Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê "hữu cơ"

OVN - Xuất phát từ trăn trở muốn đưa hạt cà phê Việt Nam vươn xa, đến nay, anh Lê Văn Vương (SN 1984) đã trở thành người thầy, người thợ truyền “lửa” cho hàng trăm thanh niên khởi nghiệp trong nước và quốc tế với cây cà phê canh tác theo quy trình hữu cơ ở tỉnh Đắk Lắk, công ty Vương Thành Công luôn tiên phong.

Canh tác theo quy trình hữu cơ

Gốc là người Thanh Hóa, năm 12 tuổi (1996), anh Vương theo gia đình vào Đắk Lắk lập nghiệp. Hình ảnh nông dân cần cù, sớm hôm tảo tần chăm sóc từng gốc cà phê đã in sâu trong tâm trí anh từ thuở thiếu thời. Đối với chàng trai xứ Thanh khi ấy, Đắk Lắk là miền đất phì nhiêu, màu mỡ mà chỉ cần thảy hạt giống xuống dù chẳng cần chăm sóc nhiều, cây cà phê cũng có thể mọc cao quá đỉnh đầu. Cây cà phê chính là bạn đồng hành giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng nhưng cũng đôi khi là “gánh nặng” khi cây ngày càng già cỗi và đất đã bạc màu, khó cải tạo, ảnh hưởng đến năng suất thu quả và chất lượng cà phê.

“Đến khi tôi bắt đầu canh tác cà phê, mặc dù phải sử dụng phân bón nhưng chất lượng cây không còn tốt như trước. Điều này chứng tỏ đất đai ngày càng bạc màu, cạn kiệt dinh dưỡng, chai cứng. Bên cạnh đó, các báo cáo của cơ quan chức năng gần đây đều cho thấy nguồn nước, không khí, thực phẩm,… xung quanh đang ngày càng bị ô nhiễm. Tôi tự hỏi, đời mình đã như thế này thì con cháu biết phải làm sao?” anh Vương nhớ lại.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê
Anh Lê Văn Vương, Giám đốc Công ty Vương Thành Công

Để khắc phục tình trạng trên, nhiều nông dân, hộ sản xuất, canh tác buộc lòng phải tiến hành đầu tư cải tạo bộ rễ hoặc thậm chí loại bỏ phần diện tích cà phê già cỗi để trồng tái canh giống cây mới. Vào thời điểm đó, gia đình anh Vương chỉ có thể xuất bán cà phê thô cho các đơn vị thu mua nông sản quanh vùng, khó tránh thu nhập bấp bênh, thiếu ổn định, do bị thương lái ép giá.

Chứng kiến cây trồng chủ lực ngày càng giảm năng suất, chất lượng, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, nhưng chi phí cải tạo, tái canh lại không hề rẻ, nhiều hộ canh tác trên địa bàn nói chung cũng như gia đình anh Vương nói riêng không ít lần nghĩ đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Song, sau nhiều lần đắn đo, người dân vẫn lựa chọn kiên định với cây cà phê như tin vào sức sống bền bỉ, vượt qua mọi thách thức của loài cây biểu tượng trên vùng đất bazan Tây Nguyên.

Kế thừa tinh thần tận tụy với công việc thuần nông cũng như tâm niệm “hư thì sửa chứ không buông bỏ”, anh Vương bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật cải tạo, hỗ trợ nông dân tiến hành tái canh, đồng thời hướng đến hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp theo quy trình hữu cơ, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vô cơ, khi thu hoạch lựa chọn trái với chín tỉ lệ cao và phơi quả cà phê trên sàn lưới đảm bảo tiêu chuẩn xanh, sạch, an toàn.

Từ năm 2015, anh Vương thành lập Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Vương Thành Công (Công ty Vương Thành Công) để thuận lợi trong việc liên kết sản xuất, chế biến mặt hàng cà phê cho nông dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX.

Nâng tầm hạt cà phê Việt

Khoảng năm 2015 - 2016, anh Vương đã tổ chức nhiều chuyến đi vào Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng thị trường. Tại đây, chứng kiến các thương hiệu cà phê nước ngoài ngày càng được ưa chuộng, trong khi những sản phẩm thuần Việt chịu cảnh “hẩm hiu”, đối với anh Vương đó thật sự là nỗi đau khó diễn tả hết bằng lời.

“Thương hiệu cà phê lớn như Starbucks (Hoa Kỳ) rất được ưa chuộng tại Việt Nam, được xem như biểu tượng của thời thượng và đẳng cấp. Thực tế quốc gia này không trồng cà phê, trong khi nước ta lại sản xuất mặt hàng này xếp thứ hai thế giới. Đó là nỗi đau lớn nhất đối với tôi, của những người làm nghề. Một người bạn người nước ngoài của tôi khi đến và thưởng thức cà phê Việt Nam đã nói rằng, cà phê chúng ta không thua kém bất kỳ ai. Chỉ là những người kia không uống cà phê, họ chỉ đang uống một ‘thương hiệu’,” anh Vương tâm sự.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê
Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê
Đắk Lắk: Doanh nghiệp nặng lòng với hạt cà phê
Từ năm 2019 đến nay, Công ty Vương Thành Công đã tổ chức khóa học miễn phí nâng cao kiến thức về cà phê hữu cơ và khởi nghiệp cho hàng trăm học viên

Đau đáu với suy nghĩ muốn giúp cà phê Việt Nam chuyển mình, đến năm 2019, anh Vương bắt đầu tổ chức nhiều khóa học miễn phí về kiến thức sơ chế, rang xay, chế biến, nếm thử, marketing, những chứng nhận quan trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP),... Qua đó, góp phần lan tỏa quy trình canh tác hữu cơ, giúp người làm nghề hiểu hơn về tác động của thuốc hóa học đối với môi trường, hướng đến bảo vệ sức khỏe cho nông dân, nhà sản xuất và người tiêu dùng; tạo ra những sản phẩm chế biến có giá trị cao từ hạt cà phê hữu cơ.

