Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng

OVN - Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng đã có từ lâu và được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ. Những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh. Rượu men lá mang đến vị thơm nồng, đậm vị núi rừng miền Tây, xứ Nghệ.

Rượu men lá bản Xiềng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng được tạo nên từ những viên men lá. Men nấu rượu được làm từ lá rừng là các vị thuốc Bắc với bột gạo. Mỗi mẻ men cần đến 20-30 loại cây, lá rừng khác nhau, là những loại lá thuốc có lợi cho sức khỏe. Những loại lá này phải vào rừng sâu, trèo đèo, lội suối để thu hái. Người chuyên nấu rượu men lá ở bản Xiềng khi hái được đủ các loại lá về làm men phải mất 3-4 ngày đi rừng. Trước đây, rừng còn nhiều, cây rừng phong phú, các loại lá cũng dễ tìm hơn. Giờ, muốn lấy được lá phải đi sâu, đi xa. Có những loại lá là thân dây leo, bám vào các cây cổ thụ, có những loại mọc chênh vênh bên vách núi nên chỉ có đàn ông mới thu hái được. Nay, do nhu cầu làm men nấu rượu tăng nên các hộ đã có ý thức khoanh nuôi, bảo vệ và đưa nhiều loại cây rừng về trồng trong vườn nhà để tiện thu hái.

Nồng ấm hương vị rượu men lá bản Xiềng xư Nghệ

Rượu được nấu bằng nước suối trong, củi đun phải là loại gỗ chắc, đượm lửa, đun đều tay.

Hương vị núi rừng

Theo bà con làm nghề nấu rượu ở đây cho biết: Lá rừng rau khi thu hái về thì rửa sạch, băm nhỏ, có nắng thì ngày hong nắng, đêm phơi sương, còn những ngày mưa lại được hong khô bằng khói bếp. Sau khi phơi khô, lá thì giã mịn bằng cối đá xanh, dùng rây rây lại thật kỹ; thân cây thì nấu sắc lấy nước để ngâm gạo. Gạo làm men phải là thứ nếp nương thơm, gặt khi đủ độ chín, phơi khô sạch sẽ, xát lấy gạo, đem ngâm với nước lá cây rừng 1 ngày, vớt ra nghiền thành bột. Bột này đem trộn đều với nước lá và nặn thành những viên men. Phía ngoài phủ một lớp “bột áo” để men không bị bám dính, không bị nát. Men sau khi đã được nặn sẽ xếp ra một cái nong to có trải rơm khô bên dưới, xếp men xong tiếp tục phủ một lớp rơm lên trên, vào mùa Hè phủ thêm một lớp chăn mỏng, sau 1 ngày là ra men, còn vào mùa Đông thời tiết lạnh hơn cần phải ủ 2 ngày (phải tủ thêm rơm, phủ chăn bông lên trên) mới ra được men. Men sau khi ủ xong đem trải đều trên nong để chỗ thoáng mát cho khô dần hoặc đem ra phơi nắng ít nhất là 5 – 7 ngày mới dùng để nấu rượu.

Nồng ấm hương vị rượu men lá bản Xiềng xư Nghệ

Khâu làm rượu men lá rất kỳ công

Gạo nếp nương đồ thành xôi, xới tung ra nống, chờ nguội rồi giã men lá thật mịn rắc vào, ủ chừng 25-30 ngày thì đem chưng cất thành rượu. Nước nấu rượu là loại nước suối đầu nguồn trong và ngọt. Củi nấu rượu là loại củi chắc, khô đượm lửa. Khi nấu phải đun đều lửa, lửa nhỏ thì không đủ hơi nóng để ra rượu, lửa to dễ bị trào, sục chua, khê. Rượu men lá trở nên quý vì cách làm kỳ công từ khâu kiếm nguyên liệu, cách làm men và cách nấu. Trong đó, khâu làm men là công phu nhất, đòi hỏi độ kiên trì, chịu khó và kinh nghiệm, bí quyết riêng của mỗi gia đình. Mỗi viên men lá là vị thuốc quý, rất lành, tạo nên hương vị đặc trưng riêng của rượu bản Xiềng.

