Đưa nấm sò trở thành sản phẩm OCOP

OVN - Dám nghĩ, dám làm, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đào Thái Sơn đã mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, cách làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nấm tại trang trại của gia đình. Nấm sò của trang trại đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, có thương hiệu, được thị trường đón nhận.
Thanh niên nông thôn khởi nghiệp

Nghề trồng nấm đòi hỏi vừa phải có sự cần mẫn sớm hôm, vừa phải đúc kết kinh nghiệm và học hỏi kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao như mong muốn..

Sẵn có đam mê với sản xuất nông nghiệp nên trong suốt quá trình theo học đại học, cứ có thời gian là Đào Thái Sơn (sinh năm 2000, thôn Hoàng Đông, xã Tân Minh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) lại tìm hiểu, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhận thấy những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng nấm trên thị trường khá lớn, đầu ra sản phẩm ổn định, nên ngay sau khi rời ghế nhà trường, Sơn tạm cất tấm bằng cử nhân ngành Luật, quyết định về quê “lập thân, lập nghiệp”. Sơn mạnh dạn thuyết phục bố mẹ đầu tư, chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng, chăm sóc nấm.

Đưa nấm sò trở thành sản phẩm OCOP
Anh Đào Thái Sơn tạm cất bằng Đại học, về quê trồng nấm.

Nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ bố mẹ, tháng 10/2022, Sơn thành lập và làm Giám đốc HTX nấm Hương Sơn, tập trung vào phát triển nấm sò với quy mô 4 nhà xưởng, tổng diện tích 700m2.

Thái Sơn đã nói: “Bắt tay vào sản xuất nấm là việc không đơn giản. Đặc biệt, với điều kiện thời tiết miền Bắc có mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng gay gắt khiến cho nấm sò kém phát triển. Để giữ được độ ẩm cho cây nấm sinh trưởng, nhiệt độ trong nhà trồng phải đảm bảo 23-24 độ C, nếu không nấm rất dễ bị thối, hỏng. Ngoài ra, cần chú trọng công đoạn xử lý nguyên liệu đầu vào. Cần luộc chín nguyên liệu để tránh nấm mốc và tạo chất dinh dưỡng. May mắn cho tôi, với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc trồng nấm rơm, bố mẹ đã trợ giúp rất nhiều về mặt kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm. Kết quả bước đầu tôi đạt được, phần lớn là nhờ có bố mẹ ủng hộ, hỗ trợ”.

Thái Sơn nhận định, muốn thị trường đón nhận sản phẩm, trước hết phải xây dựng được thương hiệu của sản phẩm. Sau đó, Sơn đưa sản phẩm nấm sò tham gia Chương trình OCOP. Với sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thủ tục pháp lý, cùng việc tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, sản phẩm nấm sò của HTX Hương Sơn được chứng nhận OCOP 3 sao năm 2022.

Thái Sơn nói rằng quá trình xây dựng sản phẩm nấm sò để được công nhận sản phẩm OCOP là hành trình dày công thực hiện. Tuy nhiên, khi sản phẩm được công nhận, có thương hiệu, việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn, có nhiều cơ hội mở rộng thị trường.

“Trong quá trình khởi nghiệp, bản thân gặp nhiều khó khăn về vốn, kiến thức, kinh nghiệm… Tôi may mắn được huyện Đoàn Tiên Lãng giới thiệu tham gia các lớp đào tạo về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tôi tham gia và đoạt giải nhì cuộc thi “Khởi nghiệp thanh niên nông thôn” 2024 do Thành Đoàn phối hợp Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng tổ chức”, Sơn cho biết thêm.

Đưa nấm sò trở thành sản phẩm OCOP

Mở rộng mô hình sản xuất

Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm đạt hiệu quả, Thái Sơn nói rằng, cây nấm rất nhạy cảm với vi khuẩn, nên trước khi trồng phải thực hiện tốt khâu xử lý vi khuẩn. Quá trình trồng nấm trải qua các giai đoạn chính gồm: Thu gom rơm, xử lý, ủ nguyên liệu ban đầu; cấy phôi; chuyển phôi vào nhà trồng.

“Sau khi trồng 1 tháng, nấm bắt đầu cho thu hoạch, trung bình gia đình thu được 50kg/ngày, bán với giá 40.000 - 60.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm. Nấm hái đến đâu cung cấp cho đầu mối đến đó, nhiều khi không đủ để cung cấp cho thị trường”, Sơn phấn khởi nói.

Nấm sò của HTX Hương Sơn đảm bảo sạch, không tồn dư chất kích thích hay thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là tại các cửa hàng và chợ truyền thống ở Hải Phòng, Hà Nội... HTX Hương Sơn tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên.

Theo Sơn, nhờ có thiết bị máy đóng bịch phôi nấm, lò hấp phôi nấm, phòng lạnh bảo quản giống và việc làm chủ được quy trình sản xuất, nấm được chăm sóc đúng kỹ thuật nên mùa nào gia đình cũng có sản phẩm bán ra thị trường.

Để mở rộng quy mô, gia đình Sơn tập trung xây dựng thêm khu sản xuất 7ha (trong đó, 10.000m2 trồng nấm; diện tích còn lại cấy lúa); trồng và phát triển thêm các loại nấm mỡ, Linh chi, mộc nhĩ… Mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, Chủ tịch UBND xã Tân Minh, nói rằng, mô hình trồng nấm của gia đình anh Đào Thái Sơn là một trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình của xã. Việc sản xuất nấm không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, giải quyết việc làm, mà còn tận dụng được những phế, phụ phẩm trong nông nghiệp, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.