Hiện nay, doanh nghiệp đã liên kết được 13 hộ sản xuất, canh tác cà phê trên địa bàn; cam kết bao tiêu cùng 7 HTX sản xuất cà phê vô cơ lẫn hữu cơ; đồng thời hỗ trợ nông dân chuyển đổi 65ha nguyên liệu cà phê từ dùng phân và thuốc bảo vệ thực vật vô cơ sang hữu cơ phù hợp với định hướng phát triển bền vững của đơn vị.

Những sản phẩm cà phê của Công ty Vương Thành Công hiện có: cà phê nhân, cà phê hạt rang, cà phê bột, cà phê mộc đặc biệt, cà phê sấy lạnh, trà hoa cà phê (hữu cơ), trà cascara (từ vỏ cà phê hữu cơ), cà phê thải độc (hữu cơ), rượu cà phê (từ vỏ thịt quả cà phê hữu cơ), vang cà phê (từ phần thịt cà phê hữu cơ lên men tự nhiên), túi thơm cà phê. Trong đó, cà phê mộc đặc biệt Vương Thành Công là sản phẩm được UBND Tỉnh Đắk Lắk công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh vào năm 2020, bảo chứng cho chất lượng và niềm tin khởi nghiệp bền bỉ.

Với 12 khóa học miễn phí đã thực hiện, Công ty Vương Thành Công không chỉ hỗ trợ kiến thức cho hàng trăm học viên, lãnh đạo các Công ty, HTX và những người yêu thích cà phê, mà còn khuyến khích phong trào thanh niên khởi nghiệp ở địa phương. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế địa phương, góp phần bảo tồn và khôi phục giá trị của loài cây trồng đặc trưng của Tây Nguyên.

Mặc dù bận rộn với nhiều chương trình cuối năm, đặc biệt là chuẩn bị cho “Ngày Doanh nhân Việt Nam” (13/10) vừa qua, anh Vương vẫn giành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho các buổi “truyền lửa” và “giữ lửa” sắp tới. Trao đổi với chúng tôi về chức danh đặc biệt này, anh Vương tâm niệm, “Đối với tôi, không phải cứ ‘mua chín, bán mười’ thì là doanh nhân, không nên nhầm lẫn giữa doanh nhân với thương nhân. Doanh nhân phải là người có hoài bão, tinh thần, trách nhiệm với xã hội. Doanh nhân là người luôn có một ‘nỗi đau’, niềm trăn trở nào đó với cộng đồng và luôn tìm cách giải quyết nỗi đau đó.”

Ngọc Dũng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Cà Mau: Số hoá để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Số hoá để sản phẩm OCOP vươn xa
LNV - Trên cơ sở nhìn nhận những khó khăn trong thực tiễn phát triển sản phẩm OCOP, Cà Mau xác định cần chú trọng hơn giải pháp phối hợp, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhằm để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững.
Protection of intellectual property rights for OCOP products
Protection of intellectual property rights for OCOP products
OVN - The protection, management and development of intellectual property for typical OCOP products of Ninh Binh province has contributed to enhancing the position of specialty agricultural products and craft village products in the market during the process. integration international.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP
OVN - Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tin khác

Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Ngọt ngào đặc sản đường thốt nốt An Giang
Ngọt ngào đặc sản đường thốt nốt An Giang
OVN - Khi nhắc đến An Giang, chắc hẳn ai cũng không thể bỏ qua một đặc sản vô cùng ngọt ngào đó chính là đường thốt nốt An Giang. Với vị ngọt thanh, không gắt lại tốt cho sức khỏe nên đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường trắng tinh luyện.
Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao
Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Tuy Phong năm 2024 (đợt 1).
"Hương vị An Giang" xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn
"Hương vị An Giang" xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn
OVN - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Sản phẩm "Vải thiều Lục Ngạn" đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao
Sản phẩm "Vải thiều Lục Ngạn" đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao
OVN - “Vải thiều Lục Ngạn” của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) là một trong 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp T.Ư năm 2024 chấm điểm ngày 25/6.
Đà Nẵng: Thêm 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố
Đà Nẵng: Thêm 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố
OVN - Chiều 6-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố, trao chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố và triển khai Nghị quyết 88/2023/NQ-HĐND ngày 14-12-2023 của HĐND thành phố về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 329/2020/NQ-HĐND ngày 9-12-2020 về chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.
Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
OVN - KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam trưng bày hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam đến với khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo
LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch
OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn
OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể gồm 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.
Tin mới Đọc nhiều
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

17:00
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

13:55
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

13:53
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

10:09
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

09:11
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

09:11
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

14:04
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

14:03
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

10:45
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

10:43
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

10:41
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

10:40
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

10:39
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

05:00
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

09:09
Giao diện di động