Chương trình OCOP - “Cuộc cách mạng gắn sao” trong lòng dân
14:05 | 25/10/2021
OVN - Sau 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) tỉnh Thanh Hóa đã gặt hái được “những trái ngọt đầu mùa”. Những kết quả ấy đã góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm nông sản có lợi thế, nâng cao thu nhập của người dân, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới tư duy sản xuất, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những "ngôi sao sáng" trong lòng dân
Huyện Hoằng Hóa hiện có 12 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao; 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 9 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Đến nay, Hoằng Hóa là một trong các địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất cả tỉnh.
Từ những kết quả ban đầu ấy, Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng rãi từ huyện đến cơ sở. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ tích cực về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trở lên, nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như: VietGAP, ISO, HACCP... để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Ông Lê Trọng Hòa, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa nhận định: “Chương trình OCOP là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác có hiệu quả với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của từng vùng, miền trên địa bàn huyện. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất, doanh thu, lợi nhuận”.
Là một trong những chủ thể đầu tiên mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tích cực tham gia Chương trình OCOP của tỉnh, anh Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới nói về lý do dấn thân vào một lĩnh vực khó, chi phí đầu tư cao, rủi ro nhiều: “Giá trị cốt lõi mà nông nghiệp hữu cơ hay Chương trình OCOP hướng đến là tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng và xã hội, nâng cao giá trị kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp”. Xuất phát từ niềm đam mê đó, được sự quan tâm, động viên, đồng hành, hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, anh Tân đã từng bước đạt được thành công. Với diện tích 1,5 ha nhà màng, nhà kính tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm (gọi tắt là Queen Farm, thị trấn Tân Phong, Quảng Xương), giá trị đầu tư khoảng 25 tỷ đồng, anh Tân mạnh dạn trồng dưa lưới taki theo quy trình nghiêm ngặt, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tự động hóa hoàn toàn và cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, anh từng bước mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, quy cách sản phẩm, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm, tích cực tham gia xúc tiến thương mại... Đến nay, dưa lưới taki và dưa chuột baby do Queen Farm sản xuất là 2 sản phẩm được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 4 sao.
Ngoài khu trồng dưa, anh Tân xây dựng thêm khu nhà kính trồng rau thủy canh. Những cây cải ngọt, xà lách, rau muống và một số loại rau cao cấp như: rau chân vịt, cải xoăn Kale, rau Mizuna Nhật Bản... mơn mởn, xanh tươi, hứa hẹn cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các sản phẩm của Queen Farm đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mã QR Code. Sản phẩm của công ty được bày bán tại cửa hàng, hệ thống các siêu thị, nhà hàng, các trường học trong, ngoài tỉnh và đông đảo khách hàng ưa chuộng. Anh Tân cho biết: “Được công nhận sản phẩm OCOP là bước ngoặt quan trọng, động lực để anh tiếp tục mạnh dạn đầu tư, sáng tạo, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với Chương trình OCOP”. Trong thời gian tới, ngoài việc nỗ lực “nâng sao” cho các sản phẩm OCOP đã được công nhận, anh Tân dành nhiều tâm huyết, nguồn lực triển khai thực hiện Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể rau má xứ Thanh cho các sản phẩm từ rau má bản địa gắn với Chương trình OCOP. Theo đó, anh Tân sẽ liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nhằm xây dựng vùng nguyên liệu rau má phục vụ nhà máy chế biến các sản phẩm từ rau má như: bột rau má mịn, nước uống rau má đóng chai, thạch rau má, trà túi lọc rau má... của công ty. Anh Tân đặt ra mục tiêu trong tương lai sẽ có từ 3 – 5 sản phẩm làm từ rau má đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 – 5 sao cấp tỉnh.
