Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao

OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
3T Farm còn sản xuất các loại sản phẩm sản phẩm chế biến từ cam như detox cam, mứt cam, bột cam nguyên chất...
3T Farm còn sản xuất các loại sản phẩm sản phẩm chế biến từ cam như detox cam, mứt cam, bột cam nguyên chất...

Bước ra khỏi vùng an toàn

Chị Vũ Thị Lệ Thủy chia sẻ, quê gốc của chị ở Nam Định, từ năm 1989 là chị theo gia đình lên Cao Phong. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Tây Bắc thì chị đã đi dạy và làm thêm nhiều nghề để tăng thu nhập, giúp cải thiện cuộc sống gia đình. Đến cuối năm 2014, một bước ngoặt đã đến với chị khi quyết định lập nghiệp với cây cam. Là một người từ nhỏ đã gắn với đất cam, chị Thủy luôn thấu hiểu cho nỗi vất vả của người trồng cam cũng như sự thăng trầm của chính quả cam trên đất Cao Phong này.

Chị Thủy cho biết, nếu muốn sản phẩm cam Cao Phong có được chỗ đứng trên thị trường thì thì cần phải có một quy trình sản xuất an toàn, minh mạch, sản phẩm cần có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Khi đó, nói là làm, chị Thủy đã quyết định thay đổi phương thức canh tác từ truyền thống sang tiêu chuẩn VietGAP.

Dù sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP tốn nhiều công sức và chi phí nhưng giá ‘cam sạch’ khi đưa ra thị trường thì giá lại không cao hơn bao nhiêu so với giá bán của các loại cam đại trà khác.

Khi đó, chị Thủy cũng xác định, nếu muốn đi đường dài vẫn nên có bạn đồng hành. Chính vì thế vào tháng 8/2018, chị Thủy đã mạnh dạn vay vốn rồi thành lập HTX 3T Nông sản Cao Phong, vận động những hộ dân có cùng mục tiêu với mình tham gia liên kết sản xuất cam sạch. Giờ đây, HTX đã có 15 thành viên với 21ha đất trồng cam đang cho thu hoạch. Mỗi năm, HTX thu về được khoảng 400 tấn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cam cùng một số sản phẩm khác của HTX đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao và chứng nhận ISO 9001. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của 3T Farm tập trung ở các thành phố lớn và các hệ thống, cửa hàng phân phối thực phẩm sạch. HTX 3T Farm còn nằm trong 35 dự án trên tổng số 740 dự án của cả nước tham gia vào cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức bởi Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ VIệt Nam tổ chức.

Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao

Bên cạnh cam tươi thì 3T còn sản xuất các loại sản phẩm từ cam như detox cam, mứt cam, bột cam nguyên chất, trà đu đủ đực, trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc... Bên cạnh đó, HTX còn giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương nhũng như các đồng bào thiểu số, mức thu nhập trung bình 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Chị Thủy chia sẻ, ngay từ đầu mục tiêu của HTX chính là sản xuất gắn liền với bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, người lao động, cùng phát triển nền kinh tế xanh bền vững. Cũng theo chị Thủy, HTX luôn nhận thức được việc liên kết sản xuất sẽ giúp cho nông sản có giá trị cao hơn. Các thành viên trong HTX còn có phương châm “Vườn cam 3 tốt: tốt giống, tốt đất, tốt từ tâm”. Nhờ đó mà thương hiệu cam Cao Phương ngày càng xây dựng được chỗ đứng, một ngày nào đó sẽ đứng vững trên thị trường.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất cam an toàn

Sau khi thu hoạch thì cam tươi của HTX sẽ được đưa vào dây chuyền sơ chế trong đó có khâu sục rửa ozone, làm sạch và sấy khô rồi mới đưa vào đóng gói. Toàn bộ sản phẩm của HTX khi đưa ra thị trường đều có tem truy xuất nguồn gốc và đóng gói cẩn thận, ngoài ra còn có các thông tin liên quan đến HTX để giúp khách hàng có thêm niềm tin.

Bên cạnh đó, HTX còn đi đầu trong việc áp dụng nhật ký điện tử vào sản xuất và nhận được sự đồng tình ủng hộ của các thành viên. Vì việc áp dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất không phải việc làm đơn giản, do đó HTX cũng đã cử cán bộ đến các hộ gia đình để hỗ trợ. Nhờ đó mà từng hoạt động chăm sóc cây trồng của các hộ đều được cập nhật đầy đủ lên các phần mềm.

Theo chia sẻ của chỉ Thủy, điểm mạnh và khác biệt của HTX so với nhưng đơn vị khách đó chính là sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với các hộ sản xuất. Bên cạnh việc cập nhật nhật ký điện tử thì các hộ xã viên còn tham gia vào nhóm, mọi thông tin liên quan đến công việc hàng ngày đều được cập nhật vào trong đó.

Trước khi cam được xuất ra thị trường thì HTX còn sử dụng máy Brix để đo độ ngọt, hoạt động này giúp đảm bảo chất lượng của cam rồi phân loại chúng theo từng nhóm ngọt.