Nồng ấm hương vị rượu men lá bản Xiềng xư Nghệ

Mỗi viên men lá làm từ 20-25 loại lá rừng khác nhau, mỗi loại là một vị thuốc quý trong dân gian của đồng bào Thái Con Cuông.

Nấu rượu men lá là nghề truyền thống bao đời nay của đồng bào Thái bản Xiềng. Rượu chủ yếu được thu mua nhập cho các nhà hàng, các mối hàng quen ở thành phố Vinh và Hà Nội. Những năm gần đây, nghề làm rượu men lá bản Xiềng phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Đến nay, bản Xiềng có 41 hộ với 48 lao động tham gia làm nghề. Làng có 3 tổ nấu rượu tập trung tại 3 hộ gia đình, luôn có từ 30-40 lao động. Với công suất bình quân khoảng 200-300 lít rượu/ngày; mỗi tháng bình quân từ 6-7 nghìn lít đã mang lại thu nhập cho các hộ làng nghề là hơn 28 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 18 triệu đồng/người/năm. Cuối năm 2021, Hội đồng thẩm định công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh đã thẩm định và công nhận làng nấu rượu men lá bản Xiềng đáp ứng đủ các tiêu chí cấp bằng công nhận làng nghề cấp tỉnh.

Xây dựng rượu men lá thành sản phẩm OCOP

Được công nhận làng nghề là niềm vinh dự của bà con, là cơ hội để bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, phát triển kinh tế từ nghề. Để tạo dựng thương hiệu riêng cho rượu men lá bản Xiềng, chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn bà con sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng chất lượng sản phẩm, đồng thời đầu tư vào việc cải tiến mẫu mã, cách đóng gói và hoàn thiện tem, nhãn mác, đăng ký bảo hộ sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá rượu men lá bản Xiềng, từng bước xây dựng rượu men lá bản Xiềng thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Nồng ấm hương vị rượu men lá bản Xiềng xư Nghệ

Mỗi mẻ cơm rượu được ủ 20-25 ngày rồi mới đem chưng cất thành rượu men lá

Các hộ tham gia làng nghề rất có ý thức trong việc giữ thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Bởi theo họ, nếu đánh mất đi hương vị đặc trưng, làm mất đi chất lượng là sẽ bị thị trường tẩy chay. Các hộ đang làm nghề nấu rượu men lá ở bản Xiềng có cam kết với nhau rất nghiêm ngặt trong việc giữ gìn thương hiệu, chất lượng rượu: men ủ cơm rượu phải là men lá thứ thiệt, cơm nấu rượu phải là nếp nương và quá trình ủ, nấu không sử dụng bất cứ hóa chất, phụ gia nào khác. Đồng thời, cũng nghiêm cấm việc pha trộn rượu của các nơi khác vào để bán ra thị trường. Do đó, các hộ làm nghề, ngoài tự trọng của nghề, ngoài giữ gìn danh tiếng làng nghề truyền thống, thì cái họ hướng đến là đem thương hiệu rượu men lá bản Xiềng đi xa hơn, tiếp cận được thị trường lớn hơn…tạo thu nhập bền vững từ nghề góp phần thức đẩy phát triển kinh tế.

Điều đáng mừng, các hộ tham gia làng nghề rất có ý thức trong việc giữ thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Bởi theo họ, nếu đánh mất đi hương vị đặc trưng, làm mất đi chất lượng là sẽ bị thị trường tẩy chay, là tự mình “đổ bỏ bát cơm của mình”. Các hộ có quy định bất thành văn với nhau rằng, men ủ cơm rượu phải là men lá rừng thứ thiệt, cơm nấu rượu phải là nếp nương và quá trình ủ, nấu không sử dụng bất cứ hóa chất, phụ gia nào khác. Đồng thời, cũng nghiêm cấm việc pha trộn rượu của các nơi khác vào để bán ra thị trường”. Do đó, các hộ làm nghề, ngoài tự trọng của nghề, ngoài giữ gìn danh tiếng làng nghề truyền thống, thì cái họ hướng đến là đem thương hiệu rượu men lá bản Xiềng đi xa hơn, tiếp cận được thị trường lớn hơn… tạo sinh kế bền vững từ nghề.

