Phúc Thọ: Khởi nghiệp, làm giàu từ OCOP

LNV - Triển khai chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm từ năm 2019, đến năm 2022, toàn huyện có 59 sản phẩm được UBND Thành phố cấp chứng nhận trong đó có 29 sản phẩm 4 sao, 30 sản phẩm 3 sao. Số lao động việc làm liên quan đến OCOP 90% chủ yếu đều là các HTX, hộ nông dân.
Áp dụng hệ thống tưới nước tự động trong sản phẩm hành hoa xã Võng Xuyên.
Áp dụng hệ thống tưới nước tự động trong sản phẩm hành hoa xã Võng Xuyên.

Giải quyết bài toán sử dụng lao động nhàn rỗi

Trong 59 sản phẩm OCOP của huyện, hiện nay có đến gần 90% sản phẩm nông sản, đặc sản mang tính đặc thù địa phương như: hành hoa xã Võng Xuyên; Granola mật chuối xã Hát Môn, chuối Vân Nam… Trước khi chưa có chương trình OCOP những sản phẩm này đều được người dân sản xuất ở dạng tự phát, nhỏ lẻ, manh múm tại các làng quê, chợ tạm… hay chỉ qua giới thiệu trong khu vực. Nhưng khi được nâng cấp thành sản phẩm OCOP sản phẩm nông sản của Phúc Thọ đã được chú trọng về khâu bao bì, thương hiệu, nhãn mác, có truy suất nguồn gốc, và người tham gia được hiểu hơn về lợi ích của chương trình OCOP mang lại.

Theo bà Phạm Thị Thúy – chủ hộ kinh doanh cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm Tiniseed (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ) cho biết: Tham gia chương trình sản phẩm OCOP năm 2022, với 3 sản phẩm bánh kê gạo lứt mật dừa, Granola mật chuối, dừa sấy mật chuối tất cả các sản phẩm đều được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao. Khi tham gia chương trình mình được định hướng bao bì nhãn mác, xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, nâng cao về trình độ tư duy, quản lý và mục tiêu mong muốn đưa được nông sản địa phương đến với nhiều khách hàng, giới thiệu được sản vật quê hương. .

Đóng gói sản phẩm trước khi ra thị trường tại hộ kinh doanh cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm Tiniseed (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ).
Đóng gói sản phẩm trước khi ra thị trường tại hộ kinh doanh cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm Tiniseed (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ).

Hiện nay, các sản phẩm của Tiniseed đang được bày bán tại các siêu thị lớn, các kênh thương mại điện tử, có thị trường tiêu thụ ổn định. Giải quyết được việc làm cho hơn 10 lao động nhàn rỗi địa phương với mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Nếu nói về thị trường tiêu thụ đến nay cơ sở của mình không còn ngại về thị trường vì những sản phẩm này đều được khách hàng biết đến và có nhu cầu cao thông qua hình thức bán hàng phân phối B2B thì đến nay thị trường có sự ổn định hơn rất nhiều, chị Thúy nhấn mạnh thêm.

OCOP phát huy thế mạnh của địa phương

Granola Mật chuối - Tiniseed sản phẩm OCOP 3 sao Phúc Thọ
Granola Mật chuối - Tiniseed sản phẩm OCOP 3 sao Phúc Thọ

Tương tự tại xã Võng Xuyên, hành hoa được xem là mô hình kinh tế chủ lực của xã, từ năm 2012 khi xã có chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con tập trung sản xuất và nhận thấy hành hoa là một trong những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa.

Theo ông Đoàn Văn Khang - Giám đốc HTX NN Võng Xuyên: Khi tham gia chươn trình OCOP sản phẩm hành hoa của HTX đã được chứng nhận OCOP 3 sao. Khi sản phẩm được đóng túi, đặt tên có thông tin của cơ sở sản xuất, mã truy suất nguồn gốc, tôi thấy nhờ chương trình OCOP mà hành hoa được nâng cấp vùng trồng, xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, được nhiều đơn vị biết đến hơn.

ản phẩm hành hoa được UBND TP Hà Nội cấp chứng nhận OCOP 3 sao năm 2022
ản phẩm hành hoa được UBND TP Hà Nội cấp chứng nhận OCOP 3 sao năm 2022

Hành hoa là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ. Từ hành hoa mà nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, cải thiện được thu nhập.

