Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

Hiện nay, huyện Quan Sơn có 9 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm OCOP là: Vịt Suối Tình (xã Tam Lư), vịt bầu Suối Chăng Mường Hạ (xã Sơn Hà).

Mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hóa, là hướng mới trong phát triển kinh tế, giúp giải quyết việc làm và tăng nhu nhập cho người dân, từng bước giúp các hộ chăn nuôi ở huyện miền núi Quan Sơn giảm nghèo.

Điển hình như tại bản Hát, xã Tam Lư, Tổ hợp tác chăn nuôi vịt Suối Tình do chị Vi Thị Thuyến, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Hát làm Tổ trưởng. Chi hội có 110 hội viên, thì có 35 thành viên tham gia tổ hợp tác chăn nuôi vịt. Ban đầu Tổ hợp tác chỉ có 20 thành viên tham gia thì nay đã tăng lên 35 thành viên. Nhận thấy tiềm năng, hiệu quả trong phát triển kinh tế, đầu ra cho sản phẩm ổn định, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao là động lực để chị em hội viên phụ nữ bản Hát tiếp tục duy trì, phát triển Tổ hợp tác hiệu quả.

Vịt Suối Tình được nuôi gối vụ, đảm bảo luôn có vịt thương phẩm cung cấp cho thị trường. Giống vịt này ưa môi trường sạch sẽ, hay bơi lội tìm kiếm mồi tạp, khả năng kháng bệnh, chống chịu bệnh rất tốt, ít bị dịch bệnh, rất thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

Hiện tại, Tổ hợp tác có tổng đàn vịt khoảng 500 con. Một năm Tổ hợp tác chăn nuôi khoảng 3-4 lứa vịt. Vịt được chăn thả đa phần ngoài tự nhiên, nên thịt thơm, ngọt, ít mỡ, được người dân lựa chọn là món ngon dùng để đãi, tặng quà khách quý và cung cấp cho thị trường.

Tổ hợp tác cũng đang nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển đàn vịt, tạo thêm việc làm cho chị em phụ nữ bản Hát nói riêng, từng bước xây dựng địa chỉ tin cậy để hội viên chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện.

Ở huyện vùng cao Mường Lát, người dân bản Sim, xã Quang Chiểu cũng đang chú trọng nuôi giống vịt bầu cổ rụt suối Sim. Ngoài ra, ở huyện Thường Xuân, các xã Luận Khê, Yên Nhân, Xuân Thắng phát triển giống vịt bầu cổ xanh; ở huyện Thạch Thành có giống vịt Trạc Nhật quý hiếm cũng được người dân xã Thành Thọ nỗ lực bảo tồn.

Mô hình chăn nuôi vịt bầu tại các huyện miền núi xứ Thanh đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành mô hình sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Hiện nay, ở nhiều xã trong khu vực các huyện miền núi, đang tiếp tục được nhân rộng mô hình nuôi vịt và phát triển thành sản phẩm OCOP, giúp người dân nâng cao thu nhập; đồng thời giới thiệu ẩm thực tiêu biểu của địa phương, góp phần phát triển du lịch.

Thực hiện Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025” theo Quyết định 4079/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, các địa bàn miền núi xác định vịt bản địa (vịt bầu) là một trong những vật nuôi có lợi thế. Giai đoạn 2022-2025, dự kiến quy mô có khoảng 91.000 con vịt bản địa được nuôi trên địa bàn 11 huyện miền núi, trong đó tập trung tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân...
Quỳnh Trâm

Tin liên quan

Tin mới hơn

Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
LNV - At the end of 2024, Pham Nam farm tourism site will be recognized as meeting 3-star OCOP standards; this is the first OCOP farm tourism product in An Giang province.
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm gần đây, thông qua việc tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) đã từng bước khẳng định hiệu quả và hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn. Sản phẩm OCOP ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng.
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
OVN - Nằm trong chuỗi các sự kiện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.

Tin khác

Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình diễn ra từ ngày 25-27/4/2025 với sự tham gia của hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Các sản phẩm phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống, thảo dược, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống....
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
OVN - Từ sự lan tỏa của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều nông sản được các chủ thể đầu tư, phát triển trở thành sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
OVN - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, ngành nông nghiệp TP. HCM đang đối diện với những thách thức mới, đồng thời tìm kiếm hướng đi để thích ứng và phát triển bền vững. Một số giải pháp được các ngành chức năng hướng đến là nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
OVN - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động