Văn Đoàn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đưa nấm sò trở thành sản phẩm OCOP
Đưa nấm sò trở thành sản phẩm OCOP
OVN - Dám nghĩ, dám làm, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đào Thái Sơn đã mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, cách làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nấm tại trang trại của gia đình. Nấm sò của trang trại đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, có thương hiệu, được thị trường đón nhận.

Tin khác

Mật ong bản Dao - Sản phẩm OCOP 3 sao
Mật ong bản Dao - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Mật ong bản Dao sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp bản Dao Thống Nhất (TP Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình) được bày bán tại các địa điểm, quầy hàng trưng bày sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hòa Bình với mẫu mã, hình thức đẹp mắt...
Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
OVN - Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm chiếm đa số với 21 sản phẩm, tiếp đến là nhóm dược liệu 2 sản phẩm, du lịch 2 sản phẩm, đồ uống 2 sản phẩm và thủ công mỹ nghệ 1 sản phẩm. Hậu Giang tự hào có 3 sản phẩm xuất sắc đạt danh hiệu này.
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
OVN - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
Lai Châu: Tiềm năng từ các sản phẩm OCOP
Lai Châu: Tiềm năng từ các sản phẩm OCOP
OVN - Trong những năm qua, việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của nông sản địa phương, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Sâm nam núi Dành -  vàng xanh của đất Bắc Giang
Sâm nam núi Dành - vàng xanh của đất Bắc Giang
OVN - Ẩn mình giữa những ngọn đồi trung du xanh ngát của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, sâm nam núi Dành đang dần khẳng định vị thế của mình, không chỉ là cây dược liệu quý mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Với giá trị dược liệu quý giá, gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời, cùng triển vọng kinh tế vượt bậc, sâm nam núi Dành xứng đáng được gọi là “vàng xanh” của đất Bắc Giang.
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.
Đan Phượng (Hà Nội): Sản phẩm OCOP tạo lực đẩy cho các làng nghề
Đan Phượng (Hà Nội): Sản phẩm OCOP tạo lực đẩy cho các làng nghề
OVN - Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, huyện Đan Phượng đã có 100 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được UBND thành phố Hà Nội công nhận.
Lạc sen Diễn Châu - Tinh hoa ẩm thực xứ Nghệ
Lạc sen Diễn Châu - Tinh hoa ẩm thực xứ Nghệ
OVN - Bao năm qua cây lạc là cây quan trọng ở vùng đất Diễn Châu, Nghệ An. Mùa xuân đi qua đây cánh đồng lạc phủ trắng ni lông với muôn triệu mầm lạc vươn đón nắng. Nhà nhà trồng lạc, tới mùa gọi nhau mua bán lạc.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Cà-phê Tây Bắc trở thành sản phẩm OCOP 5 sao
Cà-phê Tây Bắc trở thành sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Mang trọn hương vị cà-phê Arabica đặc trưng của núi rừng với nồng nàn hương hoa quả, thảo mộc, vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, cùng chút ngọt ngào hậu vị kéo dài êm ái, cà-phê Bích Thao đã trở thành sản phẩm đầu tiên của tỉnh Sơn La được chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia. Với quy trình sản xuất sạch, cà-phê Bích Thao có thể đáp ứng mọi nhu cầu riêng, từ mùi vị đến tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, sản phẩm là thành quả từ chính bàn tay, khối óc và ước mơ của một Hợp tác xã (HTX) nhỏ bé ở vùng đất nơi dẻo cao Tây Bắc này.
Nguyễn Thị Thúy Hằng tỏa sáng tại cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024
Nguyễn Thị Thúy Hằng tỏa sáng tại cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024
OVN - Tại đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, số báo danh 099 đến từ Hải Dương đã xuất sắc giành ngôi vị Á hậu 2. Thành tích này không chỉ là sự công nhận vẻ đẹp hình thể mà còn là tôn vinh tài năng và bản lĩnh của một nữ doanh nhân hiện đại.
Hợp tác xã Hoàng Nam Phát: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao
Hợp tác xã Hoàng Nam Phát: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao
OVN - Hợp tác xã (HTX) Hoàng Nam Phát, thành lập vào tháng 3 năm 2019, đã và đang trở thành một điển hình tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông Hồ Việt Hoàn – Giám đốc HTX – đơn vị không chỉ phát triển mạnh mẽ tại địa phương mà còn mở rộng quy mô và khẳng định tên tuổi trên thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên Phương Khiêm: Hành trình vươn tới đỉnh cao chất lượng
Công ty TNHH một thành viên Phương Khiêm: Hành trình vươn tới đỉnh cao chất lượng
OVN - Trong hơn một thập kỷ hoạt động và phát triển, Công ty TNHH Một Thành Viên Phương Khiêm đã khẳng định được vị thế trong lĩnh vực sản xuất đồ uống truyền thống. Từ những sản phẩm đầu tiên mang đậm hồn quê, đến các dòng rượu cao cấp đạt chuẩn OCOP, công ty đã và đang tiếp tục đóng góp không nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển giá trị nông sản Việt.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động