Phát triển sản phẩm OCOP có tiềm năng xuất khẩu

OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Trong năm 2025, tỉnh Bình Thuận định hướng phát triển sản phẩm OCOP theo hướng chuyên sâu, tập trung mở rộng các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ thanh long và hải sản.

Những bước tiến vững chắc

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh được triển khai từ năm 2019, tuy có khởi đầu muộn hơn so với một số tỉnh, thành nhưng đã ghi nhận nhiều kết quả đáng chú ý. Giai đoạn 2019 – 2021, toàn tỉnh có 70 sản phẩm OCOP được công nhận. Bước sang giai đoạn mới, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 1/8/2022 về phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 3799/KH-UBND ngày 9/11/2022 để triển khai thực hiện. Mục tiêu đến năm 2025, Bình Thuận phấn đấu công nhận mới ít nhất từ 80 - 130 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Để thực hiện mục tiêu này, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, đặt chỉ tiêu phát triển thêm từ 15 - 20 sản phẩm OCOP mới mỗi năm.

Xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm OCOP.

Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP tại Bình Thuận đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống người dân. Các sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông sản, thực phẩm chế biến sẵn, và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Chương trình đã giúp hình thành các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, kết nối các hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ gia đình, tạo ra nền tảng phát triển bền vững cho kinh tế nông thôn. Đồng thời, nhiều sản phẩm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, tạo dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường, không chỉ trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn một số hạn chế như thiếu sự đồng bộ trong việc quảng bá sản phẩm và thiếu nguồn lực hỗ trợ để các chủ thể OCOP phát triển bền vững hơn.

Hiện nay, tỉnh có nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng như nước mắm, thanh long chế biến, hải sản chế biến. Gần đây, các sản phẩm gạo chất lượng cao và yến sào từ huyện Tánh Linh, Đức Linh cũng đang dần khẳng định thương hiệu. Sau khi được chứng nhận đạt sao OCOP, các sản phẩm này được chính quyền địa phương hỗ trợ quảng bá qua báo chí, truyền hình, hội chợ và các chương trình xúc tiến thương mại. Nhờ đó, nhiều chủ thể đã ký kết hợp đồng tiêu thụ, duy trì ổn định sản xuất. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh đã triển khai Phần mềm số hóa OCOP trên toàn địa bàn, tổ chức tập huấn giúp các chủ thể tạo tài khoản và nộp hồ sơ điện tử thay cho bảng giấy. Đến nay, 90 chủ thể đã nộp 96 hồ sơ điện tử, 54 chủ thể đăng ký hoạt động trên sàn thương mại điện tử sanphamdiaphuong.com.vn, và 27 chủ thể tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử tại truyxuatsanphambinhthuan.vn.

Tập trung các sản phẩm OCOP chế biến, xuất khẩu

Tập trung nâng chất lượng

Bên cạnh ưu điểm, vẫn còn nhiều sản phẩm tươi chưa qua chế biến, còn hạn chế về bao bì, mẫu mã. Một số địa phương còn chạy theo số lượng mà chưa chú trọng nâng cấp sản phẩm lên mức 4 sao, 5 sao. Chủ trương của tỉnh là tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ. Theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, để đạt 4 – 5 sao, sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí khắt khe như truy xuất nguồn gốc điện tử, chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến, bao bì sáng tạo và thân thiện môi trường. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan liên quan sẽ tăng cường kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, từ nhà xưởng, kho bảo quản đến nguồn nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, đào tạo kỹ năng quản trị, chuyển đổi số, bán hàng trực tuyến, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Các chủ thể cũng cần thay đổi tư duy, chủ động tiếp cận các nhà bán lẻ, hệ thống phân phối, đầu tư công nghệ để tăng năng suất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ông Ngô Minh Trang - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, tính đến 12/2, toàn tỉnh có 163 sản phẩm Ocop, trong đó có 7 sản phẩm Ocop 4 sao, 156 sản phẩm Ocop 3 sao. Các sản phẩm chủ lực như thanh long chế biến, nước mắm truyền thống và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã góp phần khẳng định chất lượng và giá trị thương hiệu của Bình Thuận trên thị trường. Định hướng phát triển các sản phẩm OCOP trong năm 2025 sẽ tập trung vào việc mở rộng các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ thanh long và hải sản. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm gắn với du lịch, tận dụng các làng nghề truyền thống để phát triển sản phẩm lưu niệm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường hiện đại cũng là một trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh.

Thanh Duyên

Tin liên quan

Tin khác

GC FOOD đưa sản phẩm OCOP vươn xa
GC FOOD đưa sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Hai sản phẩm thạch nha đam và thạch dừa của GC Food Group không chỉ chinh phục 22 thị trường quốc tế mà còn ghi dấu với hàng loạt giải thưởng danh giá.
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Quảng Nam phát triển nhiều sản phẩm OCOP từ làng nghề
Quảng Nam phát triển nhiều sản phẩm OCOP từ làng nghề
OVN - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, chuyển đổi từ sản phẩm thủ công truyền thống sang sản phẩm OCOP được nhìn nhận là hướng đi mới, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững và vươn ra thị trường thế giới.
Phú Xuyên (Hà Nội): Phát triển làng nghề gắn với Chương trình OCOP
Phú Xuyên (Hà Nội): Phát triển làng nghề gắn với Chương trình OCOP
OVN - Phú Xuyên (Hà Nội) nhận thấy lợi thế của huyện là có nhiều làng nghề, phát triển kinh tế làng nghề có vị trí, vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới của huyện. Thời gian qua, Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, đưa ra nhiều giải pháp để phát triển làng nghề gắn với Chương trình OCOP và đạt được một số kết quả quan trọng.
Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề
Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề
OVN - Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
OVN - Từ nguồn nông sản đỗ tương được trồng ở trong nước, đảm bảo an toàn, không biến đổi gen, bà Đỗ Thị Ngọc Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã phát triển thành công sản phẩm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Trồng ổi dưới chân núi Tiên ở Nghĩa Đàn
Trồng ổi dưới chân núi Tiên ở Nghĩa Đàn
OVN - Ổi ở xã Nghĩa Sơn có gần 150 ha, trồng dưới chân núi Tiên. Mùa này, ổi nơi đây được khách hàng nhiều vùng miền trong cả nước đặt mua. Đây là vùng trọng điểm trồng ổi của huyện Nghĩa Đàn.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến tại 45 Lê Duẩn, Thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Với đam mê và sự nỗ lực không ngừng, chị đã biến ý tưởng ban đầu thành một mô hình kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
LNV - Sản phẩm nón lá làng Chuông đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, là một trong những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội.
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
OVN - Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Trà Shan tuyết cổ thụ Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp
Trà Shan tuyết cổ thụ Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp
OVN - Theo thông báo từ Hiệp hội bình chọn sản phẩm nông nghiệp thế giới tại Pháp, tỉnh Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu lá cây trà Shan tuyết cổ thụ Hoàng Liên Sơn ở Sa Pa đã đạt giải thưởng trà thế giới, với 2 giải Đồng và 1 giải Ấn tượng.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động