Bà Lê Thị Tuyến (thôn Võng Nội, xã Võng Xuyên) cho biết: Trồng hành từ đợt chuyển 2014, cứ 3 tháng thu hoạch 2 lứa, có vụ hành bán được giá 45.000 nghìn/1 cân, có đợt bán được 12.000 ghìn / 1 cân, thùy thuộc theo nhu cầu thị trường. Sản phẩm đang được bán cho các thương lái tại ruộng. So với trồng lúa thì giá trị của hành mang lại hiệu quả cao hơn.

Để hành hoa có thể đem lại thu nhập cao nhất cho bà con, ngoài cơ chế hỗ trợ, xã Võng Xuyên còn thường xuyên tập huấn khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất hành đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP. Nhờ vậy, sản phẩm hành hoa Võng Xuyên luôn được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, ngoài cung cấp cho các chợ đầu mối lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh trong khu vực, người dân Võng Xuyên còn cung cấp hành cho các công ty, nhà máy sản xuất mỳ ăn liền, đặt hàng với số lượng lớn. – Theo ông Nguyễn Văn Thắng – Phó chủ tịch UBND xã Võng Xuyên cho biết

Từ hành hoa mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Võng Xuyên đã cải thiện thu nhập, giải quyết được bài toán lao động nhàn rỗi.
Từ hành hoa mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Võng Xuyên đã cải thiện thu nhập, giải quyết được bài toán lao động nhàn rỗi.

Bà Vũ Thị Huệ - Phó Trưởng phòng kinh tế huyện Phúc Thọ chia sẻ: Điều đáng mừng là sau khi tham gia Chương trình OCOP, các chủ thể OCOP của huyện Phúc Thọ đều có hướng chung là sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, không ngừng thay đổi tư duy sản xuất, đặc biệt là bài toán xây dựng vùng nguyên liệu địa phương, tập trung hình thành các chuỗi liên kết hàng hóa cho thị trường. Nhiều chủ thể mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất... Nhiều sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhất là những sản phẩm đặc trưng địa phương như: bưởi Phúc Thọ, hành hoa Võng Xuyên, thịt lợn sinh học Thọ Lộc, rau an toàn Thanh Đa, chuối Vân Nam.

Định hướng của huyện trong thời gian tới là tập trung phát triển các sản phẩm có tính chủ lực, huyện đã triển khai các hoạt động rà soát, đánh giá các sản phẩm OCOP, những sản phẩm không đảm bảo các yếu tố hàng hoá theo quy định, như không sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, không có vùng nguyên liệu, không có công nghệ phù hợp, sản xuất thiếu tính liên kết…đều được loại bỏ. Đồng thời nâng cấp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, sự kiện quảng bá, giới thiệu và kết nối giao thương do Sở NN&PTNT, sở Công Thương tổ chức – Theo ông Nguyễn Đình Sơn – Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ chia sẻ.

Phát triển sản phẩm OCOP hiện đặt ra yêu cầu về làm mới, nâng cao chất lượng loại sản phẩm, gắn với yêu cầu chuyển dịch nhận thức, tư duy hành động của nông dân. Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội, các sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm OCOP đã là thương hiệu, tuy nhiên như vậy chưa đủ, sản phẩm phải có tính cạnh tranh và tính cạnh tranh này ngày một tăng. Đây là yếu tố giúp sản phẩm OCOP bắt kịp sự chuyển động của thị trường, thị hiếu khách hàng, nền tảng để sản phẩm OCOP phát triển bền vững. Vì thế, thành phố thường xuyên triển khai các hoạt động rà soát đánh giá lại sản phẩm OCOP theo năm, và tập trung phát triển những sản phẩm mới, có tiềm năng.

