Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn

OVN - Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng.

Cả nước có 1.271 chủ thể tham gia Chương trình sản phẩm OCOP

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT - cơ quan thường trực Chương trình, ngay sau khi Chương trình OCOP được phê duyệt trên phạm vi cả nước, Bộ đã tham mưu để Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Chu trình OCOP gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cấp, xây dựng biểu trưng OCOP Việt Nam và áp dụng thống nhất trên cả nước.


Việt Nam phát triển sản phẩm OCOP ở cả 3 vùng đất nước (Ảnh minh họa)
Việt Nam phát triển sản phẩm OCOP ở cả 3 vùng đất nước (Ảnh minh họa)

Số liệu của Văn phòng Ðiều phối NTM Trung ương cho biết, hiện cả nước có 1.271 chủ thể đã đăng ký kinh doanh và tổ chức sản xuất theo Chương trình sản phẩm OCOP. Trong đó có 471 hợp tác xã (chiếm 38,6%), 390 doanh nghiệp (chiếm 30,7%), 365 cơ sở sản xuất (chiếm 28,7%), còn lại là các tổ hợp tác đã tổ chức sản xuất 2.169 sản phẩm OCOP được công nhận đạt ba sao trở lên (đạt 90,4% mục tiêu của chương trình giai đoạn 2018 - 2020), tập trung vào ba nhóm chủ yếu: thực phẩm 1.786 sản phẩm (chiếm 82,3%); nhóm đồ uống 163 sản phẩm (chiếm 7,5%); nhóm lưu niệm nội thất và trang trí 107 sản phẩm (chiếm 4,9%), còn lại là các sản phẩm khác.

Từ chương trình sản phẩm OCOP, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được các địa phương triển khai hiệu quả như: Hội chợ sản phẩm OCOP thường niên của tỉnh Quảng Ninh; Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm các vùng miền của thành phố Hà Nội; Nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư gắn với Chương trình sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp;... góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao hình ảnh sản phẩm và thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường.

Xác định để chương trình thành công, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm là cốt lõi, đến nay cả nước đã phát triển được 24 tổ chức tư vấn sản phẩm OCOP, ký kết chương trình phối hợp với 10 cơ quan, tổ chức Trung ương, tổ chức các chương trình, cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên, thanh niên và phụ nữ, hình thành nhiều mô hình khởi nghiệp sản phẩm OCOP hiệu quả ở các địa phương; Thống nhất chủ trương với các tỉnh về định hướng xây dựng 3 Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP ở 03 vùng để thúc đẩy các hoạt động đổi mới, thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm ở các địa phương.

Bộ NN- PTNT đã phối hợp với các đơn vị thúc đẩy mạng lưới kết nối quốc tế về sản phẩm OCOP (iOCOP), đề xuất sáng kiến“Phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn theo mô hình mỗi xã/làng một sản phẩm trong khối ASEAN” và được Hội nghị cấp cao ASEAN 2020 chấp thuận đưa vào thực hiện từ năm 2021.

Kinh tế - xã hội nông thôn phát triển nhờ sản phẩm OCOP


Qua gần 3 năm thực hiện, Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, như: các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng; trái cây và dược liệu ở Miền núi phía Bắc, cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên, lúa gạo và thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long...

Hơn 145 sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: Trà hoa vàng Ba Chẽ của tỉnh Quảng Ninh; quế của tỉnh Yên Bái; chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang; chè Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên; cà phê của tỉnh Sơn La, lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh An Giang…

Từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và doanh nghiệp.

Mô hình trồng trà hoa vàng - sản phẩm OCOP danh tiếng của Quảng Ninh (Ảnh minh họa)
Mô hình trồng trà hoa vàng - sản phẩm OCOP danh tiếng của Quảng Ninh (Ảnh minh họa)


Bước đầu, Chương trình sản phẩm OCOP đã góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như, các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp; các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động... Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam (25%), đặc biệt là ở khu vực miền núi như: Bắc Trung Bộ với 50,6%, Tây Nguyên là 45,2% và MN phía Bắc là 43,4%.

Đến nay, các sản phẩm OCOP đáp ứng những tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Một số doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn đã đặt hàng, ưu tiên các sản phẩm OCOP để đưa vào hệ thống phân phối, hiện đang được tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, đã tiếp cận thị trường xuất khẩu (như miến dong Tài Hoan của tỉnh Bắc Kạn, cà phê Bích Thao của tỉnh Sơn La, đường thốt nốt Palmania của tỉnh An Giang…), hướng đến làm quà tặng sang trọng và có giá trị cao.

Theo Văn phòng Ðiều phối NTM Trung ương, trên cơ sở kinh nghiệm triển khai Chương trình giai đoạn 2018-2020, trong giai đoạn 2021-2025, Nhà nước cần xây dựng khung Chương trình phù hợp với tiềm năng và lợi thế của các địa phương, huy động sự tham gia của các chủ thể kinh tế, các cấp, các ngành trong triển khai Chương trình.

Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP cần phải gắn với các chương trình hội chợ sản phẩm OCOP thường niên cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương; các Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với chương trình khởi nghiệp, thu hút sự tham gia của các chủ thể.

Các địa phương cần tập trung đánh giá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là tiềm năng về nguyên liệu địa phương, ngành nghề nông thôn, du lịch cộng đồng để có chính sách, giải pháp phù hợp để phát triển sản phẩm OCOP. Các Bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, hướng dẫn các địa phương, chủ thể áp dụng các quy định liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm và sở hữu trí tuệ...Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế trong triển khai Chương trình, tiếp tục tham mưu hoàn thiện và mở rộng mạng lưới sản phẩm OCOP khu vực và quốc tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, tập huấn, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

Bài, ảnh: Hà Trang (TH)


Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo
LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch
OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn
OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể gồm 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.

Tin khác

Hà Nội: 104 sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 4 sao năm 2023
Hà Nội: 104 sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 4 sao năm 2023
OVN - 104 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP của thành phố Hà Nội năm 2023 được thực hiện trong 2 ngày 10 và 11/1 vừa qua. Đây là các sản phẩm đã được đánh giá qua vòng cấp huyện, có tiềm năng đạt OCOP 4 sao.
Bắc Ninh: Thuận Thành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Ninh: Thuận Thành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm đối với 22 sản phẩm của 12 chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP từ năm 2021 đến nay.
Thái Nguyên: Thêm 67 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP
Thái Nguyên: Thêm 67 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP
OVN - UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố vừa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP năm 2023. Theo đó có thêm 9 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh và 58 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp huyện.
Khánh Hòa đề nghị Trung ương công nhận 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Khánh Hòa đề nghị Trung ương công nhận 1 sản phẩm OCOP 5 sao
LNV - Sáng 27-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức họp, đánh giá các sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023.
Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh tại Hải Phòng
Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh tại Hải Phòng
LNV - LNV- Từ ngày 21 đến 24/12/2023 tại Trung tâm thương mại AEON mall thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải phòng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) thành phố Hà Nội phối hợp với Liên minh HTX thành phố Hải Phòng và Trung tâm thương mại AEON mall tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp sản phẩm OCOP Hà Nội 2023.
Hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa của 19 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa của 19 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
OVN - Tối 21/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Hà Nội, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart
Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart
OVN - Hiện nay, Bưu điện tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất mở 311 gian hàng, đưa 330 sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc hữu của địa phương lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, trong đó có 65 sản phẩm đạt OCOP 3, 4 sao cấp tỉnh.
Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023
Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023
OVN - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định về việc công nhận kết quả chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 tỉnh Bình Phước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023
Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023
OVN - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023
Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023
OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín phối hợp Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Thường Tín năm 2023.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê "hữu cơ"
Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê "hữu cơ"
OVN - Xuất phát từ trăn trở muốn đưa hạt cà phê Việt Nam vươn xa, đến nay, anh Lê Văn Vương (SN 1984) đã trở thành người thầy, người thợ truyền “lửa” cho hàng trăm thanh niên khởi nghiệp trong nước và quốc tế với cây cà phê canh tác theo quy trình hữu cơ ở tỉnh Đắk Lắk, công ty Vương Thành Công luôn tiên phong.
Bình Dương: Rượu tỏi đen - hướng đi mới
Bình Dương: Rượu tỏi đen - hướng đi mới
OVN - Được sự tin tưởng của khách hàng, sự đồng hành hỗ trợ của địa phương, các sản phẩm chế biến từ tỏi đen của Công ty T.P FOOD ngày càng khẳng định giá trị trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Thành công này, minh chứng cho định hướng phát triển sáng tạo của doanh nghiệp là kiến tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh (gồm nông hộ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp) để hình thành chuỗi sản xuất ra sản phẩm mới, vừa ổn định đầu ra cho sản phẩm của bà con nông dân, vừa đưa thương hiệu sản phẩm OCOP Bình Dương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Phát triển kinh tế với sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng - Hướng đi triển vọng ở Yên Bái
Phát triển kinh tế với sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng - Hướng đi triển vọng ở Yên Bái
OVN - Với mục tiêu phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 đón trên 1.500 nghìn lượt khách, doanh thu đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm thu nhập cho người dân, nhất là nâng cao hiệu quả của các sản phẩm OCOP về du lịch.
Bình Thuận: Công nhận 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện đợt 1 năm 2023
Bình Thuận: Công nhận 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện đợt 1 năm 2023
OVN - Vừa qua, UBND huyện Đức Linh đã có Quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Đức Linh đợt 1 năm 2023.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động