Lâm Đồng đưa trái mắc ca trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Tỉnh Lâm Đồng là một trong những khu vực thuộc vùng Tây Nguyên được Bộ NN&PTNT quy hoạch trồng mắc ca nhằm hướng đến phát huy lợi thế vùng miền.NN&PTNT quy hoạch trồng mắc ca nhằm hướng đến phát huy lợi thế vùng mi |
Nhờ thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu ôn hòa, điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, Lâm Đồng từ lâu đã trở thành một trong những địa phương trồng và xuất khẩu cây công nghiệp hàng đầu cả nước. Bắt kịp xu hướng chung của thời đại, nhiều nông dân, chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nông sản chủ động chuyển đổi cơ cấu, hướng đến lựa chọn phát triển những giống cây trồng đem hiệu quả kinh tế cao, điển hình như cây mắc ca.
Theo Cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương, mắc ca là loại cây dài ngày dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, mỗi năm chỉ bón phân từ 2 - 3 lần và dọn cỏ dại là cây có thể phát triển bình thường. Thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin A, protein, sắt, thiamin, niacin, folate,… giúp làm đẹp da, tốt cho xương, chống oxy hóa và giảm cân hiệu quả.
Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, kể từ năm 2006 đến nay, diện tích trồng mắc ca trên địa bàn đạt hơn 5,100 ha. Địa phương là một trong những khu vực thuộc vùng Tây Nguyên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quy hoạch trồng mắc ca nhằm hướng đến phát huy lợi thế vùng miền, góp phần phát triển kinh tế bền vững.
Mỗi trái mắc ca đều được HAMC làm sạch, lựa chọn nghiêm ngặt, loại bỏ các hạt không đạt tiêu chuẩn nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao |
Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực trồng và sản xuất các loại hạt (mắc ca, điều, óc chó, đậu tương,…), chị Nguyễn Thanh Huyền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Anh Maca (HAMC) cho biết, “Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, mắc ca sinh trưởng tại tỉnh Lâm Đồng đều cho năng suất thu hoạch rất cao. Trong đó, sản phẩm Mắc ca rang hồng ngoại - The Macanut của công ty từng đạt chứng nhận OCOP 4 sao trong năm 2022. Thông qua việc tổ chức kinh doanh, đơn vị mong muốn hỗ trợ bà con nông dân thay đổi tư duy, hướng đến cơ cấu cây trồng, chuyển đổi từ cây trồng già cỗi sang mặt hàng nông sản giá trị cao. Đồng thời, góp phần phủ xanh đồi trọc, kết hợp trồng xen canh để duy trì sản xuất, tạo kế sinh nhai ổn định cho cộng đồng dân tộc thiểu số”.
Chị Nguyễn Thanh Huyền, Phó Giám đốc Công ty HAMC.Phó Giám đốc Công ty HAMC |
Không giống phương pháp thu hoạch hàng loạt của Úc, mỗi trái mắc ca được Công ty HAMC lựa chọn phải đủ độ già và đạt tiêu chuẩn tối thiểu về kích thước. Điều này đảm bảo những hạt mắc ca sau thu hoạch đều đạt độ chín, hương vị và chất lượng tốt nhất, đồng thời tối ưu nguồn nguyên liệu sẵn có, tránh lãng phí. Hiện nay, Công ty HAMC đang sở hữu vùng nguyên liệu đạt chuẩn Global Gap với diện tích gần 70 ha và dự kiến sẽ mở rộng sang các địa phương lân cận trong thời gian tới.
Qua quá trình chọn lọc nghiêm ngặt, nhà máy sử dụng phương pháp nổi trong nước giúp loại bỏ hạt mắc ca bị sâu bệnh, teo nhân, rụng lâu ngày. Tiếp theo đó, hệ thống máy rửa với công suất 700kg/máy/giờ giúp loại bỏ các tạp chất bẩn bám trên vỏ hạt (nhựa, đất, cát) và làm ráo, đưa vào sấy lạnh.
Doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ nông dân thay đổi tư duy, hướng đến cơ cấu cây trồng, tạo thêm việc làm ổn định cho người lao động.tạo thêm việc làm ổn định cho người lao động. |
Nhận định phương pháp sấy gió nóng, bơm nhiệt thông thường sẽ làm biến đổi một vài chất dinh dưỡng trong mắc ca, Công ty HAMC chọn hệ thống sấy lạnh với công suất 35 tấn/lần nhằm giữ 100% chất dinh dưỡng của sản phẩm. Những hạt mắc ca sau khi sấy và rang bằng tia hồng ngoại không chỉ có độ ẩm thấp, ngon, giòn, thời gian bảo quản lâu mà còn giàu chất dinh dưỡng. Tỷ lệ hạt hỏng không vượt quá 2%; tỷ lệ nhân loại 1 (hàm lượng chất béo cao) chiếm 99%; tỷ lệ hoàn nhân (nhân trong hạt) cam kết 35 - 42%.
Sản phẩm hạt mắc ca rang nứt vỏ từ Công ty TNHH Hoàng Anh Maca (HAMC) |
Hưởng ứng Nghị quyết 88/2019/QH14 về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; đơn vị cũng triển khai hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu cho các hộ dân nhằm xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho bà con địa phương. Đồng thời, tiếp cận với truyền thông 4.0, phủ sóng trên các sàn thương mại điện tử hướng đến xuất khẩu, nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế.