Quảng Ninh: Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp OCOP vượt bão dịch

OVN - Kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại là giải pháp mà ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành, để nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới.
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh lên các mặt đời sống, kinh tế xã hội trên khắp cả nước, trong đó có Quảng Ninh. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông thuỷ sản ở nhiều địa phương, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, có không ít các sản phẩm OCOP như cá song, hàu, ngao… bị tồn đọng do không thể tiêu thụ.

“Thị trường trong nước và xuất khẩu đình trệ khiến chuỗi tiêu thụ bị đứt gãy, sản xuất hạn chế, ảnh hưởng tới doanh nghiệp, người dân. Vì thế, khơi thông chuỗi tiêu thụ cùng giải pháp lâu dài là cách “tiếp sức” hiệu quả cho doanh nghiệp OCOP” - ông Trần Phong, Trưởng phòng Quản lý Công thương, Sở Công thương cho biết.

Trước thực trạng đó, ngành công thương, nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các địa phương đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, tích cực kết nối tiêu thụ nội địa, đa dạng hoá sản phẩm, tìm nguồn xuất khẩu… Nhờ cách làm đó, chỉ trong gần 1 tháng (từ 15/9 đến ngày 7/10), toàn tỉnh đã hỗ trợ tiêu thụ trên 3.200 tấn thủy sản các loại, đem lại nguồn thu gần 35 tỷ đồng cho các doanh nghiệp.


Để tiếp sức đưa sản phẩm OCOP vươn xa, tỉnh cũng tổ chức nhiều chương trình, hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Thành

Theo đại diện Hội nông dân tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua để tăng hiệu quả, thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất nông sản OCOP của nông dân, các cấp Hội đã đề nghị UBND cùng cấp bổ sung ngân sách và vận động từ cán bộ, hội viên nông dân đóng góp bổ sung Quỹ hỗ trợ nông dân. Đồng thời, chủ động tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ hội viên trong việc xây dựng logo, nhãn mác, bao bì sản phẩm OCOP.

Bên cạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn từ phía các ngành, địa phương, nhiều chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cũng đã chủ động đổi mới, không ngừng cải tiến quy trình, đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng. Trong đó chú trọng xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh và tính bền vững cho các sản phẩm.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, các sở, ngành trong tỉnh Quảng Ninh cũng thường xuyên tổ chức chấm điểm, đánh giá, xếp hạng sản phẩm; mạnh dạn loại bỏ những sản phẩm OCOP không đảm bảo tiêu chuẩn, kém chất lượng hoặc không có tiềm năng.

Bên cạnh đó, ngành công thương cũng thúc đẩy, vận động các doanh nghiệp tham gia vào chế biến sâu, tạo sản phẩm mới dễ tiêu thụ; cùng các địa phương kết nối thêm nguồn xuất khẩu; tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến... Không dừng lại ở đó, thời gian gần đây, sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được khống chế, đã có nhiều hoạt động XTTM được tổ chức.

Hiện Quảng Ninh có 29 trung tâm, điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã đẩy mạnh tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại và đưa gần 20 sản phẩm vào chuỗi siêu thị, các bếp ăn công ty than, điện, trường học, chuỗi các trung tâm mua sắm, cửa hàng thực phẩm sạch, an toàn... Để tiếp sức đưa sản phẩm OCOP vươn xa, tỉnh cũng tổ chức nhiều chương trình, hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ và quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP; triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khích lệ người dân, doanh nghiệp tham gia chương trình.

Tiêu biểu là Tuần tiêu thụ nông thuỷ sản Quảng Ninh ở Móng Cái, Hải Hà đầu tháng 10 vừa qua. Tại Móng Cái, chỉ trong 3 ngày, sự kiện đã thu hút hơn 8.000 lượt người tham gia, doanh thu bán hàng đạt 980 triệu đồng, trong đó khu gian hàng OCOP đạt 820 triệu đồng, hàng thủy sản đạt 160 triệu đồng. Sự kiện tại Hải Hà cũng thu hút trên 3.500 lượt người tham dự.

Với quy mô chủ yếu là các gian hàng OCOP, các sự kiện này thực sự đã tạo không khí sôi động, kết quả đáng khích lệ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP. Ông Nguyễn Kiên, Giám đốc Trung tâm xúc tiến và Phát triển Công thương chia sẻ: “Chúng tôi mong các hoạt động này không chỉ là "cầu nối" tiếp sức, hồi sinh doanh nghiệp OCOP mà còn giúp kích cầu, khôi phục sản xuất và gắn chuỗi sản xuất - tiêu thụ với kích cầu du lịch, dịch vụ từ nay tới cuối năm 2021”.

Qua các sự kiện này, nhiều sản phẩm OCOP được tiêu thụ mạnh như nước mắm Nam Hải (Uông Bí), bánh kẹo Tiên Yên, sữa tươi, mật ong, chè… mang lại doanh thu cho doanh nghiệp trung bình từ 50 - 80 triệu đồng/sự kiện. Với kết quả khả quan đó, nhiều sự kiện xúc tiến thiết thực khác sẽ tiếp tục được nối dài, như Tuần tiêu thụ nông thuỷ sản, tuần lễ hàng Việt ở Cẩm Phả, Ba Chẽ, Uông Bí cuối tháng 10 đầu tháng 11.

Đặc biệt, hội chợ OCOP quy mô khoảng 300 gian hàng sẽ được tổ chức tại TP Hạ Long vào ngày 26/11/2021. Cùng với đó, ngành Công thương tiếp tục triển khai các kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại nội tỉnh quý IV/2021. Việc liên tục có các cách làm, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sôi động các hoạt động xúc tiến thương mại trong tình hình mới sẽ là nền tảng để hồi phục sản xuất, kết nối chuỗi tiêu thụ, cung cầu.

Quảng Ninh hiện có 500 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, trong đó trên 230 sản phẩm đạt từ 3-5 sao với doanh số bán hàng hàng năm đạt từ 500-700 tỷ đồng. Các sản phẩm OCOP ngày càng được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn được người tiêu dùng đón nhận; cộng đồng các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP ngày càng phát triển. Chương trình OCOP được đánh giá góp phần tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ phát triển ngành du lịch, tạo dựng thương hiệu tỉnh Quảng Ninh.

Nguyễn Thành - Cường Vũ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

Tin khác

Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
OVN - Chiều 25/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với các đối tác Ấn Độ tại tỉnh Bình Định.
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, năm 2021, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đề án "Phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025" với các cơ chế hỗ trợ riêng của địa phương.
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vô Tranh là một trong những điểm sáng về xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Phú Lương với 4 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Kết quả này có được từ cả quá trình cố gắng của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn, cùng sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương.
Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
LNV – Với số vốn ban đầu 2,5 triệu đồng, chị Võ Thị Hoài (38 tuổi, Hà Tĩnh) đã mua máy xay thịt để mày mò chế biến thực phẩm, thành công làm ra sản phẩm giò me, nem chua đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Trong năm 2024, tỉnhBạc Liêu phấn đấu có thêm 20 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất, áp dụng quy trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động