Bài viết có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Thanh Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
Đắk Lắk: Nỗi trăn trở và niềm tin của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Đắk Lắk: Nỗi trăn trở và niềm tin của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
OVN - Ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội lẫn thách thức chưa từng có trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Từ thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Công ty TNHH Ê Đê Café, với sản phẩm cà phê Robusta đạt chuẩn OCOP 4 sao, đang từng bước khẳng định vị thế, mang khát vọng vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình ấy không bằng phẳng, chất chứa nhiều nỗi trăn trở cùng niềm tin vào sự đổi mới, hỗ trợ từ Chính phủ.
Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
OVN - Bắc Hà không chỉ có đua ngựa mà đặc sản mận Tam Hoa cũng nổi tiếng khắp vùng bởi độ giòn, ngọt không ở đâu trồng được.
Hành trình nâng tầm thủy sản Việt của chủ thể OCOP Cần Thơ
Hành trình nâng tầm thủy sản Việt của chủ thể OCOP Cần Thơ
OVN - Từ trang trại nuôi trồng thủy sản nhỏ tại cù lao Tân Lộc (Cần Thơ), Công ty TNHH MTV Thương mại Minh Đức Thành đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị tiên phong chế biến thủy sản sấy, mang đậm hương vị đặc trưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo phương châm “Nâng tầm cá Việt”, doanh nghiệp đang từng bước cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và hướng tới thị trường quốc tế, góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam đến bạn bè thế giới.
Chủ thể OCOP khát vọng cải thiện cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số
Chủ thể OCOP khát vọng cải thiện cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số
OVN – Trong quá trình công tác tại Huyện ủy Đăk Tô (tỉnh Kon Tum), nhận thấy vùng núi Ngọc Linh có nguồn dược liệu dồi dào, bà Lương Thị Mỹ Huệ đã thành lập Công ty TNHH Thảo Dược Tây Nguyên (DATO) và phát triển 9 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh. Không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp còn kiên định mục tiêu phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Bình Dương: Chủ thể OCOP tin tưởng tiềm năng phát triển của “siêu đô thị” TP. HCM
Bình Dương: Chủ thể OCOP tin tưởng tiềm năng phát triển của “siêu đô thị” TP. HCM
OVN – Là chủ thể có sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 03 sao tại Bình Dương, hậu sáp nhập tỉnh thành, cô giáo Bùi Thị Đoan Phượng, chủ Hộ kinh doanh Phan Thành Thuận tin tưởng lạp xưởng tươi từ cơ sở sẽ có nhiều cơ hội quảng bá tại TP. HCM - “siêu đô thị” mới nổi tiếng năng động, giàu tiềm năng phát triển vượt bậc.

