Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh đã có 330 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; trong đó, có 47 sản phẩm 4 sao và 283 sản phẩm 3 sao. Chương trình OCOP đã thu hút 183 cơ sở sản xuất gồm 84 hộ kinh doanh, 53 doanh nghiệp và 46 hợp tác xã tham gia; 93,31% sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm. Chương trình OCOP đã có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh với những chuyển biến tích cực từ tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa; từ sản xuất nguyên liệu thô sang xây dựng thương hiệu riêng, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
Sản phẩm OCOP yến sào xứ Thanh |
Hầu hết sản phẩm OCOP đều đạt được giá trị gia tăng từ 1,5 đến 2 lần so với trước khi được chứng nhận. Các chủ thể tham gia chương trình đã tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động tại khu vực nông thôn. Chương trình OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.
Chương trình OCOP tiếp tục khẳng định là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí nâng cao thu nhập, tạo việc làm, phát triển kinh tế địa phương, đồng thời tạo bộ mặt, diện mạo mới cho khu vực nông thôn, góp phần triển khai thành công Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Trong năm 2021, 2022 đã có hàng chục sản phẩm OCOP được đánh giá thăng hạng từ 3 sao lên 4 sao; tiêu biểu là sản phẩm gạo sạch Quỳnh Thanh ST25 - Công ty TNHH Thương mại Thanh Đoàn, xã Việt Hùng (Trực Ninh); nước mắm Cường Là của Công ty TNHH Cường Là, thị trấn Thịnh Long; chả mực, chả tôm Hùng Vương, tôm nõn tươi của Công ty TNHH Một thành viên Hải sản Hùng Vương. UBND tỉnh cũng đã trình Bộ NN và PTNT đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cho 2 sản phẩm là nghêu thịt hộp Lenger của Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam và gạo sạch chất lượng cao 888 của Công ty TNHH Toản Xuân.
Với sự chủ động, tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo địa phương và chủ thể sản phẩm OCOP, nên dù tỉnh triển khai chương trình OCOP muộn hơn so với nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc nhưng lại nhanh chóng xếp trong tốp đầu toàn quốc cả về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP.
Để việc phát triển và nâng hạng sản phẩm OCOP ngày càng thiết thực, hiệu quả, Sở NN và PTNT, các ngành, các địa phương cần xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng truyền thống địa phương. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình OCOP; thực hiện công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại cấp cơ sở một cách thực chất, công khai, minh bạch, đi sâu vào nâng cao chất lượng, không chạy theo thành tích số lượng sản phẩm. Chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm OCOP. Hỗ trợ xây dựng, thiết lập mã QR Code, đăng ký sở hữu trí tuệ, hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã bao bì và tem nhãn hàng hóa đúng quy định. Thực hiện quản lý giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ số quảng bá sản phẩm.
Riêng đối với sản phẩm đề xuất công nhận OCOP 5 sao cần đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu như: Có hợp đồng liên kết trên 75% sản lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến và tổ chức thực hiện hợp đồng ổn định từ 12 tháng trở lên. Sản phẩm sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và có sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý gắn với cộng đồng địa phương. Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu với chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích./.