Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Với nguồn nguyên liệu tươi ngon ở địa phương, kết hợp với phương pháp chế biến truyền thống và công thức riêng biệt của mình, anh Nguyễn Hữu Duẫn (30 tuổi) đã khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất giò chả tại xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Trở về làm giàu trên quê hương

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất còn nhiều khó khăn ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), nơi người dân chủ yếu làm nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thị trường, anh Nguyễn Hữu Duẫn sớm đã muốn tìm kiếm ngành nghề có triển vọng để phát triển kinh tế. Vốn là người yêu thích công việc nấu ăn nên anh Duẫn từng sang Thái Lan làm việc với nghề chế biến giò chả.

Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và tài chính, năm 2018, anh quyết định trở về quê hương để mở cơ sở sản xuất của riêng mình. Tuy nhiên, ẩm thực có sự khác biệt ở các vùng miền nên khi trở về anh Nguyễn Hữu Duẫn tiếp tục đi học tập ở làng nghề giò chả truyền thống Ước Lễ (Hà Nội) để có thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, anh đã tự tìm cho mình một công thức riêng biệt, phù hợp với định hướng phát triển và nhu cầu của khách hàng hướng tới.

Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao
Giò chả Thành Duẫn phát triển mạnh từ khi được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Ban đầu, anh Nguyễn Hữu Duẫn khởi nghiệp với một cơ sở quy mô nhỏ, mỗi ngày sản xuất khoảng 10kg giò để bán ở chợ truyền thống. Từ năm 2020, anh Duẫn mới đầu tư máy móc, xây dựng nhà sản xuất để mở rộng quy mô, tăng sản lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều. Sau khi hoàn thiện quy trình sản xuất, anh Duẫn tập trung nhiều hơn vào xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Trong đó, việc đăng ký tham gia chương trình OCOP được xem là “cú hích” lớn để Giò chả Thành Duẫn khẳng định thương hiệu trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm Giò da Thành Duẫn được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.

“Tham gia chương trình OCOP là cơ hội lớn cho sản phẩm giò chả Thành Duẫn vươn ra thị thường. Chúng tôi có điều kiện để tham gia vào các chương trình, hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại để giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm. Với chứng nhận OCOP 3 sao, giò chả Thành Duẫn có thể thuận lợi tiến đến các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch... ở trong và ngoài tỉnh,” anh Nguyễn Hữu Duẫn chia sẻ.

Mạnh dạn đầu tư, nắm bắt cơ hội

Khi cơ sở được mọi người đón nhận, anh Nguyễn Hữu Duẫn đã mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng, thuê thêm 5-7 nhân công làm việc thường xuyên. Hiện tại, cơ sở Thành Duẫn đang sản xuất các sản phẩm bao gồm giò chả, giò lắt, giò bì... với giá bán 160.000-190.000 đồng/kg. Điểm khác biệt ở sản phẩm giò da Thành Duẩn là có hương thơm tự nhiên, mùi vị hài hòa, sử dụng được trong bữa ăn hàng ngày và cả trong mâm cỗ. Sản phẩm có chất lượng tốt bởi được chọn lọc kỹ lưỡng từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, đóng gói. Sản phẩm không sử dụng thêm phụ gia, chất bảo quản, thành phần có hại với sức khỏe.

Quy trình sản xuất giò chả Thành Duẫn luôn được chú trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy trình sản xuất giò chả Thành Duẫn luôn được chú trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chia sẻ về bí quyết tạo nên loại giò chả thơm ngon mà không cần dùng phụ gia, anh Nguyễn Hữu Duẫn cho biết: “Cơ sở chúng tôi áp dụng làm giò theo phương pháp thủ công truyền thống, đó là dùng thịt tươi mới ngay sau khi mổ. Mỗi ngày, cơ sở bắt đầu sản xuất từ 2h sáng đến 9h. Bì lợn được chọn từ bì của lưng lợn, đem luộc chín, cạo sạch lông với mỡ và đưa vào máy thái mỏng. Nguyên liệu đều lấy từ các lò mổ tin cậy nên sản phẩm luôn có chất lượng đồng đều. Giò Thành Duẫn được gói tay bằng lá chuối nên thành phẩm có mùi thơm khác biệt. Không những vậy, trong từng mỗi công đoạn đều được chăm chút để đảm bảo giò thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất.”

Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao

Anh Nguyễn Hữu Duẫn chia sẻ thêm, bên cạnh những thuận lợi thì hiện cơ sở cũng đang gặp khó khăn trong việc bảo quản sản phẩm, với hạn sử dụng 7 ngày thì việc mang đi các tỉnh thành xa cũng gặp một số hạn chế. Ngoài ra vì sản phẩm của chúng tôi hướng tới khách hàng phân khúc cao nên việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ sở sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng, mọi khâu sản xuất đều phải được kiểm soát cẩn thận, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.”

Mỗi tháng cơ sở giò chả Thành Duẫn cung cấp ra thị trường hơn 1,5 tấn thành phẩm mang đến nhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Huế... Sản lượng tăng rất nhiều lần so với lúc chưa tham gia vào chương trình OCOP. Đây là minh chứng cho thấy chương trình OCOP đã tạo nhiều cơ hội, thu hút những người trẻ đam mê khởi nghiệp, biến nông sản địa phương thành những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn./.

Hà Tĩnh hiện có 237 sản phẩm OCOP từ 3 sao, trong đó nhiều sản phẩm được sở hữu bởi những chủ thể là người trẻ. Từ những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều thanh niên Hà Tĩnh đã tự tin khởi nghiệp và xây dựng thương hiệu, xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP và được thị trường đón nhận. Định hướng phát triển của chương trình OCOP trong thời gian tới là đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và phát triển thị trường; xây dựng đội ngũ chủ thể OCOP đủ năng lực dẫn dắt người nông dân phát triển kinh tế, thay đổi tư duy phát triển; đẩy mạnh xúc tiến thương mại để người dân có cơ hội tìm kiếm bạn hàng, mở rộng quy mô sản xuất... Do vậy, vai trò của những chủ thể trẻ là rất quan trọng trong việc tạo động lực kết nối, phát triển sản phẩm mang bản sắc địa phương.
Thúy Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.

Tin khác

Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Nước mắm Ba Làng TH là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Ba Làng (Thanh Hoá). Với danh hiệu OCOP 4 sao – đánh giá cao về chất lượng, sản phẩm này không chỉ là nguồn cung ổn định cho thực phẩm Việt mà còn là đại diện cho sự đổi mới và phát triển trong ngành nông nghiệp, nông thôn.
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
OVN - Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025”, xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) đã quy hoạch và xây dựng vùng trồng ổi lê Đài Loan có diện tích 5 ha thuộc thôn Đanh Nội. Tại đây đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Đanh Nội và tổ chức sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm ổi lê trong mô hình được HTX nông sản sạch Đanh Nội xây dựng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Đặc biệt, năm 2023 sản phẩm ổi lê Đài Loan của địa phương được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), xếp hạng 3 sao.
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động