Ninh Bình: Chương trình OCOP thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp

OVN - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh Ninh Bình đã phát triển được 101 sản phẩm OCOP, trong đó có 68 sản phẩm 4 sao, 33 sản phẩm 3 sao.
Nhiều sản phẩm đã được cấp chứng nhận xếp hạng sao OCOP của tỉnh Ninh Bình
Nhiều sản phẩm đã được cấp chứng nhận xếp hạng sao OCOP của tỉnh Ninh Bình

Xã Đồng Phong là vùng bán sơn địa ở huyện Nho Quan (Ninh Bình), có đồng đất pha sỏi, độ phì nhiêu kém, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, người dân nơi này đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan (Trung Quốc) theo hướng thương hiệu. Ban đầu, xã chỉ có bảy hộ trồng ổi với diện tích 2ha, mang lại thu nhập tăng tới 350 triệu đồng/ha, hơn hẳn trồng lúa, trồng màu.

Chất lượng canh tác vượt trội, hiệu quả kinh tế cao, người dân ở đây đã mở rộng quy mô trồng ổi lê Đài Loan lên 20ha, chỉ tính riêng năm 2022, tổng doanh thu đạt bảy tỷ đồng. Được hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng, sản phẩm ổi lê Đài Loan ở Đồng Phong đã được tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Phong, Đồng Văn Đông cho biết: Từ khi sản phẩm ổi lê Đài Loan ở Đồng Phong có thương hiệu OCOP 3 sao, được dán nhãn truy xuất nguồn gốc, đã nâng tầm giá trị nông sản của xã. Đó là “giấy thông hành” để sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước, gây dựng niềm tin với người tiêu dùng, mở ra hướng phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hàng hóa cho huyện miền núi Nho Quan vốn còn nhiều khó khăn.

Sản phẩm OCOP khác đạt chứng nhận bốn sao là "Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn". Chị Nguyễn Thị Lệ Thanh, chủ cơ sở sản xuất mắm tép Thanh Nguyễn cho biết: Qua tìm tòi, sáng tạo, cơ sở đã phát triển thành công sản phẩm, trở thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình. Hiện nay, "Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn" có đủ điều kiện cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, được tiêu thụ với số lượng lớn. Cơ sở của chị Thanh đang xây dựng kế hoạch mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần hoàn thành một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Phạm Văn Trung cho biết: Chương trình OCOP được tỉnh Ninh Bình triển khai một cách đồng bộ từ nhiều năm qua, theo hướng thực chất, hiệu quả.

Đáng chú ý là tỉnh Ninh Bình đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP như: Hỗ trợ chi phí cho chủ thể chuẩn hóa, phát triển sản phẩm OCOP 3 sao là 75 triệu đồng/sản phẩm; OCOP 4 sao được hỗ trợ 85 triệu đồng/sản phẩm; OCOP 5 sao được hỗ trợ 100 triệu đồng/sản phẩm. Đối với sản phẩm nâng hạng sao, cũng được hỗ trợ theo các quy định phù hợp. Nhờ đó, 100% huyện, thành phố trong tỉnh đã có sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm OCOP nhiều hơn, đa dạng hơn như sản phẩm OCOP thực phẩm, thảo dược, đồ uống; hàng thủ công, mỹ nghệ, trang trí; nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch, lễ hội truyền thống. Từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy nông dân Ninh Bình không ngừng đổi mới, sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ đời sống xã hội. Dự kiến, trong năm 2023, tỉnh sẽ có 150 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Với kết quả nêu trên, Ninh Bình sẽ hoàn thành sớm mục tiêu kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2023-2025.

Theo nhiều chuyên gia về nông nghiệp, Ninh Bình có thuận lợi phát triển sản phẩm OCOP nhờ sự đa dạng về địa hình với ba vùng rõ rệt. Các sản phẩm OCOP của tỉnh hiện nay tuy đa dạng, phong phú nhưng phần lớn nhỏ lẻ. Số lượng sản phẩm OCOP của các huyện, thành phố không đồng đều. Mức độ quan tâm, nhận thức của người dân về xây dựng sản phẩm OCOP còn hạn chế.

Trước thực trạng trên, Ninh Bình cần quyết liệt hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo ra các sản phẩm đặc trưng, đặc hữu, tạo lợi thế cạnh tranh.

Cùng với đó, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, quyết tâm của người dân trong xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP phù hợp với từng vùng, miền, gắn với giá trị văn hóa, văn minh vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng.

Xuân Trường

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Tin khác

Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.
TP. Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử hỗ trợ sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử hỗ trợ sản phẩm OCOP
OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Quảng Nam bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
Quảng Nam bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
OVN - Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là hoạt động thường niên nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Hành trình nông sản OCOP xứ Thanh
Hành trình nông sản OCOP xứ Thanh
OVN - Mỗi sản phẩm nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng trên con đường “xuất ngoại”....
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động