Ngoài ra, HTX còn tham gia vào khâu hướng dẫn các hộ xã viên kỹ thuật sản xuất, canh tác. HTX còn đứng ra bao tiêu đầu ra sản phẩm, hỗ trợ chi phí, tư vấn mua giống, vật tư nông nghiệp. Đối với những hộ nông dân trồng cam mới hoàn toàn sẽ được HTX hỗ trợ 60% giống. Trong quá trình trồng cam, HTX lựa chọn sử dụng phân vi sinh và các loại vật tư nông nghiệp có nguồn gốc hữu cơ, nhờ đó mà khi thu hoạch thì sản phẩm có được chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, được nhiều khách hàng tin tưởng. Nhờ những điều này mà giá thành sản phẩm luôn ổn định, giúp đảm bảo đời sống cho bà con xã viên.

HTX cũng luôn thực hiện xây dựng tốt kế hoạch để có thể giữ vững được mục tiêu đã được đề ra là “Giữ vững và nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong” hướng đến sản xuất an toàn. HTX còn định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến sản xuất an toàn. Theo định hướng này thì hiện tại khoảng diện tích trồng cam của HTX đã và đang thực hiện tốt việc bón phân trùn quế, phun và tưới nước bằng dịch trùn quế giúp tăng sức đề kháng cho cây, giúp tỉ lệ ra hoa, đậu quả ở cây cao.

HTX phát triển mô hình du lịch sinh thái kết hợp với tham quan vườn cam
HTX phát triển mô hình du lịch sinh thái kết hợp với tham quan vườn cam

Ngoài ra, các hộ xã viên còn sử dụng đậu tương, ngô, cá tươi rồi ủ với men vi sinh hữu cơ để tạo thành phân bón cho cây cam, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học. Toàn bộ các bể ủ phân trong các vườn cam của HTX đều có nắp đậy và phủ nilon lên tránh gây mùi. Toàn bộ các hộ nông dân trong HTX đều tuân thủ nội quy của HTX, không sử dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ được môi trường đất, môi trường nước.

Tuy có nhiều điều kiện, nhiều cơ hội nhưng HTX vẫn còn gặp không ít khó khăn như trình độ của các cán bộ quản lý chưa cao, trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, khả năng tài chính còn thấp chưa đủ để thu hút nhân tài, chưa trang bị được trang thiết bị máy móc hiện đại để có thể chế biến sản phẩm sâu hơn, chưa xây dựng được trụ sở làm việc riêng biệt, chưa có điểm bán và trưng bày sản phẩm.

Khai thác tiềm năng du lịch của địa phương góp phần ổn định đầu ra sản phẩm

Chỉ Thủy chia sẻ, hiện nay HTX đang phát triển mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái. Du khách đến nơi đây sẽ được tham quan, trải nghiệm văn hóa, tham quan nhà truyền thống, nghỉ ngơi tại nhà sàn truyền thống của người Mường, trải nghiệm ẩm thực sau khi tham quan vườn cam của HTX. Nhờ hoạt động này mà sản phẩm OCOP của HTX được nhiều người biết đến hơn nhờ du khách mua quà về làm kỷ niệm.

Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà ngoài HTX tăng được nguồn thu mà cách thành viên trong HTX cũng như người dân có thêm nhiều công ăn việc làm ơn. Người dân ở đây có thêm thu nhập nhờ vào việc bán nông sản, dịch vụ lưu trú, hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, HTX cũng tổ chức thêm nhiều lớp đào tạo giúp người dân nâng cao kỹ năng, giúp họ cải thiện kỹ năng giao tiếp và phục vụ du lịch.

Để thu hút du khách đến với địa phương thì HTX cũng liên kết với một số hộ dân bản địa cung cấp các loại nông sản an toàn, xây dựng nhiều thức đơn mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc địa phương. Nhờ đó mà HTX đã góp phần giúp phát huy được việc khai tách, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đồng giờ giúp người dân tăng thêm nguồn thu.

Để có thể giữ vững được thương hiệu cam Cao Phong nói chung và mở rộng thị trường cho HTX, nâng cao chất lượng sản phẩm thì trong thời gian tới HTX sẽ liên kết với trường Đại học Bách khoa Hà Nội để triển khai lắp đặt chuỗi dây chuyền sơ chế sản phẩm. Trong 5 năm tới, HTX hướng đến mục tiêu có 5ha trồng cam được cấp chứng nhận hữu cơ.

Nhờ quy trình sản xuất đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn VietGAP, chấp hành nghiêm túc nội quy được HTX đề ra mà sản phẩm của HTX khi ra ngoài thị trường thì nhận được nhiều yêu thích và phản hồi tích cực của khách hàng. Ngoài ra, mẫu mã sản phẩm đẹp, hương vị đậm đà, chất lượng sản phẩm tốt, anh toàn với người tiêu dùng. Giờ đây, sản phẩm cam của HTX đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, TP.HCM.

Minh Hà

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Tin khác

Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động