OCOP Yên Bái: khát vọng nâng tầm đặc sản địa phương
13:05 | 15/11/2021
OVN - Triển khai thực hiện Đề án Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2019, đến nay, tỉnh Yên Bái có gần 100 sản phẩm OCOP được các địa phương xây dựng và công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao, 4 sao mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
Yên Bái có gần 100 sản phẩm OCOP (Ảnh minh họa)
Theo ông Nhâm Xuân Trường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Yên Bái, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị. Không chỉ phát triển sản xuất, Chương trình OCOP còn tập trung giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của nông thôn về việc làm, giảm nghèo, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững, an sinh xã hội, môi trường…
"Tuyết Sơn Trà” của HTX Suối Giàng nằm trong sanh sách sản phẩm OCOP Yên Bái (Ảnh minh họa)
Có thể kể tên các HTX tiêu biểu gắn liền với các sản phẩm OCOP nổi tiếng như: HTX Nông nghiệp Minh Bảo (thành phố Yên Bái) có sản phẩm "Mật ong đa hoa tự nhiên”, HTX Suối Giàng (huyện Văn Chấn) có sản phẩm "Tuyết Sơn Trà”, HTX Bưởi đặc sản VietGAP Đại Minh (huyện Yên Bình) có sản phẩm "Bưởi Đại Minh”, HTX Quế hồi Việt Nam (huyện Trấn Yên) có sản phẩm "Quế điếu thuốc”, HTX Thái Sơn (huyện Lục Yên) có sản phẩm "Dầu lạc đỏ”, "Dầu lạc trắng”, "Lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn”, "Dầu đỗ tương”…
Bưởi đặc sản VietGAP Đại Minh (Ảnh minh họa)
Ông Trường cho biết thêm, nhiều sản phẩm OCOP đã đến được với khách hàng, người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhờ nỗ lực, quyết tâm, nhanh nhạy nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường của các chủ thể. Đặc biệt, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao sẽ nỗ lực định vị và xây dựng thương hiệu trên thị trường. Yếu tố định vị chất lượng sản phẩm mang đầy đủ nét đặc sắc và giá trị riêng có của mỗi sản phẩm.
Để nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm OCCOP, Yên Bái đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tập thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đó là từ chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học và cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX cho tới chính sách tiếp cận vốn, chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, chính sách hỗ trợ kết cấu hạ tầng đối với các HTX nông nghiệp... đã giúp khu vực kinh tế tập thể giải quyết cơ bản những khó khăn, vướng mắc.
Cũng theo ông Trường, tham gia Chương trình OCOP, là cơ hội tốt để các HTX nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho thành viên, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu; đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; phát triển, nâng cấp 30 sản phẩm, trong đó đầu tư nâng cấp 20 sản phẩm thế mạnh, phát triển 10 sản phẩm mới.
Khang Vũ
Tin mới hơn

OVN – Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty cổ phần Sim rừng Phú Quốc – chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tại tỉnh Kiên Giang, đang tích cực tìm kiếm đối tác xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho biết đã nhận đề nghị từ Mỹ và châu Âu nhằm thu mua sim tươi từ vùng nguyên liệu của doanh nghiệp để chiết xuất làm thực phẩm chức năng.

OVN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần DT Food (DTGROUP) đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt chuẩn OCOP như yến sào và rong nho ra quốc tế. Doanh nghiệp cũng có những đề xuất nhằm góp phần đảm bảo sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nhưng vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đối với ngành yến.

OVN - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.

OVN – Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.

OVN - Từ ngày 29/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê, cacao, gỗ, dầu cọ,... sang thị trường này phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến đất rừng bị suy thoái sau ngày 31/12/2020. Quy định sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến các ngành chức năng cũng như chuyên gia đang khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ truy xuất, thủ tục giải trình.
Tin khác

OVN - Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), được hình thành từ thế kỷ XVII và được coi là một trong "tứ nghệ" tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Trải qua hơn 400 năm, dù gặp nhiều biến động lịch sử - xã hội, con cháu làng Ngũ Xã vẫn kiên trì gìn giữ, phát huy nghề tổ và phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống.

OVN - Với mục tiêu khai thác tiềm năng bản địa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và tạo động lực cho các sản phẩm nông sản chủ lực vươn ra thị trường quốc tế.

OVN - Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các doanh nghiệp Bình Định chủ động tiếp cận đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.

OVN - Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

OVN - Trong thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng của địa phương

OVN - Nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và khuyến khích quảng bá sản phẩm OCOP qua livestream, Sở Công Thương TP Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội quảng bá sản phẩm Đà Nẵng 2024”.

OVN - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.