Không chỉ có huyện Hoằng Hóa, huyện Quảng Xương, thực tế cho thấy, trong những năm qua, với những nỗ lực, phấn đấu nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực, sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, vượt qua khó khăn, thử thách, Chương trình OCOP của tỉnh đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Giai đoạn 2018 – 2020, Thanh Hóa đứng thứ 10 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, có hai sản phẩm đề xuất Trung ương xếp hạng 5 sao, trong đó 1 sản phẩm đã được xếp hạng; sản phẩm mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất và chè sạch của HTX nông – lâm – nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) được công nhận sản phẩm tiêu biểu vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc tham gia các hội chợ, triển lãm và tiêu thụ trong nước, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nhất là một số thị trường khó tính như: Mỹ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Để Chương trình OCOP thực sự là “cuộc cách mạng”
Chương trình OCOP giống như xa lộ của bản lĩnh, kiến thức, sự sáng tạo. Trên xa lộ ấy, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của chương trình. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm OCOP không chỉ được biểu đạt đơn giản như là thành quả kết tinh lại từ quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, nỗ lực hoàn thiện quy cách sản phẩm (đóng gói, bao bì, tem, nhãn mác) đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy trình, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhu cầu, thị hiếu của thị trường... Điều làm nên sự khác biệt rõ rệt nhất, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP so với những sản phẩm khác là ở chỗ: Mỗi sản phẩm là câu chuyện hấp dẫn, thú vị về sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền và các chủ thể trong việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Hơn hết, phía sau chất lượng và lợi nhuận kinh tế, các sản phẩm OCOP hàm chứa giá trị văn hóa, giá trị nhân văn thấm đẫm, trách nhiệm với môi trường là những đổi mới, sáng tạo trong tư duy, phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
So với nhiều địa phương khác, Thanh Hóa là một trong những tỉnh tham gia Chương trình OCOP tương đối sớm. Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng những bước đi ban đầu không tránh khỏi khó khăn, thử thách. Bởi lẽ, đây là một chương trình hoàn toàn mới, mới ngay với cả các cấp quản lý, điều hành cho đến người dân. Nhận thức về Chương trình OCOP cũng như về phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn chưa đầy đủ. Các sản phẩm tuy đa dạng, phong phú nhưng phần lớn đang ở dạng tiềm năng, nhỏ lẻ, manh mún. Lao động nông thôn hạn chế về tư duy thương mại, hàng hóa, chủ yếu sản xuất theo hướng
tự cung tự cấp, ứng dụng khoa học - công nghệ rất thấp... Công tác chỉ đạo, điều hành của một số địa phương còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, thường xuyên, sâu sát. Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện còn 6 huyện chưa có sản phẩm OCOP là Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Cẩm Thủy, thị xã Bỉm Sơn, TP Sầm Sơn; chưa có nhiều sản phẩm OCOP lên kệ siêu thị, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Sự tham gia của một số chủ thể còn hạn chế do tâm lý e ngại, chưa hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, ý nghĩa chương trình...
“Việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lớn của tỉnh, đất nước. Trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh Chương trình OCOP có vai trò quan trọng, “hạt nhân” tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khối lượng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn mạnh mẽ hơn, phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, người dân nông thôn được cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, đổi mới tư duy, phương thức sản xuất” – ông Bùi Công Anh, Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh nhận định. Để Chương trình OCOP thực sự là cuộc cách mạng, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các địa phương, các chủ thể và Nhân dân thì cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về: cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện, huy động hiệu quả nguồn lực, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại... Trong đó, sự đồng thuận, quyết tâm, vào cuộc tích cực, thực chất, sâu sát của lãnh đạo cấp cơ sở, chủ thể và Nhân dân là động lực, điểm tựa vững chắc cho Chương trình OCOP phát triển, đi vào chiều sâu, tạo nên giá trị bền vững.
Huyện Hoằng Hóa hiện có 12 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao; 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 9 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Đến nay, Hoằng Hóa là một trong các địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất cả tỉnh.
