Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.

Chuyển đổi tư duy

Sau 5 năm triển khai, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước đã có trên 10.800 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của trên 5.600 chủ thể OCOP; trong đó, có 37,9% là hợp tác xã, 24% là doanh nghiệp, 35,2% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương.

Riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay đã có trên 2.000 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (chiếm 18,8% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước), với 922 chủ thể OCOP; trong đó, bao gồm: 28,5% là doanh nghiệp, 18,9% là hợp tác xã và 52,4% là các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất gắn với kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch của các địa phương.

Trong 13 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Tháp có thành tựu nổi bật trong suốt quá trình phát triển sản phẩm OCOP. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, đến nay, toàn tỉnh có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 - 5 sao. Trong số đó, có 275 sản phẩm đạt 3 sao, 81 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao. Đặc biệt, 3 sản phẩm đang được đề nghị công nhận đạt hạng 5 sao. Cùng với những sản phẩm đã đạt được mục tiêu, hiện tại tỉnh Đồng Tháp có 212 sản phẩm đề nghị xét công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP; trong đó, có 63 sản phẩm đánh giá lại, 3 sản phẩm nâng hạng, 146 sản phẩm mới.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, thời gian qua, những sản phẩm OCOP của Đồng Tháp đã từng bước thâm nhập vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại để tiếp cận với người tiêu dùng. Ngoài ra, phong trào khởi nghiệp đã tạo ra sự lan tỏa cho sản phẩm OCOP, đưa những sản phẩm từ làng quê của Đồng Tháp đến với người tiêu dùng.

Để tạo điều kiện cho nông dân Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều chương trình kết nối nông dân để họ tự học hỏi lẫn nhau, từ đó thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp thay vì chỉ chú trọng làm ra sản phẩm mà vừa làm ra sản phẩm chất lượng vừa có thể đưa sản phẩm chất lượng này đến người tiêu dùng nhanh nhất, nhiều nhất.

Chị Nguyễn Bích Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hương Sen Đồng Tháp, cho biết Đồng Tháp có thế mạnh là cây sen nên chị đã quyết tâm chuyển đổi tư duy sản xuất, phát triển thế mạnh của địa phương đầu tư xây dựng các sản phẩm đạt OCOP để nâng tầm giá trị cây sen, góp phần gìn giữ văn hóa của quê hương, đồng thời tạo việc làm cho người dân địa phương.

Hiện nay công ty có 8 sản phẩm như trà sen, trà sen Dotha Lotus thượng hạng, trà tâm sen, trà hoa sen, trà lá sen túi lọc Dotha Lotus, bột sữa sen Dotha Lotus, sữa hạt sen Dotha Lotus đều được công nhận đạt OCOP 4 sao. Đáng lưu ý, sản phẩm trà sen Dotha Lotus thượng hạng và sữa hạt sen Dotha Lotus được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, công ty đang xây dựng 1 sản phẩm lên 5 sao.

Kết nối du lịch sinh thái

Với tính chất đặc thù của từng địa phương, sản phẩm OCOP đã gợi được sự tò mò trong lòng người tiêu dùng. Xuất phát từ việc này, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã có nhiều chiến lược liên kết OCOP với du lịch để tạo nên lợi thế kinh tế kép cho sản phẩm.

Ông Phạm Thiện Nghĩa cho biết, Đồng Tháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng và sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, lễ hội văn hóa gắn với hình ảnh du lịch địa phương để tạo điểm nhấn thu hút du khách. Các mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp hoạt động khá hiệu quả, đã giúp kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nông sản, tạo thêm việc làm ở nông thôn, đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân.

Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn tổ chức cho các hộ làm du lịch cộng đồng đi tham quan thực tế mô hình phát triển nông nghiệp bền vững tại một số địa phương trong nước để giúp có thêm kiến thức, trải nghiệm và quyết tâm làm du lịch nông nghiệp - nông thôn; mở lớp truyền cảm hứng khởi nghiệp, tập huấn kiến thức về phát triển du lịch gắn với các hoạt động nông nghiệp.

