Quảng Ninh đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP địa phương
09:39 | 15/03/2022
OVN - Thực hiện các giải pháp, hỗ trợ nguồn lực nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là cách làm giúp cho OCOP Quảng Ninh phát triển hiệu quả, có chiều sâu. Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục các hoạt động xúc tiến thương mại để duy trì sản xuất sản phẩm OCOP.
86 sản phẩm OCOP Quảng Ninh được cấp chứng nhận
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định cấp chứng nhận đối với 86 sản phẩm OCOP đạt sao năm 2021. Trong đó có 22 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 64 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 3 sản phẩm OCOP đủ điểm 5 sao để tham gia dự thi cấp quốc gia.
Trà hoa vàng - sản phẩm OCOP Quảng Ninh
Trước đó, từ ngày 22/11 đến 25/12/2021, Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Tham gia đánh giá có 100 sản phẩm được lựa chọn từ các cuộc thi cấp huyện. Qua 2 vòng đánh giá, Hội đồng đã thống nhất chọn ra 86 sản phẩm của 51 chủ thể sản xuất trình UBND tỉnh cấp chứng nhận đạt sao.
Đây là năm thứ 6 Quảng Ninh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP. Trong 100 hồ sơ dự đánh giá năm nay có 23 hồ sơ sản phẩm đánh giá lại sau 3 năm, 75 hồ sơ dự thi mới. Về nhóm ngành: Có 69,3% sản phẩm OCOP thuộc nhóm thực phẩm; 15,3% sản phẩm thuộc nhóm đồ uống; 13,2% sản phẩm OCOP thuộc nhóm thảo dược; 1% sản phẩm OCOP thuộc nhóm lưu niệm- nội thất- trang trí; 1% sản phẩm thuộc nhóm du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Hàu sữa - sản phẩm OCOP nổi tiếng của Quảng Ninh
Hầu hết các hồ sơ sản phẩm OCOP đều tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn của Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh về việc lập hồ sơ dự thi với các minh chứng chính như phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm; giới thiệu về tổ chức; giấy đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất; giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; hồ sơ tự công bố theo Nghị định 15 của Chính phủ; tiêu chuẩn cơ sở; cam kết bảo vệ môi trường; câu chuyện sản phẩm.
Ngoài ra để có điểm cao, các sản phẩm còn có minh chứng các hợp đồng thu mua nguyên liệu địa phương; hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; các chứng nhận về mã số mã vạch; chứng nhận sở hữu trí tuệ; chứng nhận điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến như: ISO, GMP, HACCP, VietGAP...
Quảng Nịnh tăng kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP
Ông Hoàng Đức Khá, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương (Sở Công Thương Quảng Ninh) chia sẻ, dịch bệnh Covid-19 kéo dài suốt 3 năm qua khiến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP bị ảnh hưởng thời gian qua. Nhiều sự kiện xúc tiến, tiêu thụ cũng bị hạn chế, hủy bỏ. Điều này tác động lớn tới các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh ưu tiên xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
Trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động KT-XH đang dần mở, hồi phục, việc thúc đẩy, tăng tốc kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông thủy sản sao cho hiệu quả cũng là vấn đề đang được các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh quan tâm và các doanh nghiệp đang dần thích nghi. Vì thế, Sở cũng định hướng thúc đẩy, tăng tốc kết nối cung cầu, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP trong điều kiện các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm, dần làm quen với phương án phòng chống dịch Covid-19. Việc mở cửa, dần bình thường hóa cũng là cơ hội để tăng tốc các hoạt động KT-XH.
Theo đó, tỉnh sẽ ưu tiên tập trung vào tiêu thụ, xúc tiến quảng bá các nông sản, sản phẩm OCOP, tiếp tục gắn tiêu thụ, quảng bá với du lịch đang dần hồi phục. Đặc biệt khi có sự kiện lớn như SEA Games năm 2022 ở Quảng Ninh. Đáng chú ý, thị trường trong tỉnh và trong nước vẫn được xác định là trọng tâm. Bởi các sản phẩm OCOP, nông thủy sản vốn mới khởi động, chưa thực sự trơn tru, cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tiêu thụ, tìm kiếm thị trường tốt nhất cho sản phẩm, nông thủy sản vẫn tồn đọng.
Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục các hoạt động thương mại, xúc tiến qua các hội chợ, phiên chợ vẫn được coi là một kênh quan trọng để tiêu thụ, duy trì sản xuất. Ngoài các hội chợ thường niên như Tuần sản phẩm OCOP, hội chợ sản phẩm OCOP theo mùa, sẽ gắn sự kiện xúc tiến này với các ngày lễ, sự kiện lớn trong năm./.
Bài và ảnh: Hạ Trang
Từ khóa:
OCOP Việt Nam
OCOP Quảng Ninh
Quảng Ninh đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP địa phương
Tin mới hơn
OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
LNV - Trên cơ sở nhìn nhận những khó khăn trong thực tiễn phát triển sản phẩm OCOP, Cà Mau xác định cần chú trọng hơn giải pháp phối hợp, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhằm để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững.
Tin khác
OVN - Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.
OVN - Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.
OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
OVN - Khi nhắc đến An Giang, chắc hẳn ai cũng không thể bỏ qua một đặc sản vô cùng ngọt ngào đó chính là đường thốt nốt An Giang. Với vị ngọt thanh, không gắt lại tốt cho sức khỏe nên đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường trắng tinh luyện.
OVN - Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Tuy Phong năm 2024 (đợt 1).
OVN - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
OVN - “Vải thiều Lục Ngạn” của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) là một trong 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp T.Ư năm 2024 chấm điểm ngày 25/6.
OVN - Chiều 6-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố, trao chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố và triển khai Nghị quyết 88/2023/NQ-HĐND ngày 14-12-2023 của HĐND thành phố về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 329/2020/NQ-HĐND ngày 9-12-2020 về chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.
OVN - KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam trưng bày hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam đến với khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng
OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.