Từ những kết quả ban đầu ấy, Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng rãi từ huyện đến cơ sở. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ tích cực về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trở lên, nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như: VietGAP, ISO, HACCP... để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Ông Lê Trọng Hòa, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa nhận định: “Chương trình OCOP là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác có hiệu quả với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của từng vùng, miền trên địa bàn huyện. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất, doanh thu, lợi nhuận”.
Sản phẩm OCOP 4 sao dưa lưới taki, dưa chuột baby do Queen Farm sản xuất được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: H.T
Là một trong những chủ thể đầu tiên mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tích cực tham gia Chương trình OCOP của tỉnh, anh Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới nói về lý do dấn thân vào một lĩnh vực khó, chi phí đầu tư cao, rủi ro nhiều: “Giá trị cốt lõi mà nông nghiệp hữu cơ hay Chương trình OCOP hướng đến là tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng và xã hội, nâng cao giá trị kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp”. Xuất phát từ niềm đam mê đó, được sự quan tâm, động viên, đồng hành, hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, anh Tân đã từng bước đạt được thành công. Với diện tích 1,5 ha nhà màng, nhà kính tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm (gọi tắt là Queen Farm, thị trấn Tân Phong, Quảng Xương), giá trị đầu tư khoảng 25 tỷ đồng, anh Tân mạnh dạn trồng dưa lưới taki theo quy trình nghiêm ngặt, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tự động hóa hoàn toàn và cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, anh từng bước mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, quy cách sản phẩm, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm, tích cực tham gia xúc tiến thương mại... Đến nay, dưa lưới taki và dưa chuột baby do Queen Farm sản xuất là 2 sản phẩm được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 4 sao.
Ngoài khu trồng dưa, anh Tân xây dựng thêm khu nhà kính trồng rau thủy canh. Những cây cải ngọt, xà lách, rau muống và một số loại rau cao cấp như: rau chân vịt, cải xoăn Kale, rau Mizuna Nhật Bản... mơn mởn, xanh tươi, hứa hẹn cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các sản phẩm của Queen Farm đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mã QR Code. Sản phẩm của công ty được bày bán tại cửa hàng, hệ thống các siêu thị, nhà hàng, các trường học trong, ngoài tỉnh và đông đảo khách hàng ưa chuộng. Anh Tân cho biết: “Được công nhận sản phẩm OCOP là bước ngoặt quan trọng, động lực để anh tiếp tục mạnh dạn đầu tư, sáng tạo, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với Chương trình OCOP”. Trong thời gian tới, ngoài việc nỗ lực “nâng sao” cho các sản phẩm OCOP đã được công nhận, anh Tân dành nhiều tâm huyết, nguồn lực triển khai thực hiện Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể rau má xứ Thanh cho các sản phẩm từ rau má bản địa gắn với Chương trình OCOP. Theo đó, anh Tân sẽ liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nhằm xây dựng vùng nguyên liệu rau má phục vụ nhà máy chế biến các sản phẩm từ rau má như: bột rau má mịn, nước uống rau má đóng chai, thạch rau má, trà túi lọc rau má... của công ty. Anh Tân đặt ra mục tiêu trong tương lai sẽ có từ 3 – 5 sản phẩm làm từ rau má đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 – 5 sao cấp tỉnh.
Không chỉ có huyện Hoằng Hóa, huyện Quảng Xương, thực tế cho thấy, trong những năm qua, với những nỗ lực, phấn đấu nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực, sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, vượt qua khó khăn, thử thách, Chương trình OCOP của tỉnh đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Giai đoạn 2018 – 2020, Thanh Hóa đứng thứ 10 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, có hai sản phẩm đề xuất Trung ương xếp hạng 5 sao, trong đó 1 sản phẩm đã được xếp hạng; sản phẩm mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất và chè sạch của HTX nông – lâm – nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) được công nhận sản phẩm tiêu biểu vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc tham gia các hội chợ, triển lãm và tiêu thụ trong nước, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nhất là một số thị trường khó tính như: Mỹ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Để Chương trình OCOP thực sự là “cuộc cách mạng”