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

Đến nay, tỉnh Đồng Tháp có trên 150 điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đang khai thác phục vụ khách du lịch và hàng chục làng nghề, làng nghề truyền thống. Hiện nay đã có một số làng nghề gắn kết du lịch như: Làng nghề truyền thống dệt chiếu (huyện Lấp Vò), Làng nghề truyền thống trồng hoa kiểng (thành phố Sa Đéc), Làng nghề dệt choàng (huyện Hồng Ngự)...

Tại thành phố Cần Thơ, thành phố Cần Thơ cũng xem chương trình OCOP là một trong những chương trình kinh tế nông nghiệp, nông thôn lớn thể hiện rõ vai trò tích hợp đa giá trị trong ngành nông nghiệp. Hiện Cần Thơ có 92 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 - 4 sao.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ phát triển, thành phố đã đưa các sản phẩm này thâm nhập vào các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng... nhằm đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với khách du lịch.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm nhấn du lịch của thành phố Cần Thơ, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan. Do đó, thành phố Cần Thơ đã ra mắt điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP, đặt tại cơ sở hủ tiếu Nhà Bè (trên chợ nổi Cái Răng) với 10 chủ thể sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ tham gia kết nối. Cụ thể như trà mãng cầu Long Giang, trà mãng cầu Kim Nhiên, nước mắm cá sặc Tư Hon, trà thảo dược Hygie&Panacee, các sản phẩm chế biến từ đậu của Công ty TNHH MTV Ðinh Gia Foods, các sản phẩm bột đậu của cơ sở Thuận Hòa…

Theo bà Nguyễn Kim Nhiên, Giám đốc Công ty chế biến nông sản Trà mãng cầu Kim Nhiên, nếu bán sản phẩm OCOP ở cửa hàng siêu thị chỉ tiêu thụ trong phạm vi nhất định nhưng nếu sản phẩm bán ở các điểm du lịch sẽ có cơ hội đi khắp nơi trên mọi miền đất nước, thậm chí xuất khẩu. Khách du lịch sẽ đem sản phẩm OCOP đi xa hơn, có thể không mua tại thời điểm đi du lịch nhưng sau khi về sẽ kết nối thông tin để đặt hàng và có khi trở thành đại lý nhập sản phẩm về kinh doanh.

Hồng Nhung

Tin liên quan

Tin mới hơn

Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu
Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu
OVN – Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty cổ phần Sim rừng Phú Quốc – chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tại tỉnh Kiên Giang, đang tích cực tìm kiếm đối tác xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho biết đã nhận đề nghị từ Mỹ và châu Âu nhằm thu mua sim tươi từ vùng nguyên liệu của doanh nghiệp để chiết xuất làm thực phẩm chức năng.
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến
OVN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần DT Food (DTGROUP) đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt chuẩn OCOP như yến sào và rong nho ra quốc tế. Doanh nghiệp cũng có những đề xuất nhằm góp phần đảm bảo sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nhưng vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đối với ngành yến.
Nghệ Việt Nam trước tiềm năng hội nhập, chuyên gia và người trong nghề nói gì?
Nghệ Việt Nam trước tiềm năng hội nhập, chuyên gia và người trong nghề nói gì?
OVN - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng
Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng
OVN – Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Đếm ngược trước khi EUDR có hiệu lực, đâu là trọng tâm doanh nghiệp cần chú ý?
Đếm ngược trước khi EUDR có hiệu lực, đâu là trọng tâm doanh nghiệp cần chú ý?
OVN - Từ ngày 29/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê, cacao, gỗ, dầu cọ,... sang thị trường này phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến đất rừng bị suy thoái sau ngày 31/12/2020. Quy định sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến các ngành chức năng cũng như chuyên gia đang khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ truy xuất, thủ tục giải trình.
Chư Sê ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
Chư Sê ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, huyện Chư Sê ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm đặc trưng, nhất là nông sản chủ lực của địa phương thành sản phẩm OCOP.

