Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Cơ hội làm giàu bền vững
15:28 | 25/11/2021
OVN - Chương trình OCOP giúp nâng tầm nông sản Việt Nam và quan trọng hơn là thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Từ đó, tạo động lực để các địa phương đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nông thôn, nâng cao giá trị sản xuất, giúp người dân làm giàu bền vững.
Chương trình OCOP đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại Quảng Ninh (Ảnh minh họa)
Theo Văn phòng Ðiều phối NTM Trung ương, hiện cả nước có 1.271 chủ thể đã đăng ký kinh doanh và tổ chức sản xuất theo Chương trình OCOP. Trong đó có 471 hợp tác xã (chiếm 38,6%), 390 doanh nghiệp (chiếm 30,7%), 365 cơ sở sản xuất (chiếm 28,7%), còn lại là các tổ hợp tác đã tổ chức sản xuất 2.169 sản phẩm OCOP được công nhận đạt ba sao trở lên (đạt 90,4% mục tiêu của chương trình giai đoạn 2018 - 2020).
Các sản phẩm OCOP tập trung vào ba nhóm chủ yếu: thực phẩm 1.786 sản phẩm (chiếm 82,3%); nhóm đồ uống 163 sản phẩm (chiếm 7,5%); nhóm lưu niệm nội thất và trang trí 107 sản phẩm (chiếm 4,9%), còn lại là các sản phẩm khác. Số liệu nêu trên cho thấy, hầu hết các sản phẩm đều có tiềm năng lớn để đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa.
Thực tế đã chứng minh, Chương trình OCOP giúp nâng tầm nông sản Việt Nam và quan trọng hơn là thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Từ chỗ sản xuất manh mún, thô sơ sang cánh đồng mẫu lớn, phát triển các sản phẩm truyền thống theo hướng chuyên sâu giúp hình thành các vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị. Từ đó, tạo động lực để các địa phương đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nông thôn, nâng cao giá trị sản xuất trên hầu hết diện tích đất nông nghiệp tại các tỉnh.
Ghi nhận tại tỉnh Quảng Ninh, doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất hằng năm đạt từ 500 - 700 tỷ đồng, gia tăng giá trị sản phẩm hơn 30% và tăng về quy mô sản xuất hơn 18%. Theo Trưởng ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh Vũ Thành Long, Chương trình OCOP đã tạo công ăn việc làm cho hơn 4.500 lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp, góp phần nâng mức thu nhập của người dân khu vực nông thôn lên 47 triệu đồng/người/năm, gấp hơn bốn lần so với năm 2010.
Cả nước hiện có trên 2.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt ba sao trở lên (Ảnh minh họa)
Còn tại tỉnh Bắc Kạn, theo kết quả thống kê về doanh thu của các chủ thể tham gia chương trình từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện đã có 73% tổ chức tăng doanh thu từ 1,1 - 1,5 lần; 10% tăng doanh thu từ 1,5 - 2 lần; và có 10% tăng doanh thu hơn hai lần. Theo bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan tại thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn), việc tham gia Chương trình OCOP đã tạo cơ hội cho sản phẩm miến dong Tài Hoan được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn cả nước và có cơ hội vươn ra thế giới.
Hiện HTX Tài Hoan đang sở hữu vùng nguyên liệu lên đến 40 ha, cho sản lượng khoảng 2.400 tấn củ/năm, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 360 hộ dân tộc thiểu số tại năm xã ở huyện Na Rì. Chỉ tính riêng năm 2020, ngoài sản xuất hàng trăm tấn miến dong tiêu thụ trong nước, HTX này đã xuất khẩu 5,3 tấn miến dong sang Cộng hòa Séc, thu về gần 15 nghìn USD. Nhờ có sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương và sự phát triển đúng hướng, hiện HTX Tài Hoan đang mạnh dạn đầu tư khu nhà xưởng mới rộng khoảng hơn 6.000 m2, với hệ thống dây chuyền hiện đại có tổng mức đầu tư khoảng tám tỷ đồng. Sau khi đi vào hoạt động sẽ cho công suất khoảng 800 tấn miến/năm, bao tiêu sản phẩm cho khoảng 500 hộ dân với diện tích 70 ha, sản lượng 4.200 đến 4.500 tấn củ/năm.
Còn hoạt động của HTX chè Hảo Ðạt, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) cho thấy rõ hiệu quả từ việc tham gia Chương trình OCOP. HTX đã chủ động xây dựng phương án đầu tư vốn, nâng cấp hai nhà xưởng lên tổng diện tích hơn 2.000 m2, dây chuyền sản xuất chế biến chè đặc sản khép kín được tự động hóa đến 70% công đoạn sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.
Nhờ đó, doanh thu hằng năm của HTX tăng trưởng đều đặn theo từng năm, trung bình đạt khoảng năm đến sáu tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 đến hai tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 đến 30 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 đến sáu triệu đồng/người/tháng và khoảng 30 lao động thời vụ với mức lương thỏa thuận.
Từ những mô hình sản xuất nêu trên cho thấy, Chương trình OCOP được xem là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện; qua đó, đưa việc xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Ðánh giá về kết quả thực hiện Chương trình OCOP, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đề nghị, thời gian tới, các địa phương rà soát lại các sản phẩm chủ lực để phát triển thành sản phẩm OCOP gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, các địa phương cần quan tâm tới hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP, đẩy mạnh kết nối mạng lưới sản phẩm OCOP cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
Anh Kiệt
Tin mới hơn
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Tin khác
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.