Tin khác

Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê mong người làm nghề giữ vững “cái tâm” giữa cơn bão giá
Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê mong người làm nghề giữ vững “cái tâm” giữa cơn bão giá
OVN - Giá cà phê những tháng gần đây liên tục biến động, có thời điểm tăng mạnh, lúc lại giảm sâu 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Giữa cơn bão giá, Công ty TNHH Thuần Trịnh Coffee (Lâm Đồng) - đơn vị sở hữu sản phẩm cà phê hữu cơ đạt chuẩn OCOP 4 sao, mong người làm nghề giữ vững “cái tâm”, kiên định hướng đi bền vững.
Cà Mau: Gặp chủ thể OCOP được đề xuất danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” với nghề làm tôm khô
Cà Mau: Gặp chủ thể OCOP được đề xuất danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” với nghề làm tôm khô
OVN – Nổi bật giữa vùng đất giàu tiềm năng thủy sản, Hộ kinh doanh Ngọc Giàu đã thành công xây dựng thương hiệu nhờ những sản phẩm chế biến chất lượng từ tôm đất đặc sản, đạt chuẩn OCOP tại Cà Mau. Đặc biệt, vào tháng 3/2025, chủ cơ sở – bà Trương Ngọc Giàu vinh dự được UBND tỉnh đề cử danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ 4 trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, với những đóng góp bền bỉ cho nghề làm tôm khô truyền thống.
Khánh Hòa: Yến Sào Hoàng Kim nhận chứng nhận OCOP 4 sao
Khánh Hòa: Yến Sào Hoàng Kim nhận chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Trong đợt 2 năm 2024, 4 sản phẩm yến chưng Hoàng Kim đã được công nhận OCOP 4 sao, minh chứng cho cam kết chất lượng và sự hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh Khánh Hòa.
Dalat Newfarm: Từ tâm huyết phục vụ người Việt đến khát vọng vươn tầm thế giới
Dalat Newfarm: Từ tâm huyết phục vụ người Việt đến khát vọng vươn tầm thế giới
OVN – Mặc dù bệnh nặng, nhưng sức khoẻ sớm cải thiện sau khi sử dụng nấm đông trùng hạ thảo, vợ chồng ông Đặng Hồng Khoa và bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã nhận thấy tiềm năng từ loại dược liệu này. Thế rồi, suốt hơn 10 năm qua, đôi vợ chồng trẻ ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) lao vào nghiên cứu, góp phần đưa sản phẩm chế biến từ đông trùng hạ thảo đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, đồng thời “nung nấu” khát vọng mang thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế.
Thái Nguyên hơn 300 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP
Thái Nguyên hơn 300 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP
OVN - Thái Nguyên đã chứng nhận hơn 300 sản phẩm OCOP, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm địa phương.
Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
OVN -Vừa qua, Hội đồng OCOP tỉnh Sơn La đã tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao trong đợt đánh giá năm 2025. Các sản phẩm được công nhận đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã, bao bì và quy trình sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông sản an toàn, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chủ thể OCOP Cần Thơ với khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
Chủ thể OCOP Cần Thơ với khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
OVN - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
21 sản phẩm đề xuất đánh giá OCOP 4 sao cấp tỉnh
21 sản phẩm đề xuất đánh giá OCOP 4 sao cấp tỉnh
OVN - Sáng 10/6, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá các sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2025 do cấp huyện đề xuất. Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.
Sơn La: Chương trình OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
Sơn La: Chương trình OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
OVN - Triển khai chương trình OCOP, đến nay, tỉnh Sơn La có 204 sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên. Những sản phẩm mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân. Đồng thời, góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Hà Tĩnh: Các cơ sở sản xuất nước mắm OCOP mang lại sự thay đổi tích cực
Hà Tĩnh: Các cơ sở sản xuất nước mắm OCOP mang lại sự thay đổi tích cực
OVN - Dù gắn bó với nghề sản xuất nước mắm từ những ngày còn đôi mươi nhưng với bà Đặng Thị Luận – người khai sinh ra nước mắm Luận Nghiệp chỉ đến khi tham gia OCOP, sản phẩm của HTX mới thực sự được “sang trang”.
Mỳ gạo Lục Ngạn sản phẩm OCOP 4 sao
Mỳ gạo Lục Ngạn sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Một trong những sản phẩm tiêu biểu của sản phẩm tiêu biểu của Bắc Giang là Mỳ gạo Lục Ngạn - kết tinh của tâm huyết, trí tuệ và bàn tay tài hoa của những người thợ làng nghề Thủ Dương (xã Nam Dương).
The Journey of Elevating Bac Kan Apricot Trees into OCOP Products
The Journey of Elevating Bac Kan Apricot Trees into OCOP Products
OVN - From a rustic gift in the highlands, Cao Ky apricot (Cho Moi district, Bac Kan province) is growing to become a key crop, achieving 3-star OCOP standards (2021). With outstanding health value, this fruit has entered demanding markets like Japan, opening up many development prospects for the locality.
Cà Mau có 191 sản phẩm được chứng nhận OCOP
Cà Mau có 191 sản phẩm được chứng nhận OCOP
OVN - Sau 5 năm thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Cà Mau đã chứng nhận cho 191 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 3 sao. Năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP đạt 240 sản phẩm.
Nho Ninh Thuận “lên đời” nhờ OCOP
Nho Ninh Thuận “lên đời” nhờ OCOP
OVN - Triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, Ninh Thuận đã có 182 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, các sản phẩm từ nho chiếm vị trí quan trọng, bao gồm nho tươi, rượu vang, siro, nho sấy...
OCOP Bắc Giang: Khi trách nhiệm môi trường trở thành lợi thế cạnh tranh
OCOP Bắc Giang: Khi trách nhiệm môi trường trở thành lợi thế cạnh tranh
OVN - Bắc Giang không ngừng nâng tầm sản phẩm OCOP với sự đầu tư vào chất lượng, mẫu mã và truy xuất nguồn gốc. Nhưng để chương trình này thực sự bền vững, yếu tố môi trường cần được đặt ngang hàng với các tiêu chí hiện hữu. Từ việc sử dụng bao bì thân thiện đến sản xuất sạch, OCOP xanh đang là xu hướng mới – một cuộc chuyển mình đầy trách nhiệm với cộng đồng và thiên nhiên.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động