Chương trình OCOP giống như xa lộ của bản lĩnh, kiến thức, sự sáng tạo. Trên xa lộ ấy, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của chương trình. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm OCOP không chỉ được biểu đạt đơn giản như là thành quả kết tinh lại từ quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, nỗ lực hoàn thiện quy cách sản phẩm (đóng gói, bao bì, tem, nhãn mác) đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy trình, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhu cầu, thị hiếu của thị trường... Điều làm nên sự khác biệt rõ rệt nhất, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP so với những sản phẩm khác là ở chỗ: Mỗi sản phẩm là câu chuyện hấp dẫn, thú vị về sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền và các chủ thể trong việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Hơn hết, phía sau chất lượng và lợi nhuận kinh tế, các sản phẩm OCOP hàm chứa giá trị văn hóa, giá trị nhân văn thấm đẫm, trách nhiệm với môi trường là những đổi mới, sáng tạo trong tư duy, phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
So với nhiều địa phương khác, Thanh Hóa là một trong những tỉnh tham gia Chương trình OCOP tương đối sớm. Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng những bước đi ban đầu không tránh khỏi khó khăn, thử thách. Bởi lẽ, đây là một chương trình hoàn toàn mới, mới ngay với cả các cấp quản lý, điều hành cho đến người dân. Nhận thức về Chương trình OCOP cũng như về phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn chưa đầy đủ. Các sản phẩm tuy đa dạng, phong phú nhưng phần lớn đang ở dạng tiềm năng, nhỏ lẻ, manh mún. Lao động nông thôn hạn chế về tư duy thương mại, hàng hóa, chủ yếu sản xuất theo hướng
tự cung tự cấp, ứng dụng khoa học - công nghệ rất thấp... Công tác chỉ đạo, điều hành của một số địa phương còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, thường xuyên, sâu sát. Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện còn 6 huyện chưa có sản phẩm OCOP là Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Cẩm Thủy, thị xã Bỉm Sơn, TP Sầm Sơn; chưa có nhiều sản phẩm OCOP lên kệ siêu thị, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Sự tham gia của một số chủ thể còn hạn chế do tâm lý e ngại, chưa hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, ý nghĩa chương trình...
“Việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lớn của tỉnh, đất nước. Trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh Chương trình OCOP có vai trò quan trọng, “hạt nhân” tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khối lượng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn mạnh mẽ hơn, phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, người dân nông thôn được cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, đổi mới tư duy, phương thức sản xuất” – ông Bùi Công Anh, Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh nhận định. Để Chương trình OCOP thực sự là cuộc cách mạng, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các địa phương, các chủ thể và Nhân dân thì cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về: cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện, huy động hiệu quả nguồn lực, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại... Trong đó, sự đồng thuận, quyết tâm, vào cuộc tích cực, thực chất, sâu sát của lãnh đạo cấp cơ sở, chủ thể và Nhân dân là động lực, điểm tựa vững chắc cho Chương trình OCOP phát triển, đi vào chiều sâu, tạo nên giá trị bền vững.
Bài, ảnh: Hương Thảo
Tin mới hơn

OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.

OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Tin khác

OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.

OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .

OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...

OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.

OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.

OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...

OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.

OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.

OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.

OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.

OVN - Nằm tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, cơ sở sản xuất bánh kẹo cổ truyền Vân Giang do ông Lê Hồng Giang sáng lập đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng yêu thích hương vị bánh kẹo truyền thống. Trải qua hơn ba thập kỷ hoạt động, từ những ngày đầu đầy khó khăn đến khi khẳng định thương hiệu, Vân Giang là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc.

LNV - Xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ cà rốt” của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuật – Đảng ủy viên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính – cùng Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, HTX đã có 114 thành viên chính thức và mạng lưới hơn 600 bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm không ngừng đổi mới, HTX Đức Chính đang nỗ lực đưa sản phẩm cà rốt đạt chuẩn VietGAP, OCOP và khẳng định chỉ dẫn địa lý trên bản đồ nông sản Việt Nam.