OCOP Thanh Hóa đẩy mạnh tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử
14:32 | 16/11/2021
OVN - Trước tình hình tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.
Đây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân giải quyết được lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khó khăn.
Nỗ lực vượt khó
Nhận thấy nghề nuôi chim yến lấy tổ mang lại giá trị kinh tế cao nên sau nhiều năm tham khảo, tìm hiểu về quy trình nuôi chim yến tại các tỉnh phía Nam, năm 2014 anh Nguyễn Văn Tú, thôn Tây Hòa, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng cải tạo, lắp đặt hệ thống chống rét tại tầng 3 của gia đình để nuôi chim yến. Đến nay, sản phẩm mang nhãn hiệu Yến Thanh do anh Tú gây dựng đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, là một người trẻ nên anh Tú rất chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hiện nay, ngoài hệ thống các chuỗi cửa hàng phân phối ở các huyện, thị trong tỉnh, anh Tú còn đẩy mạnh việc bán hàng online và livestream lên các trang mạng xã hội và đưa sản phẩm Yến Thanh sàn thương mại điện tử.
Chia sẻ về quá trình đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ, anh Tú cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu chỉ bán hàng theo kênh truyền thống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ không được nhiều, bên cạnh đó, sản phẩm cũng sẽ không được nhiều người biết đến.
Do vậy, từ tháng 6/2020, anh Tú bắt đầu tuyển các cộng tác viên tiềm năng để lập các “nhóm” bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, zalo… Bên cạnh đó, anh Tú còn dành ra một khoản kinh phí để duy trì và đưa sản phẩm Yến Thanh giới thiệu trên các trang thương mại điện tử lớn với lượng theo dõi đông như LADADA, SHOOPE, TIKI…
Với anh Nguyễn Văn Tuấn, tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn đã xây dựng thành công 4 sản phẩm OCOP tiềm năng của huyện Nga Sơn từ đông trùng hạ thảo gồm: đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, rượu trắng đông trùng hạ thảo và rượu ngâm đông trùng hạ thảo.
Dự kiến cuối năm 2021, hai sản phẩm tổ yến trưng đông trùng hạ thảo và mật ong ngâm đông trùng hạ thảo do anh Tuấn xây dựng cũng sẽ được công nhận là sản phẩm OCOP.
Với anh Tuấn, mỗi sản phẩm tham gia chương trình OCOP là một hành trình dài, đòi hỏi sự đầu tư, tập trung cao độ, trong đó khâu bán hàng, quảng bá sản phẩm trên không gian mạng luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Hiện tại, anh Tuấn đã xây dựng được đội ngũ khoảng 50 cộng tác viên chuyên bán hàng online trên facebook và zalo.
Ngoài ra, anh tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số do các sở, ngành trên địa bàn tổ chức để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng bán hàng trên không gian mạng. Theo đó, đến nay, các sản phẩm OCOP do anh xây dựng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn, với lượng khách hàng ổn định không chỉ trong tỉnh mà còn khắp các nơi trên toàn quốc đều biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm.
Đẩy mạnh kênh tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử
Chia sẻ về quá trình nỗ lực của các chủ thể khi đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, ông Phan Xuân Hùng, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa cho biết, ngoài việc các chủ thể chủ động tự tìm trang để bán sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đưa các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo đó, tỉnh đã liên kết với Bưu điện Việt Nam thành lập sàn thương mại điện tử với tên miền: www.langnghethanhhoa.vn và trên Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng xây dựng Website Chương trình OCOP với tên miền: Ocoptinhthanhhoa.com.vn để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, hàng năm Văn phòng phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho các chủ thể OCOP; mời đại diện các nhãn hàng lớn như LAZADA, TIKI, SHOPPE về trao đổi, hướng dẫn cách thức để đưa sản phẩm lên sàn thuận tiện nhất.
Cũng theo ông Hùng, Giai đoạn 2021-2025, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách và đã được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Thời gian tới, tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ việc quảng bá, tiếp thị theo hướng xúc tiến thương mại. Đối với các sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để đăng tải và duy trì sản phẩm trên trang thương mại điện tử có thu phí…
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh COVID diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, việc triển khai các hoạt động bán hàng tiếp thị thông qua trang thương mại điện tử sẽ là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho sản phẩm lưu thông với doanh số ổn định…
Sản phẩm Yến Thanh được đưa lên sàn thương mại điện tử (Ảnh minh họa)
Nỗ lực vượt khó
Nhận thấy nghề nuôi chim yến lấy tổ mang lại giá trị kinh tế cao nên sau nhiều năm tham khảo, tìm hiểu về quy trình nuôi chim yến tại các tỉnh phía Nam, năm 2014 anh Nguyễn Văn Tú, thôn Tây Hòa, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng cải tạo, lắp đặt hệ thống chống rét tại tầng 3 của gia đình để nuôi chim yến. Đến nay, sản phẩm mang nhãn hiệu Yến Thanh do anh Tú gây dựng đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, là một người trẻ nên anh Tú rất chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hiện nay, ngoài hệ thống các chuỗi cửa hàng phân phối ở các huyện, thị trong tỉnh, anh Tú còn đẩy mạnh việc bán hàng online và livestream lên các trang mạng xã hội và đưa sản phẩm Yến Thanh sàn thương mại điện tử.
