Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Điều đáng ghi nhận, khi được lựa chọn tham gia chương trình OCOP, các doanh nghiệp đều khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường; thay đổi tập quán sản xuất, phát huy tinh thần sáng tạo của nhân dân và ngành nghề truyền thống, mở rộng sản xuất cho khu vực nông thôn.
Sản phẩm OCOP 3 sao của xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình |
Sản phẩm rượu nếp men lá và rượu nếp cái hoa vàng (thương hiệu Lừng Hồng) của chàng thanh niên Nguyễn Đức Lừng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã được huyện công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao Sản phẩm là 2 trong số ít những sản phẩm tiêu biểu được công nhận là sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2023. Và sản phẩm tiêu biểu nông công nghiệp 2023 do ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trao tặng. Được hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình tặng bằng khen vì sự đóng góp phát triển sản phẩm tại tỉnh Thái Bình.
Đồng thời, sản phẩm Rượu nếp men lá, rượu nếp cái hoa vàng của anh cũng được đề cử xét tặng và công nhận “Bình chọn Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Bình năm 2024”. Đó cũng là niềm động viên lớn lao để chàng thanh niên Nguyễn Đức Lừng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bước tiếp trên con đường khởi nghiệp với định hướng lan toả sản phẩm OCOP của gia đình, của quê hương Thái Bình đi khắp mọi miền của đất nước.
Quy trình sản xuất rượu Lừng Hồng |
Anh Nguyễn Đức Lừng cho biết: “Để phát triển cho quê hương và đam mê ngành rượu truyền thống, cơ sở đã quyết định rời Thủ đô với thu nhập cao sau 12 năm gắn bó để về phát triển tại quê hương và theo đuổi đam mê.
Từ quá trình đi khắp các tỉnh phía Bắc để tìm hiểu, anh Nguyễn Đức Lừng, đã tìm thấy một dòng men rượu rất bổ cho sức khoẻ, được làm từ 36 vị thuốc lá của núi rừng Tây Bắc. Cũng từ đó, sự kết hợp từ nguyên liệu gạo nếp sẵn có, đặc sản của quê lúa Thái Bình và men lá Tây Bắc, đã cho ra đời sản phẩm rượu nếp men lá mang thương hiệu Lừng Hồng của gia đình anh.
Với phương châm sản xuất lấy chất lượng đặt lên hàng đầu, anh Nguyễn Đức Lừng, đã đầu tư hơn 300 triệu đồng để mua Tháp chưng cất rượu đa tầng công nghệ Châu Âu. Là dòng thiết bị hiện đại tiên tiến, giúp loại bỏ tạp chất, tạo độ trong, rượu thành phẩm có chất lượng cao và mùi thơm nhẹ của rượu nếp men lá.
Thời gian đầu khi sản phẩm rượu ra thị trường các xã lân cận, cũng gặp chút khó khăn, do chưa có thương hiệu. Thế nhưng, với ý chí quyết tâm, anh đã tiếp cận đến các đại lý cung cấp cùng các nhà hàng trên địa bàn huyện để tìm các đơn đặt hàng. Sau 1 năm, thì dòng rượu men lá của anh Lừng đã được thị trường đón nhận.
"Rượu Lừng Hồng là thương hiệu đầu tiên của huyện Quỳnh Phụ và thứ 2 tại tỉnh Thái Bình có đăng ký đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy phép sản xuất, ATVSTP theo quy định của nhà nước. Anh đang tham gia sản phẩm OCOP tại tỉnh Thái Bình để làm thương hiệu đặc sản rượu tại quê hương. Rượu Lừng Hồng sản xuất với tiêu chí: sạch sẽ - an toàn - thơm ngon - say êm và tuyệt đối không đau đầu cho người sử dụng”. Anh Lừng tự hào chia sẻ với chúng tôi.
Cơ sở sản xuất và kinh doanh rượu Lừng Hồng tại Thái Bình |
Rượu Lừng Hồng được sản xuất theo phương pháp cổ truyền. Anh đã tìm hiểu và nghiên cứu về dòng men Lá để kết hợp với gạo nếp thơm Thái Bình. Anh áp dụng khoa học kĩ thuật và đầu tư máy móc, ủ khô men bằng phòng điều hòa 24h/24h quá trình ủ men và cơm dài ngày + anh đầu tư hệ thống chưng cất bằng tháp đa tầng, hiện đại nhất bây giờ để ra được những giọt rượu an toàn - êm ái. Anh đầu tư thêm hệ thống lọc rượu và khử adehit để bắt kịp thị trường rượu Việt Nam bây giờ.
Anh đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 5 người tại địa phương với thu nhập ổn định. Tuy 2 vợ chồng chủ cơ sở rượu LỪNG HỒNG còn rất trẻ nhưng một ngày không xa rượu LỪNG HỒNG sẽ còn phát triển trên mọi miền của Tổ Quốc và được xuất khẩu sang nước ngoài ...
Anh Nguyễn Đức Lừng, chủ thương hiệu ""rượu Lừng Hồng"" và vợ |
Năm 2024, Toàn tỉnh Thái Bình hiện có 183 sản phẩm OCOP với 48 sản phẩm đạt 4 sao, 135 sản phẩm đạt 3 sao. Nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP, tỉnh Thái Bình sẽ củng cố và nâng cấp sản phẩm OCOP đã được đánh giá và xếp hạng. Trong đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, định hướng các chủ thể OCOP tham gia vào kênh bán hàng hiện đại như: hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm các sản phẩm OCOP.