Hà Giang: Nhiều sản phẩm đặc trưng ở Bắc Mê chưa tìm được hướng đi
10:00 | 01/11/2021
OVN - Chương trình OCOP được xem là “cánh cửa” mở đối với lĩnh vực nông nghiệp của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Tuy được đánh giá là huyện có tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, song cũng còn không ít những khó khăn, rào cản khi triển khai thực hiện chương trình này; cần có những giải pháp manh tính đột phá mới đạt được mục tiêu đề ra.
Vùng trồng nguyên liệu đậu tương tại xã Đường Hồng.
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế như doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế phân tích, để sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu địa phương phát triển thì mô hình HTX được coi là phù hợp nhất vì nó không giới hạn số lượng thành viên tham gia sản xuất; có thể tạo ra liên kết giữa các hộ đến liên kết vùng, là một trong những chủ thể mà OCOP hướng tới. Tuy nhiên, vai trò của HTX chưa phát huy hiệu quả trong các chương trình KT - XH nói chung, chương trình OCOP nói riêng. Năm 2021, huyện Bắc Mê có 24 sản phẩm đủ điệu kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Các sản phẩm thuộc ngành thực phẩm như: Viên Cà gai leo; tinh chất mầm đậu nành nguyên sơ; viên nang tinh bột nghệ mật ong; viên nang tinh bột nghệ tam thất mật ong; bột nghệ vàng nguyên chất; bột nghệ đen nguyên chất; dầu lạc nguyên chất; dầu đậu nành; dầu vừng; viên Hà thủ ô; măng khô; thịt chân giò lợn đen muối tiêu; bò một nắng, gà Ri muối; cá sông Gâm sấy; chè Xanh Bắc Mê…
Trong tổng số 24 sản phẩm được tư vấn, kết quả sản phẩm được tư vấn hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng cấp huyện 12 sản phẩm. Sản phẩm đăng ký thi nâng hạng gồm: 2 sản phẩm của 2 chủ thể (Gia vị tinh dầu hồi của HTX khởi nghiệp Thành Công và tinh bột nghệ vàng của HTX dịch vụ tổng hợp Nông lâm nghiệp Ngọc Sơn). Qua đánh giá, nhận thấy các chủ thể chưa đáp ứng yêu cầu nâng sao do không có tài liệu bổ sung để minh chứng cụ thể. Đối với số sản phẩm được đánh giá gồm có 12 sản phẩm tham gia; trong đó, có 5 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả; 6 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm; 1 sản phẩm thuộc ngành dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Số sản phẩm đạt từ 50 điểm trở lên: 10 sản phẩm đủ điều kiện dự thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Số sản phẩm không đủ điều kiện tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh là: 2 sản phẩm.
Hiện, nhiều sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện có chất lượng tốt nhưng lại gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ ngay tại thị trường trong tỉnh. Lý do căn bản được nhận định chính là yếu kém tại khâu kết nối cung - cầu; không mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm chưa đưa được vào các siêu thị; chưa mở rộng được vùng nguyên liệu; sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu; dây chuyền sản xuất không đáp ứng yêu cầu…
Theo đồng chí Lê Xuân Thủy, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Mê: Đến nay, một số sản phẩm của huyện đã và đang được xây dựng thương hiệu. Tham gia chương trình OCOP sẽ giúp phát triển các sản phẩm chủ lực. Tuy nhiên, khó khăn của địa phương hiện nay là các xã, thị trấn chưa tuyên truyền sâu rộng Chương trình OCOP đến các doanh nghiệp, HTX, cá nhân; chưa thực sự vào cuộc để phối hợp với Tổ tư vấn cấp huyện hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ trước khi gửi lên Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện. Từ đó dẫn đến nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương chưa tìm được hướng đi.
Để có những giải pháp mang tính đột phá trong thời gian tới, huyện Bắc Mê chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tất cả các cấp, ngành, các chủ thể kinh tế và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, chủ thể thực hiện chương trình; xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nguyên liệu và quản lý chất lượng sản phẩm. Chủ động cơ cấu lại sản phẩm, sản xuất các sản phẩm gắn với thị trường. Tập trung nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác phát hiện, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, đối với các mặt hàng đặc trưng, thế mạnh...
Bài, ảnh: Văn Quân
Tin mới hơn
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
Tin khác
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.