Chia sẻ về quá trình đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ, anh Tú cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu chỉ bán hàng theo kênh truyền thống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ không được nhiều, bên cạnh đó, sản phẩm cũng sẽ không được nhiều người biết đến.
Do vậy, từ tháng 6/2020, anh Tú bắt đầu tuyển các cộng tác viên tiềm năng để lập các “nhóm” bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, zalo… Bên cạnh đó, anh Tú còn dành ra một khoản kinh phí để duy trì và đưa sản phẩm Yến Thanh giới thiệu trên các trang thương mại điện tử lớn với lượng theo dõi đông như LADADA, SHOOPE, TIKI…
Với anh Nguyễn Văn Tuấn, tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn đã xây dựng thành công 4 sản phẩm OCOP tiềm năng của huyện Nga Sơn từ đông trùng hạ thảo gồm: đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, rượu trắng đông trùng hạ thảo và rượu ngâm đông trùng hạ thảo.
Dự kiến cuối năm 2021, hai sản phẩm tổ yến trưng đông trùng hạ thảo và mật ong ngâm đông trùng hạ thảo do anh Tuấn xây dựng cũng sẽ được công nhận là sản phẩm OCOP.
Với anh Tuấn, mỗi sản phẩm tham gia chương trình OCOP là một hành trình dài, đòi hỏi sự đầu tư, tập trung cao độ, trong đó khâu bán hàng, quảng bá sản phẩm trên không gian mạng luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Hiện tại, anh Tuấn đã xây dựng được đội ngũ khoảng 50 cộng tác viên chuyên bán hàng online trên facebook và zalo.
Sản phẩm OCOP Thanh hóa tiềm năng từ đông trùng hạ thảo (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, anh tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số do các sở, ngành trên địa bàn tổ chức để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng bán hàng trên không gian mạng. Theo đó, đến nay, các sản phẩm OCOP do anh xây dựng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn, với lượng khách hàng ổn định không chỉ trong tỉnh mà còn khắp các nơi trên toàn quốc đều biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm.
Đẩy mạnh kênh tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử
Chia sẻ về quá trình nỗ lực của các chủ thể khi đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, ông Phan Xuân Hùng, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa cho biết, ngoài việc các chủ thể chủ động tự tìm trang để bán sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đưa các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo đó, tỉnh đã liên kết với Bưu điện Việt Nam thành lập sàn thương mại điện tử với tên miền: www.langnghethanhhoa.vn và trên Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng xây dựng Website Chương trình OCOP với tên miền: Ocoptinhthanhhoa.com.vn để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, hàng năm Văn phòng phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho các chủ thể OCOP; mời đại diện các nhãn hàng lớn như LAZADA, TIKI, SHOPPE về trao đổi, hướng dẫn cách thức để đưa sản phẩm lên sàn thuận tiện nhất.
Cũng theo ông Hùng, Giai đoạn 2021-2025, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách và đã được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Thời gian tới, tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ việc quảng bá, tiếp thị theo hướng xúc tiến thương mại. Đối với các sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để đăng tải và duy trì sản phẩm trên trang thương mại điện tử có thu phí…
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh COVID diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, việc triển khai các hoạt động bán hàng tiếp thị thông qua trang thương mại điện tử sẽ là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho sản phẩm lưu thông với doanh số ổn định…
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh Thanh Hóa có 120 sản phẩm OCOP của 64 xã, phường, thị trấn, với 77 chủ; trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 30 sản phẩm 4 sao, 89 sản phẩm 3 sao.
Minh Khang
Tin mới hơn

OVN - Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các doanh nghiệp Bình Định chủ động tiếp cận đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.

OVN - Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Tin khác

OVN - Nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và khuyến khích quảng bá sản phẩm OCOP qua livestream, Sở Công Thương TP Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội quảng bá sản phẩm Đà Nẵng 2024”.

OVN - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.

LNV - Trên cơ sở nhìn nhận những khó khăn trong thực tiễn phát triển sản phẩm OCOP, Cà Mau xác định cần chú trọng hơn giải pháp phối hợp, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhằm để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững.

OVN - The protection, management and development of intellectual property for typical OCOP products of Ninh Binh province has contributed to enhancing the position of specialty agricultural products and craft village products in the market during the process. integration international.

OVN - Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

OVN - Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.

OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.

OVN - Khi nhắc đến An Giang, chắc hẳn ai cũng không thể bỏ qua một đặc sản vô cùng ngọt ngào đó chính là đường thốt nốt An Giang. Với vị ngọt thanh, không gắt lại tốt cho sức khỏe nên đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường trắng tinh luyện.

OVN - Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Tuy Phong năm 2024 (đợt 1).