệu, Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch còn có các hoạt đông văn hóa thể thao gồm giải bóng đá tranh cúp K5, Liên hoan cồng chiêng và liên hoan ẩm thực, Hoạt động tư vấn nghề nghiệp và việc làm, chiến dịch đưa lan về rừng của tỉnh Kon Tum.
Phiên chợ sâm Ngọc Linh vừa diễn ra tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thu hút 46 gian hàng tham gia
Những hoạt động tại phiên chợ mang thông điệp về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và tỉnh Kon Tum với trục xoay là rừng, sâm Ngọc Linh, dược liệu gắn với du lịch. Huyện đặt ra mục tiêu phát triển rừng để làm bàn đạp phát triển du lịch và dược liệu. Từ đó, đưa hình ảnh, con người và sản phẩm của Tu Mơ Rông đến gần hơn với người dân trong và ngoài tỉnh Kon Tum.Tại phiên chợ, du khách có thể an tâm mua sắm vì những mặt hàng được đảm bảo chất lượng, đặc biệt là sâm Ngọc Linh được cơ quan chức năng thẩm định và kiểm soát chặt chẽ. Tại đây cũng có một gian hàng của ngành chức năng để hướng dẫn người dân nhận biết sâm thật và giả.
Người dân Tu Mơ Rông, Kon Tum tự hào về sản phẩm sâm Ngọc Linh
Bên cạnh đó, Phiên chợ nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của huyện Tu Mơ Rông và các phương của Kon Tum gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc hữu. Đồng thời qua đó, giới thiệu quảng bá tiềm năng, thế mạnh về dược liệu, du lịch và các lọai sản phẩm của huyện đến người tiêu dùng, khách du lịch trong và ngoài tỉnh.Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch huyện Tu Mơ Rông - Kon Tum diễn ra từ ngày 24 đến hết 26/4.
Tu Mơ Rông, Kon Tum có hơn 2/3 diện tích tự nhiên, độ che phủ rừng đạt 67%, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng đặc biệt có độ cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển, có đổ ẩm lớn, đã tạo nên nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại và có giá trị to lớn về y tế và kinh tế như: sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Ngũ Vị tử, Đương Quy, Lan Kim Tuyến, Sa nhân, Ý dỉ, Đinh lăng các loại nấm dược liệu khác ...
Được phát hiện vào năm 1973, sâm Ngọc Linh là một loại sâm quý hiếm trên thế giới, được Thủ tướng Chính phủ công nhận "Quốc Bảo". Đặc biệt đỉnh núi Ngọc Linh còn ẩn chứa nhiều điều huyền bí, đây là tiềm năng để phát triển du lịch khám phá.
Minh Khuê
Tin mới hơn

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.

OVN - Xuất phát từ trăn trở muốn đưa hạt cà phê Việt Nam vươn xa, đến nay, anh Lê Văn Vương (SN 1984) đã trở thành người thầy, người thợ truyền “lửa” cho hàng trăm thanh niên khởi nghiệp trong nước và quốc tế với cây cà phê canh tác theo quy trình hữu cơ ở tỉnh Đắk Lắk, công ty Vương Thành Công luôn tiên phong.

OVN - Được sự tin tưởng của khách hàng, sự đồng hành hỗ trợ của địa phương, các sản phẩm chế biến từ tỏi đen của Công ty T.P FOOD ngày càng khẳng định giá trị trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Thành công này, minh chứng cho định hướng phát triển sáng tạo của doanh nghiệp là kiến tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh (gồm nông hộ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp) để hình thành chuỗi sản xuất ra sản phẩm mới, vừa ổn định đầu ra cho sản phẩm của bà con nông dân, vừa đưa thương hiệu sản phẩm OCOP Bình Dương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

OVN - Với mục tiêu phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 đón trên 1.500 nghìn lượt khách, doanh thu đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm thu nhập cho người dân, nhất là nâng cao hiệu quả của các sản phẩm OCOP về du lịch.

OVN - Là địa phương đầu tiên trong cả nước được chọn làm thí điểm triển khai OCOP từ năm 2013. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã có 267 sản phẩm được chứng nhận hạng sao. Thời gian qua, OCOP đã trở thành chương trình kinh tế nông thôn quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh.
Tin khác

OVN - Ngày 18/9, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Bình, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã khai trương gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối-tiêu thụ nông sản.

LNV - Với chủ đề 'Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững', Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17/9.

OVN - Ngày 16 - 20/8, chương trình “Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2023” diễn ra tại Central World (Bangkok) đã thu hút gần 100 chủ thể OCOP tham dự. Đây là cơ hội giúp các chủ thể OCOP trong nước quảng bá văn hóa, giới thiệu du lịch và đặc sản vùng miền đến khách hàng quốc tế.

OVN - Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng tỉnh Tiền Giang sẽ diễn ra từ ngày 29-8 đến 2-9, để quảng bá đến người tiêu dùng tại thành phố, xúc tiến thương mại đến các hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

OVN- Với lợi thế đất đai rộng lớn ở các huyện miền núi, sau 5 năm triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tiềm năng phát triển các ngành kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, mở rộng các chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân phát triển kinh tế nông nghiệp tốt hơn.

OVN - Nhằm quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh đến người tiêu dùng, thời gian qua, Sở Công thương đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương, các chủ thể triển khai đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường, chú trọng đưa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để phân phối, trưng bày, tiêu thụ hàng hóa lâu dài, ổn định.

OVN - Hơn 4 năm qua, Chương trình OCOP đã từng bước tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đòi hỏi các chủ thể phải chú trọng nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng và khẳng định vị thế ở thị trường trong, ngoài nước.

OVN - Sáng 3/8, tại Hà Nội, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023.

OVN - Tối ngày 21/7/2023, tại sân vận động huyện Ứng Hòa (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện tổ chức khai mạc “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023”.

OVN - Vừa qua, trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Ninh Thuận 2023, tỉnh Ninh Thuận đã trao chứng nhận cho 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

OVN - Thực hiện “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Đồng thời, tỉnh xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng thu nhập bình quân của người lao động tại các vùng nông thôn…

OVN - Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh có 560 sản phẩm OCOP, trong đó 334 sản phẩm đã được cấp sao, do 219 đơn vị kinh tế sản xuất (4 doanh nghiệp, 80 HTX, 135 hộ kinh doanh cá thể). Số lao động làm việc liên quan đến sản phẩm OCOP trên 3.600 người, phần lớn là nông dân.

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 30/6/2023, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Theo thống kê, hiện TP Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, đây là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa làng nghề và khai thác tối đa tiềm năng các thế mạnh của các vùng miền trong việc xây dựng kinh doanh gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các địa phương tiếp tục đẩy mạnh nguồn nhân lực hỗ trợ các làng nghề mở rộng sản xuất, kinh doanh.