Quân Bảo

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Huyện Vân Canh tổ chức rà soát, lựa chọn, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 và khen thưởng, biểu dương các chủ thể đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.

Tin khác

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
OVN - Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
Tỉnh Đồng Tháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá sản phẩm  OCOP
Tỉnh Đồng Tháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN -Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và đang từng bước hỗ trợ các địu lịch.Việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thời gian qua được tỉnh Đồng Tháp OCOP.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Quảng Ngãi:  166 sản phẩm được công nhận OCOP
Quảng Ngãi: 166 sản phẩm được công nhận OCOP
OVN - Các địa phương xây dựng, trình bày câu chuyện riêng về sản phẩm OCOP của mình để góp phần lôi cuốn khách hàng, nâng cao giá trị sản phẩm.
Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ
Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ
OVN - Thanh long ruột đỏ được biết đến là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Hiện nay, Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn thứ tư trên cả nước, sau tỉnh các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Từ một vài héc ta những năm đầu triển khai, đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi đất trồng lúa, đất vườn tạp, sang trồng thanh long ruột đỏ, nâng diện tích trồng thanh long ruột đỏ toàn tỉnh tăng mạnh.
Tiền Giang: Hỗ trợ thành lập hợp tác xã tham gia chương trình OCOP
Tiền Giang: Hỗ trợ thành lập hợp tác xã tham gia chương trình OCOP
LNV - Tiền Giang đã tổ chức thẩm định 228 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, có 216 sản phẩm đạt chuẩn, bao gồm 121 sản phẩm hạng 3 sao và 95 sản phẩm hạng 4 sao. Với những kết quả đạt được, Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang đã đề xuất một số phương hướng dự kiến triển khai trong thời gian tới, bao gồm việc thu hút thêm chủ thể tham gia OCOP và hỗ trợ thành lập HTX.
Đặc sắc hương vị cà phê xứ lạnh Kon Tum
Đặc sắc hương vị cà phê xứ lạnh Kon Tum
OVN - Với chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao do hợp thổ nhưỡng, cà phê xứ lạnh (cà phê dòng Arabica) đang được tỉnh Kon Tum hướng đến xây dựng thương hiệu, trở thành mặt hàng nông sản chủ lực tại vùng trồng và đặc sản của địa phương.
Khám phá 7 điểm đến hấp dẫn cho những tín đồ cà phê tại Việt Nam
Khám phá 7 điểm đến hấp dẫn cho những tín đồ cà phê tại Việt Nam
OVN - Từ thế kỷ 19 cho tới nay, cà phê đã trải qua một chặng đường khá dài để trở thành một phần không thể thay thế trong văn hoá và đời sống của người Việt. Dựa vào bình chọn của du khách, Booking.com đã tập hợp 7 điểm đến tại Việt Nam cà phê.
Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
OVN - Với chất lượng gạo thơm ngon được trồng ở vùng đất ven sông Trường Giang, HTX Nông nghiệp Thanh niên Thăng Bình đã tạo nên loại gạo độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
LNV - Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng; đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai mạnh mẽ nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên thị trường.
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
OVN – Nhờ tìm ra hướng đi đúng đắn cho cây chè, trong những năm qua, làng nghề chè Đá Hen đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nên thương hiệu riêng đạt chất lượng OCOP.
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
OVN - Qua bàn tay người nghệ nhân Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, Đèn Thôn nữ được chế tác thủ công trên nền chất liệu gỗ thô mộc, tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sống động hồn quê Việt.
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng là món quà quê dân dã, trở thành món đặc sản của xứ Thanh, được khách hàng trên cả nước biết đến.
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
OVN - Bằng sự nỗ lực, cô Hoàng Thị Ngát - Cô giáo dạy trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), đã chế biến thành công sản phẩm Trà thảo mộc được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (UBND) công nhận là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động