Tin khác

Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
OVN - Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), được hình thành từ thế kỷ XVII và được coi là một trong "tứ nghệ" tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Trải qua hơn 400 năm, dù gặp nhiều biến động lịch sử - xã hội, con cháu làng Ngũ Xã vẫn kiên trì gìn giữ, phát huy nghề tổ và phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống.
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
OVN - Với mục tiêu khai thác tiềm năng bản địa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và tạo động lực cho các sản phẩm nông sản chủ lực vươn ra thị trường quốc tế.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
OVN - Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các doanh nghiệp Bình Định chủ động tiếp cận đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
OVN - Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Huyện Bàu Bàng: Có 35 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
Huyện Bàu Bàng: Có 35 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Trong thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng của địa phương
Đà Nẵng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua livestream
Đà Nẵng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua livestream
OVN - Nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và khuyến khích quảng bá sản phẩm OCOP qua livestream, Sở Công Thương TP Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội quảng bá sản phẩm Đà Nẵng 2024”.
Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia
Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia
OVN - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Cà Mau: Số hoá để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Số hoá để sản phẩm OCOP vươn xa
LNV - Trên cơ sở nhìn nhận những khó khăn trong thực tiễn phát triển sản phẩm OCOP, Cà Mau xác định cần chú trọng hơn giải pháp phối hợp, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhằm để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững.
Tin mới Đọc nhiều
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

10:36
“Hậu Giang trong tôi” – Hồn quê đọng lại giữa dòng chảy thay đổi

“Hậu Giang trong tôi” – Hồn quê đọng lại giữa dòng chảy thay đổi

08:49
Bến Tre: Sầu riêng Việt Nam vượt sóng thị trường – Chia sẻ từ chủ thể OCOP 5 sao

Bến Tre: Sầu riêng Việt Nam vượt sóng thị trường – Chia sẻ từ chủ thể OCOP 5 sao

08:48
75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Trung Đông Âu: Cơ hội tăng cường hợp tác, phát triển

75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Trung Đông Âu: Cơ hội tăng cường hợp tác, phát triển

10:02
Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê mong người làm nghề giữ vững “cái tâm” giữa cơn bão giá

Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê mong người làm nghề giữ vững “cái tâm” giữa cơn bão giá

10:27
Cà Mau: Gặp chủ thể OCOP được đề xuất danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” với nghề làm tôm khô

Cà Mau: Gặp chủ thể OCOP được đề xuất danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” với nghề làm tôm khô

10:26
Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương

Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương

09:51
Khánh Hòa: Yến Sào Hoàng Kim nhận chứng nhận OCOP 4 sao

Khánh Hòa: Yến Sào Hoàng Kim nhận chứng nhận OCOP 4 sao

09:49
Dalat Newfarm: Từ tâm huyết phục vụ người Việt đến khát vọng vươn tầm thế giới

Dalat Newfarm: Từ tâm huyết phục vụ người Việt đến khát vọng vươn tầm thế giới

19:08
Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu

Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu

19:08
Sản phẩm OCOP 4 sao “Miến dong xưa” - thương hiệu đậm truyền thống

Sản phẩm OCOP 4 sao “Miến dong xưa” - thương hiệu đậm truyền thống

09:05
Thái Nguyên hơn 300 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP

Thái Nguyên hơn 300 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP

11:12
Dẻo thơm bánh lá răng bừa Quý Hương xã Hà Ngọc - Doanh nghiệp và Tiếp thị

Dẻo thơm bánh lá răng bừa Quý Hương xã Hà Ngọc - Doanh nghiệp và Tiếp thị

11:08
Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

09:49
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến

Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến

11:37
Giao diện di động